Tài liệu: Thái Lan - Hệ thống giáo dục của Thái Lan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hệ thống giáo dục của Thái Lan bao gồm 4 cấp học: giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục cấp cao
Thái Lan - Hệ thống giáo dục của Thái Lan

Nội dung

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA THÁI LAN

Hệ thống giáo dục của Thái Lan bao gồm 4 cấp học: giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục cấp cao.

GIÁO DỤC MẪU GIÁO

Cấp học này dành cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, với mục tiêu phát triển về cơ thể, trí não, tình cảm và xã hội cho các trẻ chưa vào học chương trình chính quy. Giáo dục mẫu giáo có thể được thực hiện qua nhiều hình thức như các trung tâm săn sóc trẻ em, các nhà trẻ và các trường mẫu giáo. Bộ Giáo dục đã đặt ở thủ phủ của mỗi tỉnh một trường mẫu giáo để làm mô hình mẫu cho các trường mẫu giáo tư thục. Vì cấp học này không bắt buộc nên bộ phận tư nhân đã giữ một vai trò năng động trong hoạt động này. Hầu hết các trường ở cấp mẫu giáo là trường tư thục và đặt ở Bangkok. Những trường này hoạt động dưới sự giám sát của Văn phòng Hội đồng Giáo dục Tư thục, trực thuộc Bộ Giáo dục.

GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chương trình ở cấp học này đặt trọng tâm vào kỹ năng đọc viết, kỹ năng tính toán, kỹ năng giao tiếp và những khả năng thích ứng với nghề nghiệp tương lai của học sinh. Ở cấp độ này việc đến trường là cưỡng bách và miễn phí, dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Nội dung chương trình là sự tổng hợp năm lĩnh vực học vấn: phát triển các kỹ năng cơ bản, kinh nghiệm sống, phát triển nhân cách, giáo dục hướng công việc và các kinh nghiệm đặc biệt. Lĩnh vực cuối cùng được triển khai vào năm lớp 5 và lớp 6 là hai năm cuối của bậc tiểu học. Vì quá trình học tập của học sinh ở những vùng khác nhau trong nước là không đồng nhất nên một chương trình cốt lõi được đưa ra với sự linh động cho phép tùy theo đặc điểm của từng địa phương. Giáo dục cấp tiểu học trực thuộc nhiều cơ quan khác nhau trong chính phủ. Hầu hết những trường tiểu học công lập trực thuộc Văn phòng Hội đồng Giáo dục Tiểu học Quốc gia của Bộ Giáo dục. Ngoài ra có những trường tiểu học sư phạm thực nghiệm gắn liền với các trường cao đẳng hoặc đại học sư phạm của nó; và các trường trong thành phố tự trị thì trực thuộc Bộ Nội vụ.

GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Giáo dục trung học được chia thành hai cấp, mỗi cấp học trong 3 năm. Chương trình trung học cơ sở đặt trọng tâm vào tri thức, đạo đức và các kỹ năng cơ bản. Chương trình này nhằm giúp cho học sinh tự khám phá về sở trường và sở thích của mình qua sự chọn lựa rộng rãi trong số các môn học cả về lý thuyết lẫn hướng nghiệp. Chương trình trung học phổ thông có mục tiêu cung cấp những kiến thức và kỹ năng phù hợp về lý thuyết và hướng nghiệp theo sở thích và sở trường của học sinh. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ ích lợi cho học sinh để tiếp tục theo học chương trình cấp cao hoặc đi vào công việc lao động. Chương trình trung học bao gốm 5 lĩnh vực lớn: ngôn ngữ, khoa học và toán, xã hội, phát triển nhân cách và giáo dục việc làm. Trong chương trình này cũng có một phạm vi rộng gồm các môn học có tính chất thăm dò tiền hướng nghiệp. Ở cấp học này có cả trường công lập lẫn tư thục. Hầu hết các trường công lập trực thuộc Vụ Giáo dục Tổng hợp của Bộ Giáo dục.

GIÁO DỤC CẤP CAO

Giáo dục ở cấp này đặt mục tiêu là sự phát triển đầy đủ về tri thức và sự tiến bộ của tri thức và công nghệ. Ở cấp này có các trường cao đẳng, đại học, các học viện hoặc các chương trình đặc biệt. Giáo dục cấp cao được chia thành 3 mức độ: dưới cử nhân, cử nhân và trên cử nhân.

Mức độ dưới cử nhân có mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng hướng nghiệp ở trình độ trung cấp, trong đó có năng lực để vào nghề và phát triển các cơ sở doanh nghiệp.

Mức độ cử nhân có mục tiêu phát triển kiến thức và những kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ở trình độ cao hơn với nhiều môn học khác nhau, đặc biệt là phát triển khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn về cả mặt học thuật lẫn chuyên môn, khả năng gặt hái và quảng bá kiến thức, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và môi trường, và khả năng tăng cường vai trò của đất nước trong cộng đồng quốc tế.

Mức độ trên cử nhân có mục đích như phát triển những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của người học, phấn đấu cho sự tiến bộ và ưu việt trong học thuật, đặc biệt là trong học tập, nghiên cứu và phát triển các kiến thức và công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, và thúc đẩy sự vận dụng công nghệ hiện đại và tinh hoa tri thức của người Thái vào việc phát triển kinh tế và xã hội cho Thái Lan.

