Tại sao sứa lại châm chích?
Sứa và tổ tiên của chúng, ví dụ như hải quỳ, bắt mồi bằng những xúc tu phủ các tế bào chứa nọc độc.
Đúng vậy, các xúc tu của một con sứa được phủ những tế bào tiết ra nọc độc. Mỗi tế bào có một ống cực nhỏ chứa đầy chất độc. Trong chiếc ống đó có ngâm một sợi dây roi cuốn hình xoắn ốc. Bên ngoài của tế bào là một tiêm mao nhỏ. Nếu tiêm mao này chạm phải một con vật, nắp ống tự mở ra, sợi dây roi mở thẳng ra và được phóng ra ngoài: nó truyền nọc độc vào con vật (hoặc người tắm biển) mà nó chạm vào. Ở một số loài, sợi dây này được trang bị những ''sợi râu'' nhũ. Đôi khi, nó còn có thể chọc xuyên qua da của nạn nhân.
Khi con mồi bị bắt và bị bất động, sứa đưa nó vào miệng cùng vời sợi dây. Tốt nhất là nên tránh xa những con sứa, nhất là khi chúng đang sinh sản. Quả thực, khi đó có thể xuất hiện những “đội quân” sứa khổng lồ trên mặt biển. Và một số loài còn có tầm vóc rất lớn.