Tại sao Haydn lại soạn Bản giao hưởng vĩnh biệt?
Franz Joseph Haydn (1732-1809) đã phục vụ một thời gian dài cho các vị vương công Hung-ga-ri dòng họ Esterházy. Ông là người phụ trách đời sống âm nhạc trong triều. Ông soạn Bản giao hưởng vĩnh biệt nhằm nhắn gửi một cách tế nhị đến các bậc vương hầu rằng các nhạc công trong dàn nhạc cần được nghỉ ngơi. Khi bản nhạc sắp kết thúc, các nhạc công lần lượt để lại nhạc cụ và rời sàn diễn.
Cuối cùng sàn diễn chỉ còn lại hai nhạc công vi-ô-lông.
Haydn luôn được coi là ''Người cha của nhạc giao hưởng''. Thực tế ông không phải là người sáng tạo ra thể loại nhạc này, nhưng ông đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nhạc giao hưởng. Ông đã nghĩ ra rằng bản giao hưởng phải gồm 4 chương và ông là người đầu tiên phân chia nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng thành 3 nhóm lớn: bộ dây, bộ khí và bộ gõ. Ông có ảnh hưởng lớn trong giới nhạc sĩ thế kỷ XVIII và XIX.
Mozan là bạn rất thân của ông, còn Beethoven là học trò ông.
Haydn để lại rất thiều tác phẩm. Ngoài 108 bản giao hưởng, ông còn soạn nhạc kịch, ô-ra-tô, nhạc lễ, công-xéc-tô và xô-nát cho pi-a-nô và cho tứ tấu đàn dây.