Tài liệu: Tại sao có một số công trình nạp khí có cửa lại không sợ lọt khí?

Tài liệu
Tại sao có một số công trình nạp khí có cửa lại không sợ lọt khí?

Nội dung

TẠI SAO CÓ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NẠP KHÍ CÓ CỬA

LẠI KHÔNG SỢ LỌT KHÍ?

 

Kiến trúc nạp khí kiểu đựng khí là dùng máy thông gió không ngừng đưa gió nạp khí vào để duy trì ngoại hình của công trình kiến trúc không bị biến đổi. Có người sẽ hỏi, công trình kiến trúc nạp khí mở nhiều cửa như vậy lẽ nào không bị lọt khí?

Kỳ thực mở cửa lọt khí là điều không thể tránh khỏi, do vậy không thể để mở cửa suốt. Một số cửa lớn mà công trình kiến trúc này sử dụng đều có thể tự động đóng mở sau khi có người ra vào nhờ chênh lệch áp suất trong và ngoài. Lúc mở cửa thì tất nhiên không thể tránh khỏi việc thoát khí, nhưng lượng khí mất đi đó không đủ để ảnh hưởng đến hình dáng của kiến trúc. Một quả khí cầu một khi bị lọt khí thì có thể bị xẹp, còn chênh lệch về áp suất trong và ngoài công trình kiến trúc nạp khí kiểu đựng khí là rất nhỏ, chênh lệch áp suất trong và ngoài của nhà thi đấu thể thao Tokyo Nhật Bản là 0,3%, tương đương với chênh lệch áp suất khí giữa nhà một tầng và nhà chín tầng, lúc ra vào hầu như là không có cảm giác khác biệt áp suất bên trong kiến trúc nạp khí kiểu đựng khí không phải là cố định không thay đổi mà nó thay đổi theo tình hình thời tiết ở bên ngoài, ví dụ như ở bên ngoài có gió to thì áp lực bên trong cao hơn một chút để chống lại áp lực của gió.

Có rất nhiều kiểu cửa chống lọt khí trong kiến trúc nạp khí, cỡ nhỏ thì có cửa quay, cửa rèm thẳng màng mỏng, kiểu cửa ''lặng lẽ đi qua'', cửa môi, cửa đệm khí... Đặc điểm chung của chúng là dựa vào áp suất khí hơi cao ở trong phòng để đóng chặt ''cánh cửa'', sau khi có người ra vào, cánh cửa lại tự động khép lại. Đa số hình dạng của những cửa này là hình bầu dục đứng, có một số cánh cửa là tầng đơn, có một số cánh cửa là hai túi khí, hai cánh cửa này được khép chặt lại với nhau nhờ áp suất khí tương đối cao trong túi khí, khi người ra vào, hơi dùng sức mở túi khí, sau khi người đi qua, túi khí lại tự động đóng chặt lại. Cửa đệm khí chính là như vậy. Kiểu cửa ''Lặng lẽ đi qua'' là do hai tầng ''cánh cửa'' ''màng mỏng'' hợp lại, nó khép lại với nhau nhờ chênh lệch áp suất trong và ngoài phòng, khi ra vào liền mở hai tầng màng mỏng này ra mà đi ra, rất giống với kiểu người ra vào qua hai lớp phông kép trên sân khấu.

Có một số cửa thường dùng hình thức như ''Cửa xoay'' và “Cửa van khí”. ''Cửa xoay'' của kiến trúc nạp khí và cửa xoay bình thường rất giống nhau, chỉ có điều độ kín cao hơn, cửa có bốn cánh hoặc trên bốn cánh, khi không có người ra vào thì khép chặt không để lọt khí, khi có người ra vào và xoay cửa, lượng khí lọt ra cũng rất thấp, là một loại cửa được sử dụng tương đối nhiều.

Cửa lớn để tiện vận chuyển hàng hoá, thuận tiện cho xe cộ ra vào thì thông thường ''Cửa mở'' phải rộng, thời gian mở cửa cần dài thì lúc này phải dùng “Cửa van khí”. Tác dụng của “Cửa van khí” tương tự như cống thuyền: Chỗ cửa của kiến trúc nạp khí có một gian phòng cửa quá độ có dung lượng tương đối nhỏ được gọi là “Van khí”, ngoài van khí còn có một cửa ngoài có thể đóng chặt, đầu tiên vận chuyển hàng vào trong van khí, sau đó đóng cửa ngoài, lại dùng quạt gió nhỏ để nạp khí vào trong van khí, khi áp lực trong van khí và áp lực trong kiến trúc bằng nhau thì mới mở cửa trong, mới có thể chuyển hàng hoá vào trong. Cửa van khí cũng có cửa xoay hai tầng, ra vào càng thuận tiện.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371080666928523/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-co-mot-so-cong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận