Các nguyên tắc
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối huệ quốc"không được sử dụng trong điều này)1. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mĩ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).
Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên kí kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kì ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kì loại lệ phí nào mà bên kí kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế , hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một Bên kí kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các Bên kí kết khác.
Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’ thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).
Mặc dù được coi là "hòn đá tảng “ trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN1. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “ Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và châm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một sô nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về ‘Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, kí kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quyết định này, Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển ” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT) đã được kí năm 1989.
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển . Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ (exception).
Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vì lí do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lí do an ninh quốc gia (Điều XXI).
Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights).
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị trường (market access) th 75d7 7921;c chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lí, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO.
4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan "đàm phán" với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lí không vi phạm bất kì điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng
Thành viên
Đến ngày 23 tháng 6 năm 2008, WTO có 153 thành viên. Thành viên mới gia nhập là Cape Verde. Cập nhật 11 tháng 3, 2009
* Albania – 8 tháng 9 năm 2000
* Angola – 23 tháng 11 năm 1996
* Antigua và Barbuda – 1 tháng 1 năm 1995
* Argentina – 1 tháng 1 năm 1995
* Armenia – 5 tháng 2 năm 2003
* Úc – 1 tháng 1 năm 1995
* Áo – 1 tháng 1 năm 1995
* Bahrain – 1 tháng 1 năm 1995
* Bangladesh – 1 tháng 1 năm 1995
* Barbados – 1 tháng 1 năm 1995
* Bỉ – 1 tháng 1 năm 1995
* Belize – 1 tháng 1 năm 1995
* Bénin – 22 tháng 2 năm 1996
* Bolivia – 12 tháng 9 năm 1995
* Botswana – 31 tháng 5 năm 1995
* Brasil – 1 tháng 1 năm 1995
* Brunei – 1 tháng 1 năm 1995
* Bulgaria – 1 tháng 12 năm 1996
* Burkina Faso – 3 tháng 6 năm 1995
* Burundi – 23 tháng 7 năm 1995
* Kampuchia – 13 tháng 10 năm 2004
* Cameroon – 13 tháng 12 năm 1995
* Canada – 1 tháng 1 năm 1995
* Cộng hoà Trung Phi – 31 tháng 5 năm 1995
* Tchad – 19 tháng 10 năm 1996
* Chile – 1 tháng 1 năm 1995
* Trung Quốc – 11 tháng 12 năm 2001
* Colombia – 30 tháng 4 năm 1995
* Cộng hoà Congo – 27 tháng 3 năm 1997
* Costa Rica – 1 tháng 1 năm 1995
* Côte d'Ivoire – 1 tháng 1 năm 1995
* Croatia – 30 tháng 11 năm 2000
* Cuba – 20 tháng 4 năm 1995
* Síp – 30 tháng 7 năm 1995
* Cộng hoà Séc – 1 tháng 1 năm 1995
* Cộng hoà Dân chủ Congo – 1 tháng 1 năm 1997
* Đan Mạch – 1 tháng 1 năm 1995
* Djibouti – 31 tháng 5 năm 1995
* Dominica – 1 tháng 1 năm 1995
* Cộng hoà Dominicana – 9 tháng 3 năm 1995
* Ecuador – 21 tháng 1 năm 1996
* Ai Cập – 30 tháng 6 năm 1995
* El Salvador – 7 tháng 5 năm 1995
* Estonia – 13 tháng 11 năm 1999
* Cộng đồng châu Âu – 1 tháng 1 năm 1995
* Fiji – 14 tháng 1 năm 1996
* Phần Lan – 1 tháng 1 năm 1995
* Macedonia – 4 tháng 4 năm 2003
* Pháp – 1 tháng 1 năm 1995
* Gabon – 1 tháng 1 năm 1995
* Gambia – 23 tháng 10 năm 1996
* Gruzia – 14 tháng 6 năm 2000
* Đức – 1 tháng 1 năm 1995
* Ghana – 1 tháng 1 năm 1995
* Hy Lạp – 1 tháng 1 năm 1995
* Grenada – 22 tháng 2 năm 1996
* Guatemala – 21 tháng 7 năm 1995
* Guinée – 25 tháng 10 năm 1995
* Guiné-Bissau – 31 tháng 5 năm 1995
* Guyana – 1 tháng 1 năm 1995
* Haiti – 30 tháng 1 năm 1996
* Honduras – 1 tháng 1 năm 1995
* Hồng Kông – 1 tháng 1 năm 1995
* Hungary – 1 tháng 1 năm 1995
* Iceland – 1 tháng 1 năm 1995
* Ấn Độ – 1 tháng 1 năm 1995
* Indonesia – 1 tháng 1 năm 1995
* Ireland – 1 tháng 1 năm 1995
* Israel – 21 tháng 4 năm 1995
* Ý – 1 tháng 1 năm 1995
* Jamaica – 9 tháng 3 năm 1995
* Nhật Bản – 1 tháng 1 năm 1995
* Jordan – 11 tháng 4 năm 2000
* Kenya – 1 tháng 1 năm 1995
* Hàn Quốc – 1 tháng 1 năm 1995
* Kuwait – 1 tháng 1 năm 1995
* Kyrgyzstan – 20 tháng 12 năm 1998
* Latvia – 10 tháng 2 năm 1999
* Lesotho – 31 tháng 5 năm 1995
* Liechtenstein – 1 tháng 9 năm 1995
* Litva – 31 tháng 5 năm 2001
* Luxembourg – 1 tháng 1 năm 1995
* Macao – 1 tháng 1 năm 1995
* Madagascar – 17 tháng 11 năm 1995
* Malawi – 31 tháng 5 năm 1995
* Malaysia – 1 tháng 1 năm 1995
* Maldives – 31 tháng 5 năm 1995
* Mali – 31 tháng 5 năm 1995
* Malta – 1 tháng 1 năm 1995
* Mauritania – 31 tháng 5 năm 1995
* Mauritius – 1 tháng 1 năm 1995
* Mexico – 1 tháng 1 năm 1995
* Moldova – 26 tháng 7 năm 2001
* Mông Cổ – 29 tháng 1 năm 1997
* Maroc – 1 tháng 1 năm 1995
* Mozambique – 26 tháng 8 năm 1995
* Myanma – 1 tháng 1 năm 1995
* Namibia – 1 tháng 1 năm 1995
* Nepal – 23 tháng 4 năm 2004
* Hà Lan (và Antille thuộc Hà Lan) – 1 tháng 1 năm 1995
* New Zealand – 1 tháng 1 năm 1995
* Nicaragua – 3 tháng 9 năm 1995
* Niger – 13 tháng 12 năm 1996
* Nigeria – 1 tháng 1 năm 1995
* Na Uy – 1 tháng 1 năm 1995
* Oman – 9 tháng 11 năm 2000
* Pakistan – 1 tháng 1 năm 1995
* Panama – 6 tháng 9 năm 1997
* Papua New Guinea – 9 tháng 6 năm 1996
* Paraguay – 1 tháng 1 năm 1995
* Peru – 1 tháng 1 năm 1995
* Philippines – 1 tháng 1 năm 1995
* Ba Lan – 1 tháng 7 năm 1995
* Bồ Đào Nha – 1 tháng 1 năm 1995
* Qatar – 13 tháng 1 năm 1996
* Romania – 1 tháng 1 năm 1995
* Rwanda – 22 tháng 5 năm 1996
* Saint Kitts và Nevis – 21 tháng 2 năm 1996
* Saint Lucia – 1 tháng 1 năm 1995
* Saint Vincent và Grenadines – 1 tháng 1 năm 1995
* Ả Rập Saudi – 11 tháng 12 năm 2005
* Sénégal – 1 tháng 1 năm 1995
* Sierra Leone – 23 tháng 7 năm 1995
* Singapore – 1 tháng 1 năm 1995
* Slovakia – 1 tháng 1 năm 1995
* Slovenia – 30 tháng 7 năm 1995
* Quần đảo Solomon – 26 tháng 7 năm 1996
* Cộng hoà Nam Phi – 1 tháng 1 năm 1995
* Tây Ban Nha – 1 tháng 1 năm 1995
* Sri Lanka – 1 tháng 1 năm 1995
* Suriname – 1 tháng 1 năm 1995
* Swaziland – 1 tháng 1 năm 1995
* Thụy Điển – 1 tháng 1 năm 1995
* Thụy Sĩ – 1 tháng 7 năm 1995
* Trung Hoa Đài Bắc – 1 tháng 1 năm 2002
* Tanzania – 1 tháng 1 năm 1995
* Thái Lan – 1 tháng 1 năm 1995
* Togo – 31 tháng 5 năm 1995
* Trinidad và Tobago – 1 tháng 3 năm 1995
* Tunisia – 29 tháng 3 năm 1995
* Thổ Nhĩ Kì – 26 tháng 3 năm 1995
* Uganda – 1 tháng 1 năm 1995
* Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất – 10 tháng 4 năm 1996
* Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland – 1 tháng 1 năm 1995
* Hoa Kì – 1 tháng 1 năm 1995
* Uruguay – 1 tháng 1 năm 1995
* Venezuela – 1 tháng 1 năm 1995
* Việt Nam – 11 tháng 1 năm 2007
* Zambia – 1 tháng 1 năm 1995
* Zimbabwe – 5 tháng 3 năm 1995
* Tonga – 27 tháng 7 năm 2007
* Ukraina – 16 tháng 5 năm 2008
* Cape Verde – 23 tháng 7 năm 2008