Tài liệu: Tính chi phí cho dự án

Tài liệu
Vien CNTT – DHQG Hanoi

Tóm tắt nội dung

-
Tính chi phí cho dự án

Nội dung

Phân loại chi phí

  • Trả công lao động (phần lớn)
  • Huấn luyện, đào tạo lại
  • Máy móc, trang thiết bị làm việc
  • Đi lại, trao đổi
  • Tiện nghi làm việc
  • Văn phòng phẩm.
  • Thời gian
  • Thu thập thông tin

Các cách tính chi phí

- Chi phí ước tính (Estimate costs)

  • được tính trước khi dự án bắt đầu.
  • Là những khoản tiền dự kiến chi tiêu cho mỗi công việc và cho toàn bộ dự án.
  • Cách tính

Lập bảng tính chi phí (Nên dùng EXCEL)

Số hiệu công việc Mô tả công việc Tiền công, tiền lương Thiết bị Văn phòng phẩm Thiết bị, ng/ vật liệu Huấn luyện Khác Tổng
Tổng

- Chi phí khác:

  • Tiện nghi
  • Thông tin
  • Đi lại (thuê khách sạn, công tác phí, thuê xe,...)
  • v.v.....

- Chi phí ngân sách

  • Là phân bổ tiền vào các hạng mục
  • Tổng số tiền chính là bằng Chi phí dự kiến

- Chi phí thực tế

  • Phát sinh trong thực tế thực hiện dự án.
  • Lập bảng theo dõi chi tiêu thực tế, được cập nhật liên tục
  • Biết được tình trạng chi tiêu cho mỗi công việc: lạm chi (overrun) hoặc chi còn dư (underrun)
  • Bảng theo dõi có dạng sau:
Số hiệu công việc Mô tả công việc ước tính Ngân sách được duyệt % hoàn thành (today) Được phép chi (today) Thực chi (today) Lạm chi/chi còn dư Tổng
( 1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
(4)x(5) (7)-(6) (4)+(8)
2.1.1 CV A 4,650 4,650 100% 4,650 5,000 350 5,000
2.1.2 CV B 3,950 3,950 75% 2,962 4,000 1,038 4,988
2.1.4 CV C 1,137 1,137 60% 682 1,200 518 1,655
...
2.2.2 CV F 5,804 5,804 60% 3,482 3,000 -482 5,322
Tổng 15,541 15,541 11,776 13,200 1,424 16,965
  • Nếu lạm chi và chi còn dư là nhỏ: bình thường
  • Nếu lạm chi và chi còn dư là lớn: phải tìm nguyên nhân
  • Ví dụ về các nguyên nhân tiêu cực của số tiền chi chưa hết: ước lượng sai, chất lượng công việc kém, làm ẩu, ...

- Chi phí ước lượng khi hoàn tất

Tính toán tiền đã tiêu và tiền còn phải tiếp tục tiêu, tại mỗi thời điểm giữa chừng của dự án.

ước tính số tiền phải chi khi hoàn thành 100% công việc, theo tốc độ thực chi.

Chính là cột (9) trong bảng trên.

Dòng tổng dưới cùng phản ảnh toàn bộ dự án

  • Chi phí dự phòng

- Để đảm bảo an toàn cho kinh phí.

- Thông thường: từ 5% - 7% tổng kinh phí dự kiến

- Kinh phí dự kiến có thể dùng vào bất kỳ việc gì mà người quản lý dự án thấy là cần thiết (trong phạm vi cho phép).

GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN



Nguồn: voer.edu.vn/m/tinh-chi-phi-cho-du-an/fa450f0d


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận