Tại sao Mặt trăng lại có chu kỳ sáng tối?
Cùng một lúc, dĩ nhiên Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng một mặt của Mặt trăng. Nhưng trong cùng lúc đó, Mặt trăng quay quanh chúng ta. Dần theo trình tự quay của nó, nó cho chúng ta thấy phần lớn nhất hay nhỏ nhất của phía không được chiếu sáng. Đó là những chu kỳ sáng tối của Mặt trăng.
Trăng tròn khi tất cả phần được chiếu sáng quay về phía chúng ta. Khi Mặt trăng xuất hiện trước chúng ta với phần tối không được chiếu sáng, đó là khi không trăng hoặc trăng non.
Chúng ta không thể thấy trăng được, bởi đó là thời điểm mà vệ tinh này của chúng ta nằm về cùng hướng Mặt trời. Trong vòng hai tuần sau, Mặt trăng khuyết hình lưỡi liềm. Đó là thời kỳ trăng thượng huyền (thượng tuần). Sau trăng tròn, chúng ta lại thấy trăng bị khuyết dần, lúc này là trăng hạ huyền (hạ tuần). Thế rồi lại đến lúc không trăng (ngày sóc). Thời gian giữa hai kỳ trăng non được gọi là tuần trăng (trong thiên văn gọi là chu kỳ giao hội của Mặt trăng với Mặt trời).