Tài liệu: Sông Amazones huyền bí

Tài liệu
Sông Amazones huyền bí

Nội dung

Sông Amazones huyền bí

Để ngắm cảnh sắc tráng lệ xanh tươi trên một vùng rộng lớn, ta phải bay trên bầu trời đỏ mới thấy một cách trọn vẹn

Sông Amazones kéo dài 6.56km, chỉ kém sông Nil (6.648km) và đứng thứ nhì thế giới, lưu vực sông Amazones có rừng nhiệt đới, diện tích lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60.000.000km2, vượt qua 9 quốc gia. Nó là dòng máu của rừng nhiệt đới mênh mông, là con sông khổng lồ và có rất nhiều chi nhánh. Hai sông này chứa 75% nước sông toàn thế giới!

Trong rừng nhiệt đới mênh mông này, có hơn 100 giống thực vật và động vật, là viện bảo tàng di sản “gien thế giới”. Dù mỗi giống trong mỗi khu vực tuy nhỏ, nhưng tính đa dạng của từng giống loại cũng dễ thấy, chỉ trong một khoảnh rừng cỡ 10km2, có tới 1.500 loại thực vật hiển hoa, 750 giống đại thụ, 125 động vật có vú, 400 giống chim, vô số côn trùng và những động vật không xương sống khác. Nhiều giống còn chưa ghi chép và giám định, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán số lượng và tính đa dạng của nguồn sinh vật tự nhiên.

Sông Amazones và nhánh của nó có trên 2.000 giống cá, rất nhiều động vật có vú và loài bò sát hiếm có như trâu Amazones, cá heo sông Pin, rái cá lớn và cá sấu môi rộng mắt kính. Tính đa dạng của cá rất đặc biệt, các giống tương cận của cá cọp bụng đỏ (một động vật ăn thịt nhút nhát, nhưng tham lam, đi từng đàn hàng trăm con, vẫn lấy hạt và quả cây bên bờ rụng xuống làm cái ăn. Cá Arowana, có con đến 1 mét, nó có thể vọt lên mặt nước bắt ruồi bọ bám trên cành la đà mặt nước.

Những năm gần đây, sự đốn chặt rừng tăng tốc kinh khủng, cứ mỗi tiếng đồng hồ, rừng bị phá đến 4km2, làm cây không kịp hồi phục! Sự phá hoại đối với hệ sinh thái, đã gây bao biến đổi, ảnh hưởng khắp thế giới, đe dọa sự sinh tồn của động vật hoang dại, đe dọa cách sinh hoạt của thổ dân Da Đỏ Mỹ châu, mấy thế kỷ nay họ vẫn sống trong rừng và còn đe dọa sức khỏe của con cháu đời sau, khiến chúng không còn dịp khám phá bí ẩn trong rừng.

Bộ lạc Da Đỏ Mỹ châu bản xứ và rừng, đã sống hài hòa với nhau từ xa xưa. Chính phủ Colombia xác nhận họ là người coi sóc rừng tốt nhất, là tia hy vọng cuối cùng để bảo tồn rừng. Năm 1989 công viên quốc gia Chiripiguite, rộng 10.000km2 được chỉ định, cấm kẻ phá rừng sống ngoài khu vực để lại quyền trông nom cho người Da Đỏ. Dù công viên diện tích rất lớn nhưng chỉ chiếm 0,17% tổng diện tích rừng. Tập quán lâu đời của người Da Đỏ là dọn một khu canh tác, gọi là “Chagra” hoặc “vườn hoa rừng”, rồi trồng ti lan, hồ tiêu, xoài và các hoa màu khác. Sau một thời gian ngắn thu hoạch dồi dào, bộ lạc bỏ đi rồi lại dọn một Chagra khác để chỗ cũ khôi phục cảnh rừng tự nhiên. Có khi rừng bị thiêu rụi mà không cần phải có bàn tay khai quang của thổ dân, cần phải 40 năm mới có thể khôi phục thế rừng tự nhiên, nên phải nghiêm cấm người ngoài tới phá rừng, đốn cây vì phải tới 200 năm, Chagra vẫn không thể trở lại nguyên trạng như cũ!!

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423806718677500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Song-Amazone...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận