Tài liệu: Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Tài liệu
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tóm tắt nội dung

Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Nội dung

Hoạt động FDI có tính hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác động tiêu cực và tác động tích cực.

Trước hết đối với nước đi đầu tư (nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau:

* Tác động tích cực

Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lý vốn nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI. Đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đầu tư cũng như trên thế giới.Do khai thác được nguồn tài nguyền thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thể kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong long nước thì hành chính sách bảo hộ.

* Tác động tiêu cực

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm.Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tài sản cở sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:

* Tác động tích cực

Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyền thiên nhiên, vị trí địa lý. Bởi các nước tiếp nhận thị trường là nước đang phát triển có tài nguyền song không biệt cách khai thác.

- Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.

- Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.

- Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như t& #259;ng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

- Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.

* Tác động tiêu cực

- Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khái thác bừa bãi về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.

- Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.

- Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bố trí cơ cầu đầu tư sẽ gặp khó khăn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.

- Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản.Hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước .

- Ngày này hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia vì thể các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vần đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này.




Nguồn: voer.edu.vn/m/vai-tro-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi/b2a467c3


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận