Tài liệu: Vùng cực quang

Tài liệu
Vùng cực quang

Nội dung

Na Uy – Vùng cực quang

Ở khu vĩ tuyến cao, trên bầu trời mùa đông, bồng bềnh màn sáng kỳ dị

Ở dải đất giá lạnh Bắc cực vắng lặng mênh mông, một màn sáng kỳ dị thường xuất hiện trên trời vào mùa đông. Chùm hồ quang nhấp nháy như vậy cũng thi đua lấp loáng ở phương Nam xa xôi, vào những đêm đông giá rét ở Nam cực là thường thấy nhất. Tia sáng ấy, ở vĩ độ thấp hơn cũng nhìn thấy. Lúc cực quang xuất hiện trên bầu trời Âu châu vào thời trung cổ, các học giả thời ấy cho rằng, đó là do cuộc đấu chọi của người khổng lồ trên “trời” tạo ra, hoặc là chắn sáng từ Thiên quốc rọi xuống. ở Scotland, người ta có thể thường xuyên nhìn thấy Bắc cực quang. Nhất là vào tháng tư, ở vùng Bắc Florids, mỗi năm xuất hiện khoảng 4 lần. Nhưng ở vùng Bắc Canada và vùng biển Ross Châu Nam cực, cực quang nhìn rất rõ.

Các nhà khoa học gọi cực ở miền Bắc và miền Nam là “Bắc cực quang” và “Nam cực quang”. Nói một cách chính xác, cực quang hoàn toàn không do trái đất mà do mặt trời hình thành và xuất hiện ở tầng cao trên trái đất.

Mặt trời ngẫu nhiên cũng sẽ phát xạ vệt sáng, năng lượng mà nó phóng thích ra tương đương với năng lượng vô số bom hạt nhân, hạt sáng của mặt trời bắn ra qua bầu trời bằng tốc độ ánh sáng. Do nó chịu ảnh hưởng từ trường trái đất mà đội lệch đi, chúng ở bầu khí quyển va chạm với những hạt khác, khiến chúng mang hạt “bức xạ”, đó là quá trình phát sáng của nó, và khiến bầu trời đêm lóa sáng vô cùng tráng lệ. Nguyên thứ ánh sáng đó luôn luôn xuất hiện ở vùng cực do từ trường của trái đất đẩy lệch khỏi xích đạo.

Ngắm cực quang là một kinh nghiệm thần kỳ! Chùm hồ quang lấp loáng vĩ đại như phá vỡ bầu trời. Sóng quang phổ thuần, từ sắc trắng tím đến lục vàng, cho tới màu đỏ rực. Cực quang vắt ngang bầu trời rộng mênh mông. Bắc cực quang hình thành dài khoảng 4,830km, cao tới 160km.

Cực quang có rất nhiều chủng loại: nhìn bề ngoài có nhiều biến đổi, dường như nó tùy độ cao trên bầu khí quyển. Hồ quang thường thấy nhất, xuất hiện ở độ cao từ 65 đến 105km trên không. Cực quang được gọi là “màn sáng” xuất hiện ở độ cao 115km. Cực quang cao nhất có thể cách bề mặt trái đất tới 1.000km. Có người cho rằng cực quang sắc đỏ thường chiếu thấu trên vùng khí quyển mỏng, bởi vì ở đấy hạt sáng đụng nhau rất ít. Khi hạt đụng nhau càng nhiều, ánh sáng biến thành sắc tím, nhưng ở vĩ độ thấp, ta thường thấy màu lục. Dù khoa học có thể giải thích về cực quang biến ảo khôn lường ở hai đầu, nhưng nó vẫn mang sắc thái thần bí, sự xuất hiện của cực quang vẫn là một trong những hiện tượng tự nhiên tuyệt vời.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423012969146250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Vung-cuc-qua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận