Vitamin, hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.
Còn có các tên là retinol, axerophthol...
Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:
Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người:
Còn có các tên là antirachitic factor, calcitriol...
Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7-dehydro-cholesterol, dưới tác dụng cửa ánh nắng sẽ cho colecanxiferon.
Vai trò:
Còn có các tên là tocopherol...
Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể.
Còn có các tên là thiamin, aneurin...
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của con người.
Còn có các tên là riboflavin...
Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô).
Còn có các tên là acid ascorbic...
Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể.
Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình:
Một số Vitamin dùng liều cao và dài ngày, có thể gây bệnh như:
Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máu
Dùng Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, đái ra protein, calci hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.
Thừa Vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vong
Có một số lượng bệnh nhân không chịu được Vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tĩnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây hôn mê. Còn đối với Vitamin PP, khi dùng liều cao trên 1gam có thể gây dãn mạch nửa thân trên, ở mặt bốc hỏa, ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá
Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat hoặc sỏi thận urat, hoặc bệnh Gut do thải nhiều urat, giảm độ bền của hồng cầu