Tài liệu: Tại sao các tòa nhà chọc trời sợ nhất hỏa hoạn?

Tài liệu
Tại sao các tòa nhà chọc trời sợ nhất hỏa hoạn?

Nội dung

TẠI SAO CÁC TÒA NHÀ CHỌC TRỜI SỢ NHẤT HỎA HOẠN?

 

Text Box:  Trong tất cả các vụ tai nạn xảy ra tại các tòa nhà chọc trời thì những thương vong về người và của do các vụ hỏa hoạn gây ra là vô cùng nghiêm trọng, do đó nó được gọi là ''sát thủ của những tòa cao ốc'' chỉ sau động đất. Theo thống kê, từ 1961 - 1964 các khách sạn ở Nhật Bản trung bình mỗi năm xảy ra hơn 400 vụ hoả hoạn, ở Mỹ con số này là từ 1 1800 ~ 12400 vụ ví dụ như Trung tâm thương mại thế giới nổi tiếng chỉ trong năm 1974 đã xảy ra 40 vụ hoả hoạn. Theo bảng thống kê, nguyên nhân của các vụ hoả hoạn ở các tòa cao ốc cho thấy: Nguyên nhân gây hỏa hoạn do hút thuốc chiếm 35%, do các sự cố đường điện chiếm 22%, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do hệ thống lò sưởi, do nấu nướng, do hệ thống dẫn khí gas... Ngoài ra, do việc thiết kế kiến trúc không hợp lí như bố trí phòng ăn, phòng bếp, trong hầm, bãi để xe, kho chứa đồ, phòng đặt máy biến thế điện đều là những nơi rất dễ phát hỏa ở phía bên dưới tòa nhà, thêm vào đó là tại các nơi này điều kiện thông khí kém, khi hoả hoạn xảy ra, do lượng ôxi ít làm cho ngọn lửa không cháy to được. Vì vậy tạo ra một lượng lớn khói độc hại và cay, các luồng khói độc này cùng với lượng khí nóng của ngọn lửa sẽ mau lan rộng lên trên qua các đường ống dẫn khí khiến cho những người sống trong tòa nhà đó bị chết ngạt.

Những đường ống thẳng đứng trong kiến trúc của toà nhà cao tầng cũng giống như ống khói khi lò cháy, ống càng dài thì có tác dụng hút khí càng mạnh. Trong một tòa nhà chọc trời, chỉ tính riêng đường thang máy đã có vài cái, thậm chí là vài chục cái, ngoài ra còn có cầu thang bộ, đường ống xả rác, ống chuyển quần áo bẩn, đường ống vệ sinh, đường ống cáp điện... với số lượng nhiều, diện tích lớn, phân bố ở khắp nơi, lại thông suốt từ trên xuống dưới, với chiều dài từ vài chục đến vài trăm mét, do đó đã tạo ra một hệ thống các đường ống có khả năng hút khí lớn, khi hỏa hoạn xảy ra hậu quả sẽ rất đáng sợ. Ví dụ như tại một khách sạn của Nhật, do một người khách ném đầu mẩu thuốc lá vào đường ống xả rác đã gây ra hoả hoạn, kết quả là thiêu cháy toàn bộ 7 ~ 10 tầng. Một ví dụ khác là vụ cháy ở tầng 2 của khách sạn 22 tầng ở Hàn Quốc, đám cháy đã lan lên phần phía trên của khách sạn thông qua đường cầu thang bộ làm cho tất cả các phòng ở phía trên bị thiêu huỷ, làm 163 người bị thiệt mạng.

Một số toà nhà do thiết kế không hợp lý, bố trí hành lang không phải là hình tròn thông với nhau mà là các ngõ cụt, còn được gọi là “góc chết”. Khi hoả hoạn xảy ra, dòng người hỗn loạn, tầm nhìn bị hạn chế bởi làn khói dày đặc, do đó mắt bị cay và thiếu oxy. Trong hoàn cảnh đó, mọi người khó có thể tìm thấy đường thoát hiểm, vì vậy sự thương vong về người là rất lớn.

Khó khăn trong việc phòng cháy chữa cháy cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho các toà nhà chọc trời ''sợ'' hoả hoạn. Xung quanh nhiều toà nhà chọc trời đều có những tòa nhà cao từ 2, 3 tầng gọi là ''kiến trúc vòng ngoài'' để xây dựng các công trình phục vụ công cộng như cửa hàng, trung tâm mua bán, bưu điện, ngân hàng, khu ăn uống vui chơi... Khi mà tòa nhà cao tầng ở giữa bị cháy, xe cứu hoả đến chữa cháy cũng khó có thể tiếp cận được tòa nhà vì không thể bắc thang cứu hộ lên được. Hơn nữa, độ cao của những chiếc thang này cũng có hạn, thường là từ 50 ~ 60m, vì vậy những chiếc thang này thường bó tay đối với các vụ hỏa hoạn ở các tòa nhà chọc trời. Mặt khác, việc đi lại trong toà nhà chọc trời chủ yếu dựa vào cầu thang máy, mà khi hoả hoạn xảy ra, hệ thống thang máy cũng sẽ dừng hoạt động vì nguồn điện bị ngắt nhằm ngăn cản sự lan rộng của ngọn lửa. Thêm vào đó là hướng của những dòng người sơ tán lại ngược hướng với lính cứu hoả, vì vậy thường gây ra ách tắc.

Có thể thấy, hoả hoạn xảy ra ở các nhà chọc trời thực sự là việc rất đáng sợ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369444585468750/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-cac-toa-nha-ch...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận