THUẦN HÓA CƠN LỐC
James Dyson gây cho thế giới sửng sốt với chiếc máy hút bụi dùng lốc xoáy không cần túi
CHIẾC MÁY HÚT BỤI ĐẦU TIÊN
Kể từ lúc mới phát minh cho đến khi Dyson áp dụng nguyên tắc lốc xoáy, tất cả các máy hút bụi đều hút không khí qua một cái bọc. Một vài kiểu có từ trước vận hành bằng tay. Những chiếc máy sử dụng điện giúp cho việc lau chùi dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vào một đêm khuya, James Dyson đã lẻn vào khu vườn của một nhà máy. Ông nhìn chăm chú để tìm hiểu một vật to lớn hình nón bằng kim loại nhô lên khỏi nóc nhà máy thật lâu rồi ra về. Đó là lần đầu tiên James Dyson chạm trán với thiết bị tạo lốc xoáy công nghiệp và điều này đã nảy sinh ý tưởng thiết kế chiếc máy hút bụi dùng lốc xoáy không cần túi trong ông.
Sáng hôm sau, Dyson thiết kế một bản sao thiết bị tạo lốc xoáy cho nhà máy chế tạo xe cút kít của ông. Ông muốn lấy sạch bụi sơn mù mịt trong không khí khi sơn xe theo nguyên lý tạo lốc xoáy. Đã có sẵn một chiếc quạt dùng để lược không khí qua một cái lọc vải trong nhà máy, nhưng cái lọc vải cần phải được chùi rửa mỗi giờ. Trong thiết bị tạo lốc xoáy, không khí quay tròn bên trong vật hình nón, bụi bẩn bị thổi văng ra giống như nước văng khỏi máy sấy ly tâm của máy giặt, rồi lắng đọng dưới đáy vật hình nón.
Sau đó, Dyson nghĩ về một điều khác. Ngay tại nhà mình, cạnh bồn tắm, ông đã dùng một máy hút bụi mạnh. Máy hút bụi này đã không thay đổi nhiều lắm từ khi xuất hiện. Chúng chỉ làm việc tốt khi được thay bọc chứa bụi mới, vì bụi bẩn từ các tấm thảm nhanh chóng bít kín các lỗ thông trên bọc làm giảm lực hút. Chiếc túi cũng như bộ phận lọc bằng vải đã được thay bằng thiết bị tạo lốc xoáy trong nhà máy của Dyson và ông cũng không biết hệ thống tạo lốc xoáy cho máy hút bụi có tốt hơn túi lọc bằng vải hay không.
Dyson vội vã về nhà và tạo ra một mẫu thiết bị tạo lốc xoáy công nghiệp bằng bìa cứng. Ông xé toạc chiếc túi ra khỏi chiếc máy hút bụi cũ, rồi thay vào đó bằng chiếc bìa cứng hình nón mới làm. Ông vô cùng thích thú khi nhìn thấy máy hút bụi không có túi làm việc tốt hơn. Ông đã có một phát minh quan trọng.
Lúc ấy là năm 1.978, thêm 15 năm nữa trôi qua, máy hút bụi Dual Cyclone của công ty ông mới được tung ra thị trường. Dù cho máy hút bụi lốc xoáy đầu tiên của ông, G-Force, được lên trang bìa của tạp chí Design năm 1.983 và đến với thị trường Nhật năm 1.986, nhưng những năm đó có rất nhiều vấn đề về kỹ thuật chuyên sâu mà ông yêu thích, phải đối phó với các thương gia và luật sư, điều mà ông rất ghét. Cuối cùng, ông phải tự làm ra các sản phẩm của mình. Ông không muốn ý tưởng của mình bị đánh cắp, hoặc phải ngưng sản xuất do áp lực của những đối thủ đầy lòng ganh ghét.
Cuối cùng, Dual Cyclone cũng được tung ra thị trường năm 1.993. Phản ứng đầu tiên của khách hàng là họ bị xốc do nó quá lạ lẫm nhưng rồi tính hữu dụng của nó đã làm cho doanh số bán tăng lên dần. Sau hai năm, máy hút bụi của Dyson đứng hàng đầu tại Anh, tạo nên doanh số tầm cỡ thế giới với một triệu USD mỗi ngày.
ĐỘNG LỰC GIÚP THAY ĐỔI
Khách hàng Nhật Bản ưa thích màu hồng kỳ lạ của máy G-Force, chiếc máy đầu tiên được chế tạo theo nguyên tắc lốc xoáy. Màu của nó phỏng theo màu ánh sáng ban mai trên những cánh đồng tại Provence thuộc miền Nam nước Pháp.
JAMES DYSON
Máy hút bụi có nhiều bộ phận tạo lốc xoáy nhìn thấy đây là một trong nhiều ý tưởng được Dyson áp dụng vào sản xuất. Những kiến thức mà ông thu thập được ở Đại học Mỹ thuật Hoàng gia đã giúp ông phát huy óc sáng tạo. Trước khi làm ra máy hút bụi lốc xoáy, ông đã phát minh nhiều loại thuyền, và xe cút kít có bánh hình cầu. Nhưng sự quyết đoán của ông khi nhìn thấu đáo mọi điều cũng quan trọng không kém gì sự sáng tạo.