Tài liệu: Sao hải vương

Tài liệu
Wikipedia

Tóm tắt nội dung

-
Sao hải vương

Nội dung

Sao Hải Vương hay Hải Vương Tinh hay Hải Tinh là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh có khối lượng lớn thứ ba trong Thái Dương Hệ. Sao Hải Vương còn là hành tinh xa Mặt Trời nhất. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Neptune, vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này; vị thần tương đương trong thần thoại Hy Lạp là Poseidon (Ποσειδώνας). Tên tiếng Việt của hành tinh này được dựa trên tên gọi Neptune, viết theo chữ Nho là 海王星 (Hải Vương tinh), có nghĩa là "ngôi sao của vị vua của biển cả".

Sự khám phá của hành tinh

Sao Hải Vương được quan sát lần đầu tiên bởi Galileo Galilei vào đầu thế kỷ 17, khi hành tinh này xuất hiện ở gần Sao Mộc. Nhưng ông cho đó là một ngôi sao, nên sự khám phá của hành tinh này không được công nhận cho ông. Vào năm 1821 Alexis Bouvard, trong khi xuất bản các bảng về quỹ đạo của Sao Thiên Vương, đã nhận thấy có một sự trệch mà chỉ có thể gây ra bởi một hành tinh khác chưa tìm thấy. Vào năm 1843 John Couch Adams và vào năm 1846 Urbain Le Verrier đã tính được quỹ đạo mà hành tinh giả định này phải vạch ra chung quanh Mặt Trời. Cuối cùng, vào ngày 23 tháng 9 1846 Heinrich d'Arrest đã tìm thấy Sao Hải Vương ở gần nơi mà Adams và Le Verrier đã từng nói trước rằng nó phải ở đó.

Đặc điểm của hành tinh

Sao Hải Vương là loại hành tinh có cấu tạo là các chất khí ở thể lỏng như Sao Thiên Vương. Các nhà khoa học nghĩ rằng Sao Hải Vương có một lõi bằng đá và kim loại, ở trên là một hỗn hợp gồm đá, nước, mêtan (CH4) và ammonia (NH3). Các phần tử chính của khí quyển, nhất là tại trên cao, là khinh khí (H2) và hêli (He) nhưng càng xuống sâu thì tỉ lệ các chất khí khác tăng lên và không khí dần dần đặc lên cho đến khi thành thể lỏng tại bề mặt.

Khác hẳn với Sao Thiên Vương, các hiện tượng trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương rõ hơn rất nhiều – gió trên Sao Hải Vương có thể đạt đến 2000 km/h. Trong khi Sao Mộc có Đốm Đỏ Lớn (tồn tại hơn 300 năm qua) và Sao Thổ có Đốm Trắng Lớn (tồn tại trong 4 năm), Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xẩy ra thường xuyên và được đặt tên là Đốm Đen Lớn.

Sao Hải Vương nhận được rất ít năng lượng của Mặt Trời vì có một quỹ đạo quá xa – nhiệt độ trung bình trên bề mặt là -218°C – tuy nhiên Sao Hải Vương vẫn còn tỏa ra nhiệt. Các nhà khoa học cho rằng đây là nhiệt còn dư lại từ thời sơ sinh của hành tinh này. Họ cũng nghĩ đây là động cơ tạo ra các luồng gió 2000 km/h.

Thời tiết

Lawrence Sromovsky, một chuyên gia hàng đầu về bầu khí quyển của sao Hải Vương cho rằng trên Hải Vương thời tiết thay đổi theo 4 mùa, với độ dài thời gian mỗi mùa khoảng 40 năm

Từ trường

Từ trường Sao Hải Vương có các đường sức chéo, đâm xiên theo các góc khác nhau, thường dao động trong khoảng 45 đến 60 độ so với cực địa lí[1]. Trái Đất thì có các đường sức lệch với cực địa lí 11 độ.

Vòng đai

Bài chi tiết: Vành đai Sao Hải Vương

Sao Hải Vương có một vòng đai rất mờ. Các cuộc quan sát những ngôi sao bị che bởi Sao Hải Vương (khi hành tinh này di chuyển đến phía trước chúng) trong thập niên 1980 đều cho thấy các ngôi sao này nhấp nháy trước khi bị che hoàn toàn bởi hành tinh. Sang đến năm 1989 thì Voyager 2 đã xác nhận sự hiện diện của các vòng đai của Sao Hải Vương.

Vệ tinh

Bài chi tiết: Vệ tinh tự nhiên của Sao Hải Vương

Sao Hải Vương hiện có 13 vệ tinh. Vệ tinh lớn nhất cho đến nay là Triton, được phát hiện bởi William Lassell chỉ 17 ngày sau khi Sao Hải Vương được phát hiện. Nhưng phải mất đến một trăm năm sau, Nereid, vệ tinh thứ hai mới được phát hiện.

Triton có khối lượng để đạt đến trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh, và sẽ là một hành tinh lùn nếu nó xoay quanh Mặt Trời. Triton có quỹ đạo rất khác thường vì có hình tròn nhưng lại chuyển động nghịch hành và nghiêng. Phía trong Triton là 6 vệ tinh đều, tất cả đều có quỹ đạo cùng hướng mà không quá nghiêng so với mặt phẳng xích đạo của hành tinh. Một số chúng có quỹ đạo nằm trong vành đai Sao Hải Vương.

Sao Hải Vương cũng có 6 vệ tinh dị hình ở vòng ngoài, bao gồm Nereid, có quỹ đạo nằm rấr xa so với Sao Hải Vương, có độ nghiêng quỹ đạo lớn, là tập hợp giữa các vệ tinh thuận hành và nghịch hành. Hai vệ tinh tự nhiên được phát hiện năm 2002 và 2003, Psamathe và Neso, có quỹ đạo lớn nhất trong số các vệ tinh tự nhiên trong Hệ Mặt Trời được phát hiện cho đến nay. Chúng mất 25 năm để hoàn thành quỹ đạo của mình, gấp 125 lần khoảng cách Mặt Trăng tới Trái Đất. Sao Thiên Vương có quyển Hill lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, điều nay cho phép nó có thể kiểm soát các vệ tinh xa xôi như vậy.

Các vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương được đặt tên theo các nhân vật sống dưới nước trong thần thoại Hy Lạp và La Mã.

Quá trình thám hiểm

Cho đến nay (2005), chỉ có phi thuyền Voyager 2 bay ngang Sao Hải Vương vào tháng 8 1989 [1]. Hai tàu này đã ghi nhận những luồng gió cực mạnh trên sao Hải Vương, các mạch nước nóng trên mặt trăng Triton của sao Hải Vương




Nguồn: voer.edu.vn/m/sao-hai-vuong/b956b8af


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận