Tài liệu: Tại sao thiên văn học phải dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách?

Tài liệu
Tại sao thiên văn học phải dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách?

Nội dung

 

TẠI SAO THIÊN VĂN HỌC PHẢI DÙNG

NĂM ÁNH SÁNG ĐỂ TÍNH KHOẢNG CÁCH?

 

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nói chung đều phải dùng đơn vị centimét, mét, kilômét để tính toán độ đài. Ví dụ, độ dày của một tấm kính thuỷ tinh là 1cm, chiều cao của một người là 1,8 m, khoảng cách giữa hai thành phố là 1000 km... Chúng ta có thể nhìn thấy, khi biểu thị cự li ngắn, nói chung dùng đơn vị nhỏ một chút; Khi biểu thị cự li dài thường dùng đơn vị lớn một chút.

Thiên văn học cũng dùng mét làm đơn vị. Ví dụ, chúng ta thường nói, bán kính xích đạo của trái đất là 6378 km, đường kính của mặt trăng là 3476 km, mặt trăng cách trái đất 380. 000 km. . . Nhưng nếu như dùng km để biểu thị khoảng cách giữa các vì sao với nhau, thì đơn vị này quả thực rất bé, khi sử dụng không thuận tiện lắm. Ví dụ hành tinh gần chúng ta nhất – sao hàng xóm cách chúng ta 40.000 tỷ km. Bạn xem, viết ra thì thật là phiền phức, mà cũng không dễ đọc, huống hồ đây lại là một vì sao gần chúng ta nhất. Những ngôi sao khác còn cách chúng ta rất xa.

Con người phát hiện ra tốc độ ánh sáng nhanh nhất, một giây có thể đi được 300.000 (con số chính xác là 299.792 ,458 mét), trong một năm, ánh sáng đi được khoảng 1.000 tỷ km, nói chính xác hơn là 9.460,5 tỷ km. Liệu có thể dùng năm ánh sáng - lộ trình ánh sáng đã đi trong một năm, để làm đơn vị tính khoảng cách giữa các thiên thể hay không? Đây dù sao cũng là một chủ ý hay. Hiện tại, các nhà thiên văn học đã dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách giữa các thiên thể, năm ánh sáng đã trở thành một đơn vị cơ bản trong ngành thiên văn học. Nếu dùng năm ánh sáng để biểu thị khoảng cách ngôi sao lân cận cách chúng ta thì là 4,22 năm ánh sáng. Còn nữa, sao Ngưu Lang cách chúng ta 16 năm ánh sáng, sao Chức Nữ là 26,3 năm ánh sáng; Chòm sao Tiên nữ ngoài dải Ngân Hà cách chúng ta 220 vạn năm ánh sáng, trước mắt đã quan sát và tính được thiên thể cách xa chúng ta nhất là trên 10 tỷ năm ánh sáng, đường kính của dải Ngân Hà là 10 vạn năm ánh sáng. . . Những khoảng cách quá lớn này khó có thể dùng đơn vị kilomet để biểu thị. .

Trong ngành thiên văn học còn có đơn vị tính khoảng cách khác nữa. Có cái nhỏ hơn năm ánh sáng, như đơn vị thiên văn; 1 đơn vị thiên văn chính là khoảng cách bình quân từ mặt đất tới mặt trời (149,6 triệu km), chủ yếu dùng cho việc tính khoảng cách giữa các thiên thể trong phạm vi hệ mặt trời; Cũng có đơn vị lớn hơn năm ánh sáng như khoảng cách chênh lệch giây (khoảng cách chênh lệch của 1 giây tương đương 3,26 năm ánh sáng) khoảng cách chênh lệch nghìn giây, khoảng cách chênh lệch triệu giây...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354728669922500/Vu-tru/Tai-sao-thien-van-hoc-phai-dung-nam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận