Tài liệu: Tính tất yếu của việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Tài liệu
Nguyễn Mạnh Hưng

Tóm tắt nội dung

Tính tất yếu của việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Tính tất yếu của việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Nội dung

Các nguyên tắc xác định chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường đều mong muốn tiêu thụ được sản phẩm, thu lợi nhuận cao, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, do đó họ cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển trong dài hạn, một chiến lược giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất của mình. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét, bởi lẽ mỗi một doanh nghiệp lại ở những điều kiện khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, địa vị, vị thế khác nhau, do đó cũng cần phải sử dụng những chính sách khác nhau. Nhưng cho dù sử dụng các chính sách nào thì cũng cần phải bảo đảm được các nguyên tắc sau:

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở đảm bảo giữ vững phần thị trường hiện có. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp tìm kiếm và mở rộng thị trường mới.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp. Các nguồn lực như lao động, vốn, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của mỗi doanh nghiệp đều có hạn và ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra. Mọi kế hoạch sản xuất đều phải cân đối giữa nhu cầu thị trường với khả năng của doanh nghiệp, có vậy mới đảm bảo thoả mãn thị trường, không gây biểu hiện căng thẳng trên thị trường.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu, khả năng của người tiêu dùng, dự báo chính xác biến động trên thị trường. Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu của thị trường và khả năng để chi trả đối với nhu cầu đó, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường, đồng thời phù hợp với khả năng của người tiêu dùng, có vậy mới tạo chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với các quy chế luật định và thống kê quản lý vĩ mô của Nhà nước của xã hội trong từng thời kỳ. Mọi sự thay đổi đường lối, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước là nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới những biến động và sự ổn định của thị trườngcũng như hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các luật định quản lý vĩ mô của Nhà nước, nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sự bất ổn trên thị trường.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày nay.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải bảo đảm trong dài hạn, doanh nghiệp cân thu được lợi nhuận, tăng được doanh thu , bởi kinh doanh mà không có lãi thì đâu còn ý nghĩa của kinh doanh.

*Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp, đó chính là việc tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.

Cuối cùng, chính sách đó phải có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, khắc phục được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Tính tất yếu của việc tăng cường các chính sách hỗ trợ tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trước đây, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp hết sực đơn giản, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh mà nhà nước giao cho, tức là doanh nghiệp chỉ cần sản xuất theo đúng kế hoạch mà nhà nước giao phó, còn việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không, với giá cả bao nhiêu, doanh nghiệp không cần biết đến. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra theo chiều:

Doanh nghiệp không cần tìm kiếm thị trường, mọi cái đã có nhà nước lo, do đó doanh nghiệp hầu như không có hoạt động tiêu thụ, và cũng không có công tác xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ.

Nhưng ngày nay, doanh nghiệp đứng trước một môi trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp phải tự quyết định tới sự sống còn của mình, phải tự quyết định ba vấn đề trung tâm của quá trình sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra theo chiều khác:

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu thị trường, loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã... Từ đó mới có kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đề cao vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc hoàn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ tiêu thụ, có vậy thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là một tất yếu khách quan để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong cơ chế hiện nay.

Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ

Phân tích thị phần

Mức tiêu thụ của công ty không thể hiện rõ thành tích của công ty khá hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để đạt mục đích này, doanh nghiệp cần theo dõi thị phần của mình. Nếu thị phần của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là doanh nghiệp thắng các đối thủ cạnh tranh và ngược lại. Doanh nghiệp cần lựa chọn xem nên sử dụng số đo nào của thị phần trong việc phân tích. Có 4 số đo sau đây:

Thị phần tổng quát: Thị phần tổng quát của doanh nghiệp là mức tiêu thụ của nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của thị trường.

Thị phần phục vụ: là mức tiêu thụ của doanh nghiệp tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của thị trường phục vụ. Thị trường phục vụ của doanh nghiệp là tất cả những người mua có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm đó.

Thị phần tương đối(so với ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất): Số đo này đòi hỏi phải biểu diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng t& #7927; lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Nếu số đo này lớn hơn 33% thì có thể nói doanh nghiệp có thị phần rất lớn.

Thị phần tương đối(so với đối thủ cạnh tranh dẫn đầu): số đo này đòi hỏi phải biểu diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh lớn nhất.

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Được đo bằng thước đo hiện vật với đơn vị cái, chiếc, bộ,...Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh đơn thuần về mặt lượng, chứ chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh thu tiêu thụ

Ta có công thức

Trong đó:

Qi : khối lượng hàng hoá i tiêu thụ trong kỳ.

Gi : Giá bán đơn vị sản phẩm i.

n: số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Khối lượng sản phẩm hàng hoá thứ i bán ra trong kỳ:

Trong đó:

Qti: Khối lượng hàng hoá i bán ra trong kỳ.

Qđki: Hàng hoá i tồn đầu kỳ.

Qsxi: Số lượng hàng hoá i sản xuất trong kỳ.

Qcki: Số lượng hành hoá i tồn cuối kỳ.

Hệ số tiêu thụ hàng hoá: Hti= Qti/Qsxi

Hti càng tiến tới 1 càng tốt, chứng tỏ sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó.

Phân tích chi phí cho hoạt động xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên doanh số bán, lơi nhuận thu về.

Chỉ tiêu nay được tính trên cơ sở tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ với doanh thu tiêu thụ, thể hiện một đồng doanh thu thu về cần tốn bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động này. tương tự như vậy ta có chỉ tiêu đó so với lợi nhuận doanh nghiệp thu về.

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ

Thước đo hiện vật:

Trong đó:

Qti:Số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ thực tế.

Qki: Số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ kế hoạch.

Thước đo giá trị

Nếu tỷ lệ nay >= 100% hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ.




Nguồn: voer.edu.vn/m/tinh-tat-yeu-cua-viec-hoan-thien-cac-chinh-sach-ho-tro-tieu-thu-san-pham/79129526


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận