Tài liệu: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Tài liệu
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tóm tắt nội dung

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Nội dung

Tình hình kinh tế thế giới.

Kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, khoảng cách về kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại đang diễn ra trên toàn thế giới, thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản ba trung tâm kinh tế của thế giới. Chính đặc điểm này của nền kinh tế giới là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tất cả các nước trên thế giới đều hướng đến xuất khẩu mạnh mẽ những mặt hàng có thế mạnh của đất nước mình. Điều đó đã làm cho sự trao đổi hàng hoá giưã các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, với tổng giá trị kim nghach xuất nhập khẩu giữa các nước ngày càng lớn.

Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây tuy có phát triển chậm nhưng sự gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới của các quốc gia ngày càng nhiều, điển hình là Trung Quốc đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) và sự cắt giảm và xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các khu vực và tổ chức đã làm cho sự trao đổi thương mại giữa các nước ngày càng phát triển.

Tình hình kinh tế trong nước.

Thuận lợi đối với Việt Nam

Trong thời gian qua , nhất là trong năm 2000 kim nghạch xuất khẩu đạt gần14,5 tỷ USD , tăng 25% so với xuất khẩu cả năm 1999 , tăng hơn 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối . Kim nghạch xuất khẩu trung bình tháng trong năm 2000 là 1,2 tỷ USD , trong khi đó mức tăng của năm 1999 là 0,96 tỷ USD và mức xuất khẩu tính theo đầu người là 186 USD vượt qua mức trung bình của các nước có nền ngoại thương đang phát triển theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc .

Cũng như năm 1999 trước đó, động lực chính cho mức tăng trưởng cao của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2000 vừa qua ngoài sự lên giá mạnh của dầu thô còn là sự tiếp tục phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế trong khu vực, đây cũng là bạn hàng chính của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam.

Như vậy,chúng ta đạt được kết quả to lớn đó, mà nguyên nhân quan trọng đó là : Do chúng ta biết tận dụng những tiềm năng sẵn có của mình trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh . Trước hết phải kể đến lợi thế về khí hậu , đất đai , nguồn nước , về vị trí địa lý , hải cảng . Hơn nữa , do thuận lợi về điều kiện sản xuất cũng như nguồn nhân lực dồi dào nên giá thành một số sản phẩm của chúng ta thấp , điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho mặt hàng nông thuỷ sản của nước ta trên thị trường thế giới .

Khó khăn đối với Việt Nam

Hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít các khó khăn cần được khắc phục giải quyết đó là :

Chất l& #432;ợng hàng xuất khẩu của ta còn kém , nhất là trong khâu chế biến chưa được đầu tư thích đáng , chỉ mới qua khâu sơ chế . Do đó, chất lượng hàng nông thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta còn kém về sức cạnh tranh , chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới . Trừ một số mặt hàng nông sản xuất khẩu có nhiều tiến bộ như : gạo , chè , cà phê ... còn nói chung sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng chất lượng thấp . Như lúa tạp , dù giá đã giảm tới mức thấp nhất mà vẫn ế thừa không tiêu thụ được , điều đó khẳng định việc tăng sản lượng không đi đôi với chất lượng dẫn đến hiệu quả không cao .

Do chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, dẫn đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thua xa so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới .

Trong điều kiện như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách . Mặt khác, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng đáng tin cậy. Cho đến nay, phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Hơn nữa, vấn đề thông tin về thị trường nông sản thế giới phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như phục vụ cho nhu cầu về công tác quản lý xuất khẩu và công tác nghiên cứu, nhìn chung còn quá ít ỏi ; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có thông tin sâu rộng vế thị trường để theo dõi kịp thời về diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Do nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa có những thông tin cần và đủ nên chưa nắm bắt được những cơ hội và ứng xử kịp thời những diễn biến của thị trường .

Về quản lý xuất khẩu : Còn có những hạn chế nhất định , không dự đoán đúng số lượng sản phẩm sản xuất ra nên việc cấp hạn nghạch xuất khẩu chưa sát với thực tế , khi cấp được giấy phép xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn về thị trường và giá cả . Do đó , lợi nhuận xuất khẩu bị thua thiệt nhiều . Chính khâu điều hành xuất khẩu này , không phù hợp , nhịp nhàng ăn khớp , không nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường để điều chỉnh , cấp giấy phép không kịp thời đúng lúc nên ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu .

Về mặt nghiệp vụ xuất khẩu : vẫn còn nhiều hạn chế như chưa am hiểu thị trường , thương nhân , thông lệ Quốc tế ... dẫn đến tình trạng các doanh nhiệp xuất khẩu của Việt Nam nhiều khi còn phải chịu thiệt thòi về giá cả.




Nguồn: voer.edu.vn/m/tinh-hinh-kinh-te-the-gioi-va-trong-nuoc/37e0dd21


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận