Trước hết để xây dựng chương trình đào tạo phải xem xét phân tích người lao động thấy được họ thiếu kỹ năng gì tiến hành chương trình bù đắp cho phù hợp, đồng thời căn cứ vào chi phí dành cho đào tạo để chọn phương pháp hợp lý
Đào tạo trong công việc
Là phương phápđào tạo trực tiếp tại nơi làm việc học viên sẽ học được kiến thức kỹ năng cần thiết thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Bằng sự giới thiệu, giải thích, chỉ dẫn từng bước về cách quan sát trao đổi học hỏi cho tới khi thành thạo và có thể độc lập thực hiện tốt công việc của mình
Phương pháp này được thực hiện để đào tạo kỹ năng cho cả công nhân sản xuất và cán bộ quản lý
- Đào tạo theo kiểu học nghề
Là sự trao đổi trực tiếp giữa người dạy và học viên về lý thuyết và thực hành trong một thời gian dài. Thời gian đầu là chương trình đào tạo về lý thuyết sau khi nắm vững được lý thuyết các học viên sẽ được đưa tới các xưởng thực hành và thực hiện các công việc thuộc nghề cho tới khi thành thạo
- Kèm cặp và chỉ bảo
Áp dụng đào tạo cho tất cả cán bộ công nhân viên nhưng đặc biệt là cho cán bộ quản lý, giám sát học các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và có thể phát triển cao hơn trong thời gian tới thông qua kèm cặp chỉ bảo bởi người lãnh đạo trực tiếp một cố vấn hoặc những người quản lý có kinh nghiệm hơn
- Luân chuyển và thuyên chuyển công tác
Bố trí để người lao động tiếp xúc với nhiều công việc nhằm cung cấp cho họ những kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp họ thực hiện những công việc cao hơn mà tổ chức giao phó
Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, học nghề thường áp dụng để dạy kỹ năng cho công nhân sản xuất, 1 số ít cho công việc quản lý, phương pháp kèm cặp chỉ bảo, luân chuyển công việc chủ yếu áp dụng đối với lao động quản lý và nhân viên giám sát
+ Ưđ chung của đào tạo trong công việc:
- Không đòi hỏi một thiết bị không gian đặc thù cho học tập
- Bố trí hợp lý vừa học vừa làm nâng cao kỹ năng đồng thời vẫn có thu nhập
- Học viên được tiếp cận với những công việc thiết thực sau này
- Tạo điều kiện cho có cơ hội làm cùng đồng nghiệp sau này
+ Nđ chung của đào tạo trong công việc:
- Trang bị kiến thức không đi theo một trình tự hệ thống
- Có thể lây lan 1 số thao tác kỹ năng kinh nghiệm không tiên tiến
Đào tạo ngoài công việc
Là phương pháp đào tạo mà trong quá trình học tập người lao động tách rời khỏi nơi làm việc
(Theo trang 165 chương IX giáo trình QTNL
của THS.Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân)
- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
- Hệ thống chương trình đào tạo gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Lý thuyết được giảng dạy bởi các kỹ sư cán bộ phụ trách, sau khi kết thúc giai đoạn này học viên sẽ được đưa xuống xưởng thực hành, phần thực hành do kỹ sư, công nhân lành nghề có kinh nghiệm hướng dẫn
- Cử đi học ở các trường chính quy
Hiện nay số lượng các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề của Bộ Giáo Dục và các Ngành mở ra ngày càng nhiều. Nếu doanh nghiệp không thể đào tạo người lao động của mình ở trong chính doanh nghiệp thì có thể gửi họ tới các trường để học tập, với lao động là công nhân có thể cử đi học ở các trường dạy nghề, với các cán bộ quản lý có thể cử đi học tiếp ở các trường quản lý, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức nhưng chi phí đào tạo của doanh nghiệp sẽ cao
Vì vậy với chương trình đào tạo này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ kết quả thu được với tương quan chi phí và thời gian bỏ ra đặc biệt là lựa chọn đúng người đi đào tạo. Đặc biệt với người lao động là cán bộ quản lý thì công ty cần xem xét kỹ lưỡng vì việc đào tạo này ảnh hưởng rất lớn tới cơ hội thăng tiến sau này của mỗi cá nhân nó cũng có thể tạo ra hoặc kìm hãm động lực của người lao động và thể hiện sự quan tâm cũng như công bằng với tất cả cán bộ công nhân viên
Các bài giảng, hội nghị, hội thảo
Học viên sẽ thảo luận về các kiến thức kỹ năng theo chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm trong các buổi hội thảo do doanh nghiệp hoặc liên kết với các tổ chức khác tổ chức
Người lãnh đạo nhóm thường là các chuyên gia, cán bộ quản lý, những kỹ sư có chuyên môn cao, những người thợ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề…họ là những người thành thạo chuyên môn cũng như có khả năng thuyết trình trước đông đảo quần chúng
- Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính
Chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm, khi học người lao động mở chương trình ra chạy, sau đó thực hiện theo hướng dẫn của các phần mềm hướng dẫn đã cài đặt sẵn. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển cùng với nó là sự bùng nổ của cuộc sống số do đó các hình thức học qua máy ngày càng phổ biến và hiệu quả.
