Vận động
Tạo dáng, tư thế , tạo hình
Giao tiếp, biểu lộ cảm xúc, chữ viết, ngôn ngữ
Tham gia và điều hoà các hoạt động chức năng các cơ quan
Sinh nhiệt, sinh công
Hưng phấn: Đáp ứng khi có kích thích
Dẫn truyền
Co thắt
Giãn, kéo dài
Đàn hồi
Phân loại
Theo cấu trúc: Cơ vân, cơ trơn
Theo vị trí, chức năng: Cơ xương, cơ tạng, cơ tim
Theo kiểu tác dụng và cơ chế điều hoà: Cơ tuỳ ý, không tuỳ ý
Theo kiểu chuyển hóa: Sợi cơ trắng (sợi nhanh), cơ đỏ(sợi chậm)
Mỗi cơ có bụng cơ nằm giữa các đầu bám bằng gân. Mỗi cơ được bọc bởi màng ngoài cơ gồm nhiều bó sợi cơ. Các bó sợi cơ được bọc ngoài bởi chu cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ). Các sợi cơ được bọc bởi màng nội cơ.
Mỗi sợi cơ có đường kính 10 – 100 μm và có thể dài tới 20 cm. Màng sợi cơ (sarcolemma)có nhiều kênh Na+ đóng mở do chất gắn. Trên màng có những phần lõm vào trong tạo ống ngang. Màng ống ngang sát với màng hệ thống lưới nội bào (các bể chứa tận cùng) có nhiều kênh Ca2+.
Bào tương (cơ tương) có nhiều nhân, ty thể, lysosom, không bào chứa lipid, các hạt glycogen, hệ enzym phân giải glycogen, creatin phosphat, acid amin. Myoglobin là chất gắn với oxy, giống như hemoglobin trong hồng cầu. Đặc biệt có các protein của cơ như actin, myosin, α-actinin, titin, nebulin, dystrophin.
Gồm 1 neuron vận động và các sợi cơ mà nó chi phối (vài sợi –hàng nghìn sợi). Số sợi cơ trong mỗi đơn vị vận động tùy thuộc vào loại cơ. Các cơ lớn chịu trách nhiệm tạo lực và tư thế có vài trăm đến vài nghìn sợi cơ, các cơ thực hiện động tác chính xác chỉ có vài sợi cơ. Mỗi sợi cơ vân chỉ nhận một nhánh tận cùng. Cơ co càng mạnh thì càng có nhiều đơn vị vận động tham gia. Tần số xung động theo sợi thần kinh tới đơn vị vận động tăng làm tăng lực co.
Màng trước synap (màng cúc tận cùng): Chứa các bọc nhỏ đường kính khoảng 50 nm, trong có chất truyền đạt thần kinh là acetyl cholin (ACh). Mỗi bọc có khoảng 5.000 – 10.000 phân tử ACh. Các bọc nhỏ này tập trung ở một vùng trên màng trước synap được gọi là vùng hoạt động.
Khe synap (rộng khoảng 60 nm) có chứa acetylcholinesterase là enzym phân giải ACh. Màng sau synap có nhiều vị trí gắn là những chỗ lõm vào của màng nằm đối diện với vùng hoạt động của màng trước synap (còn gọi là tấm vận động). Các điểm tiếp nhận ACh trên màng sau synap ở gần các vị trí gắn.
Điện thế hoạt động lan đến gây khử cực cúc tận cùng, mở kênh calci, dòng calci đi vào bào tương cúc tận cùng làm giải phóng Ach vào khe synap Ach gắn với các receptor nicotinic ở tấm vận động làm biến đổi cấu trúc không gian kênh protein, gây mở kênh cho ion natri đi qua gây khử cực màng tấm vận động. Khi lượng ACh được giải phóng từ 200 – 300 bọc nhỏ đủ đạt tới ngưỡng làm xuất hiện điện thế hoạt động, điện thế này lan tới các vùng lân cận, dọc theo hệ thống ống T (thông với môi trường bên ngoài tế bào) vào sâu trong tế bào cơ. Tại đó, ion calci được giải phóng từ các bể chứa hệ thống lưới nội bào vào trong tế bào và gây ra một loạt phản ứng dẫn đến co cơ.
ACh bị khử hoạt rất nh anh bởi cholinesterase ở khe synap. Nhiều chất độc và thuốc ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh – cơ làm cơ bị yếu đi, thậm chí bị liệt do ức chế giải phóng Ach (botulinum), ngăn không cho ACh gắn vào receptor theo cơ chế cạnh tranh (curare), có tác dụng gây khử cực nhưng bị phá huỷ chậm, gây liệt do khử cực kéo dài (succinylcholin)
Hai mảnh đầu của myosin chập lại gắn với 1 ATP tạo phức hợp myosin-ATP. Phần đầu tạo thành một góc 90o so với thân và hình thành cầu nối với actin. ATP cung cấp E làm cầu nối bẻ một góc 45O làm actin trượt vào myosin. ADP được giải phóng và làm các đầu myosin trở về vị trí cuối cùng (45o) và quá trình trượt chấm dứt. Lúc này, lại cần có phân tử ATP mới gắn vào đầu myosin và đầu myosin tách khỏi sợi actin. Phần đầu – cổ của myosin trở về vị trí ban đầu (90o), chuẩn bị một chu kỳ mới.
ATP và ATPase đều có ở chỗ cầu nối nhưng ATPase chỉ được hoạt hoá khi myosin gắn với actin, do vậy phản ứng thuỷ phân chỉ xảy ra khi có cầu nối. Các đầu myosin không trượt đồng thời và trượt đi trượt lại nên cơ co thành từng đợt. Ở mỗi thời điểm, có một số đầu myosin hoạt động nhưng về tổng thể số đầu hoạt động này không thay đổi; nhờ đó đảm bảo cơ co liên tục và có hiệu quả.
Cơ giãn : Khi công việc hoàn thành, cơ giãn về trạng thái nghỉ ban đầu do: