Thành phố Potosi
Từ xa xưa người Incas biết rằng trong lòng núi Sero Rico thuộc dãy Andes cao 4.500 m có mỏ kim loại quý, nhưng do không có kỹ thuật, nên những khai thác được. Nhưng từ khi người Tây Ban Nha đến xâm chiếm, các nhà khoa học Tây Ban Nha tính toán được trữ lượng bạc kim loại ở đây rất lớn. Người ta gọi dãy núi Sero Rico là “núi giàu có” Và chỉ trong một thời gian ngắn, ở lưng chừng núi mọc lên một thành phố khang trang. Đó chính là thành phố Potosi ngày nay. Potosi xây dựng theo mặt bằng hình vuông, nằm ở độ cao 4.000 mét so với mặt nước biển. Đến thế kỷ XVII, Potosi đã có 160.000 người đến khai thác và 13.000 người da đỏ bản xứ làm việc dưới các hầm mỏ theo chế độ khổ sai nô lệ.
Năm 1825, Bolivia giành độc lập khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha, nhịp độ khai thác mỏ bạc chậm lại. Nhưng trước đó mức độ khai thác của thực dân đạt đến kỷ lục. Chỉ tính từ 1545 đến 1660, các đoàn tàu Tây Ban Nha đã chở trên 16.000 tấn bạc về Sevilia. Trong khi Potosi của Bollvia cung cấp bạc cho sự phồn vinh tăng trưởng của nền kinh tế Tây Ban Nha và châu Âu thì bản thân Potosi ngày một suy tàn. Và khi mỏ bạc Potosi ngày một cạn kiệt thì người ta đã phát hiện ở Mexico, Peru những mỏ mới có trữ lượng bạc lớn. Và thế là Potosi của Bolivia bị lãng quên. Ngay từ thế kỷ XIX, Potosi trở thành thành phố trống rỗng, nhiều cung điện nguy nga, nhà thờ tráng lệ đã bị bỏ hoang phế. Các ngôi nhà thờ San Francisco, San Lorence và La Compâni được các tu sĩ dòng Tên xây dựng hết sức công phu và năm 1700 là những kiến trúc quan trọng, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc Baroque.
Ngày nay vùng ngoại ô còn những hệ thống kênh mương, đập nước điều khiển cung cấp nước chạy máy nghiền quặng và hệ thống hầm mở nhà vua, mỏ lớn nhất vẫn được bảo tồn.
Ngày nay Potosi vẫn tồn tại, phát triển với số dân trên 200.000 người. Potosi được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1987.