Thành phố Dubrovnik
Nhà tiểu thuyết Robecca West của Croitia đã viết về thành phố thời Trung cổ Dubrovnik: “Thành phố này được sinh ra ở từ sự tàn bạo của con người đối với chính động loại của mệnh”. Thật vậy trong những cảnh tượng đẹp như tranh mà Dubrovnik dâng hiến cho nhân loại, nào những vách đá sừng sững thô ra biển Adriatic mầu ngọc bích xinh đẹp, mầu trắng rực rỡ dưới ánh mặt trời của những toà nhà bằng đá cẩm thạch, những mái nhà lợp ngói đỏ chói tạo nên những mảng mầu hoà quyện ẩn chứa những ý tưởng của phương Tây về sự hung dữ, thì những bức tường cao lớn không thể nào xâm nhập được đã bao lấy bán đảo, lại không hung dữ chút nào và có phần kín đáo.
Với mục đích phòng thủ cho con người chống lại kẻ thù xâm lấn mà trước tiên là người Ả Rập, sau đó là người Norman, người Byzantine, người Venetia, người Hunggarie, người Thổ và cuối cùng là Napoléon, qua nhiều thế kỷ, bị ngoại bang xâm chiếm mà Dubrovnik tự bao bọc lại bởi những bức tường thành, pháo đài, tháp canh, cầu cất đồ sộ bằng đá, sau đó còn được bảo vệ tăng cường hơn nữa bằng một hệ thống kênh đào hộ thành rất sâu và rộng nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của kẻ thù.
Dubrovnik được xây dựng từ thế kỷ VII sau CN trên bờ biển Dalmation, khi những người tị nạn từ thành phố Epidarum ở gần bên cạnh chạy trốn khỏi những bộ lạc Avar và Slab đến xâm lấn. Họ chạy đến định cư trên một hòn đảo đá nhỏ, dốc dựng đứng. Trong suốt thế kỷ thứ VIII, những người dân sinh sống ở đảo này đã nối đảo với đất liền bằng cách lấp đoạn eo biển cạn lại.
Nằm ở vị trí bán đảo Balcan và Tây Âu, thành phố Dubrovnik phát triển thành một cường quốc hùng mạnh từ thời Trung cổ. Cường quốc này độc lập thịnh vượng nhờ buôn bán và đóng tàu biển. Người ta biết tới cường quốc này qua cái tên nước Cộng hoà Ragusa, cho tới khi Napoléon xâm chiếm.
Cùng với sự tàn phá của thiên nhiên, những trận động đất kinh hoàng, những trận hoả hoạn thường xuyên xảy ra thiêu huỷ hàng ngàn nhà cửa lâu đài, vì vậy nhà tiểu thuyết Robecca West phải thừa nhận: Dubrovnik là “một sự huỷ hoại truyền kiếp những thành quả của con người”.
Ngày nay Dubrovnik, một thành phố không lớn lắm, dân số chưa đến 200.000 người. Nhưng Dubrovnik lại là một thành phố cổ nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc, lâu đài, thành quách bằng đá, đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1979 và 1994.