PHẦN I
KHAI SINH SỰ CHÚ Ý
“Hỡi các binh sĩ, bốn mươi thế kỷ hạ cố các anh”
NAPOLEON BONAPARTE
Năm 1798, Napoleon Bonaparte, lúc đó là một vị tướng hai mươi chín tuổi của cách mạng Pháp, chỉ huy một đội quân đến Ai Cập với mục đích chiến lược tối hậu là tìm cho được một con đường để đến với sự giàu có của Ấn Độ, đang chịu sự kiểm soát của người Anh. Đây là một tham vọng ắt dẫn đến thất bại. Tiếp sau chiến thắng ở vịnh Abuqir, chỉ một tháng sau, 4.000 binh sĩ của đạo quân Pháp hùng mạnh bị hải quân Anh bao vây cắt đứt mọi liên lạc với tổ quốc trong ba năm đầy gian lao đày ải.
Tuy nhiên, không giống cuộc mạo hiểm quân sự thông thường, đội quân của Napoleon có một ủy ban các nhà khoa học và nghệ sĩ, và họ đã tranh thủ tình hình này. Các thành viên của ủy ban khoa học bắt đầu thám hiểm, đo đạc, vẽ và mô tả mọi vật trên đường đi. Đi ngược dòng nước, đấu tranh với bệnh tật và sự chặn đánh của dân bản xứ, họ đã khám phá hết điều kỳ lạ này đến điều kỳ lạ khác, tràn ngập một dãy những di tích, tượng - và điều bí ẩn. Vào thời kỳ trước khi Champollion giải đoán những chữ viết tượng hình, chỉ có những người viễn hành bằng đường biển mới có thể giải thích hay hiểu được; do đó, những người thuộc ủy ban khoa học của Napoleon chỉ biết chút ít về những gì họ đã thấy được.
Cuối cùng người Pháp phải đầu hàng vào năm 1801, và các học giả có thể trở về nhà. Hai mươi bảy năm sau, tiếp theo sự đăng quang và sụp đổ của Bonaparte, những trang cuối của bản báo cáo đồ sộ của họ lọt ra báo chí. Quyển La Description de lÉgypte (Mô tả Ai Cập) tiêu biểu cho ba mươi năm gắng sức và háo hức mong đợi: Họ chuẩn bị bản khắc kẽm này đến bản khắc kẽm khác với những hình vẽ chính xác, sơ đồ chi tiết và chú thích súc tích, minh họa những kỳ quan của sông Nile cổ đại vốn đã được những người tham gia cuộc mạo hiểm Ai Cập của Napoleon loan báo ra ngoài trước đó rất lâu.
Với cuộc viễn chinh của Napoleon, tia sáng của sự tò mò phục hưng rất mạnh và thật sự phấn khích; sự xuất hiện của quyển sách “Mô tả Ai Cập" đã thổi bùng ngọn lửa đam mê khám phá Ai Cập. Trong mười năm, những ngọn lửa này bùng lên ngoài tầm kiểm soát khi những người thám hiểm phiêu lưu đã “kế nghiệp” các nhà bác học và sự nghiên cứu nghiêm túc bị thay thế bởi sự cướp bóc điên cuồng và sự mất mát không hàn gắn được.
Quách bằng thạch cao tuyết hoa của vua Sethos I do Belzoni khai quật ở thung lũng các vị vua (trang 20), trưng bày tại “Nhà những kỳ lạ về kiến trúc”ở Luân Đôn của Ngài John Soane.