Cách học này tiết kiệm được thời gian cũng như không cần bố trí không gian học, người học có thể chủ động sắp xếp lịch trình học mà không phải phụ thuộc vào người giảng dạy
- Đào tạo theo phương thức từ xa
Không có sự trao đổi trực tiếp giữa người dạy và người học tại cùng một địa điểm và thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Phương thức trung gian này là cầu nối giữa người dạy v 24; người học dù giữa họ có sự khác biệt về khoảng cách thời gian hay địa lý. Hình thức này làm cho học viên trở nên chủ động hơn không bị lệ thuộc vào một mốc thời gian cố định
Các phương tiện này ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức bản cứng, bản mềm, băng hình, băng tiếng…
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Có thể dàn dựng bài tập tình huống, diễn kịch trò chơi quản lý… giúp họ tập đối mặt với các tình huống thực tế sẽ xảy ra trong công việc của mình. Nó giống như một phòng thí nghiệm thực hành lý hoá của sinh viên. Ở đây người lao động sẽ được tập dược cho quen dần với môi trường làm việc sau này
- Mô hình hoá hành vi
Hành vi trong những tình huống đặc biệt được sắp xếp, mô tả, thiết kế như một vở kịch có sẵn để học viên tập diễn đạt xử lý. Các hành vi sẽ được tập dược cho tới khi thành thạo nhuần nhuyễn
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ
Thường dùng để đào tạo kỹ năng cho người quản lý họ được nhận các tài liệu, bản báo cáo và có trách nhiệm xử lý nhanh chóng đúng cách. Với hình thức đào tạo này học viên cần tập cho mình thuần thục nhiều kỹ năng như kỹ năng soạn thảo, khả năng ghi nhớ và khả năng ra quyết định kịp thời nhanh chóng
Ưu điểm chung của đào tạo ngoài công việc:
-Học viên được trang bị đầy đủ logic hệ thống kiến thức từ lý thuyết tới thực hành
-Không can thiệp tới việc thực hiện công việc của người khác
-Học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết tình huống giống thực tế
-Cơ hội học tập mở rộng, thời gian linh hoạt, nội dung kiến thức đa dạng
-Người học tự chủ đ̕ 7;ng trong bố trí kế hoạch học tập của bản thân
Nhược điểm chung của đào tạo ngoài công việc:
-Khá tốn kém chi phí và thời gian, yêu cầu trang thiết bị phương tiện riêng phục vụ học tập
- Phương pháp hội nghị không thể tổ chức được trong phạm vi rộng, phương pháp đào tạo từ xa không có sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên, khi gặp thắc mắc học viên không có người hướng dẫn
- Đặc biệt với hai hình thức đào tạo theo chương trình hoá của máy tính và đào tạo theo phương thức từ xa đòi hỏi học viên phải sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật tiên tiến như máy tính, internet…và khả năng tự học tự ý thức cao