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN Ở THÁI LAN

Công Lập

Tên trường

Địa Điểm

Năm Thành Lập

Bằng Cấp

- Đại học Burapha

Chonburi

1990

BMD*

- Đại học Chiang Mai

Chiang Mai

1964

BMD

- Chulalongkorn

Bangkok

1917

BMD

- Đại học Kasetsart

Bangkok

1943

BMD

- Đại học Khon Kaen

Khon Kaen

1964

BMD

- KMIT – Ladkrabang*

Bangkok

1960

BMD

- KMIT – North Bangkok*

Bangkok

1959

BMD

- KMUT – Thonburi*

Bangkok

1960

BMD

- Đại học Maejo

Chiang Mai

1934

BMD

- Đại học Mae Fah Luang

Chiang Rai

1997

B

- Đại học Mahasarakham

Mahasarakham

1994

BMD

- Đại học Mahidol

Bangkok

1943

BMD

- Đại học Naresuan

Phítanulok

1990

BMD

- Học viện Phát triển Quản trị Quốc gia

Bangkok

1966

MD

- Đại học Hoàng tử Songkla

Songkla

1967

BMD

- Đại học Ramkhamhaeng

Bangkok

1971

BM

- Đại học Silpakorn

Bangkok

1943

BMD

- Đại học Srinakharinwirot

Bangkok

1949

BMD

- Đại học Mở Sukhothai Thammathirat

Bangkok

1978

BM

- ­Đại học công nghệ Suranaree

Nakhon Ratchasima

1990

BMD

- Đại học Thaksin

Songkhla

1996

BM

- Đại học Thamasat

Bangkok

1934

BMD

- Đại học Ubon Ratchathani

Ubon Ratchathani

1996

BM

- Đại học Walailak

Nakhon Si Thammarat

1992

B

Tư Thục

Tên Trường

Địa Điểm

Năm Thành Lập

Bằng Cấp

- Đại học Khoa học và Công nghệ Châu Á

Chonburi

1997

BM

- Đại học Assumption

Bangkok

1969

BMD

- Đại học Bangkok

Bangkok

1962

BMD

- Đại học Bundit Châu Á

Khon Kaen

1999

N/A

- Đại học Chaopraya

Nakhon Sawan

1997

BM

- Đại học Công giáo

Bangkok

1983

BM

- Đại học Dhurakijpundit

Bangkok

1968

BM

- Đại học Dusit Thani

Bangkok

1993

B

- Đại học Đông Á

Bangkok

1996

BM

- Đại học Viễn Đông

Chiang Mai

1999

B

- Đại học Thanh phố Hatyai

Songkhla

1997

B

- Đại học Huachiew Chalermprakiet

Bangkok

1981

BM

- Đại học Kasem Bundit

Bangkok

1987

BM

- Đại học Krirk

Bangkok

1970

BM

- Đại họcLumnamping

Tak

1997

B

- Đại học Công nghệ Mahanakorn

Bangkok

1990

BMD

- Đại học Truyền giáo

Bangkok

1986

B

- Đại học Nivadhana

Suphan Buri

1997

BM

- Đại học Bắc Chiang Mai

Chiang Mai

1999

B

- Đại học Bách khoa Đông Bắc

Ubon Ratchatani

1999

B

- Đại học Đông Bắc

Khon Kaen

1988

BM

- Đại học Pathumthani

Pathum Thani

1999

B

- Đại học Payap

Chiang Mai

1974

BM

- Đại học Phakklang

Nakhon Sawan

1986

BM

- Đại học Rajapark

Bangkok

1993

B

- Đại học Rangsit

Pathum Thani

1986

BM

- Đại học Công nghệ Ratchatani

Ubon Ratchatanee

1993

BM

- Đại học Công nghệ Ratchathani Udon

Udon Thani

1998

B

- Đại học Rattana Bundit

Bangkok

1997

B

- Đại học Saengtham

Nakhon Pathom

1975

B

- Đại học Saint John’s

Bangkok

1989

BM

- Đại học Điều dưỡng Saint Louis

Bangkok

1986

B

- Đại học Santapol

Udon Thani

1978

B

- Đại học Shinawatra

Pathum Thani

1999

B

- Đại học Xiêm

Bangkok

1973

BM

- Đại học Đông Nam Á

Bangkok

1973

BM

- Đại học Đông Nam Bangkok

Bangkok

1999

B

- Đại học Công nghệ Phía Nam

Nakhon Si Thammarat

1999

B

- Đại học Spripatum

Bangkok

1970

BM

- Đại học Srisophon

Nakhon Si Thammarat

1984

B

- Đại học Quốc tế Stamford

Phetchaburi

1995

BM

- Đại học Tapee

Surat Thani

1999

B

- Đại học Công nghệ Thonburi

Bangkok

1997

B

- Đại học Thongsook

Bangkok

1993

BM

- Đại học Phòng Thương mại Thái Lan

Bangkok

1940

BM

- Đại học Vongchavalitkul

Nakhon Ratchasima

1984

BM

- Đại học Webster Thái Lan

Phetchaburi

1997

BM

- Đại học Yala Islamic

Yala

1998

B

- Đại học Yonok

Lampang

1988

BM

* Ghi chú:

            - B: Bằng Cử nhân

            - M: Bằng Thạc sĩ

            - D: Bằng Tiến sĩ

            - KMIT: Học viện Công nghệ Quốc vương Mongkut (King Mongkut’s Institute of Technology)

            - KMUT: Đại học Công nghệ Quốc vương Mongkut (King Mongkut’s University of Technology)

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2160-02-633493767681718750/Giao-duc/He-thong-giao-duc-cua-Thai-Lan.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận