Tài liệu: Xã hội học: vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức

Tài liệu
Lê Ngọc Hùng

Tóm tắt nội dung

-

File đính kèm

Tiêu đề File đính kèm
http://voer.edu.vnSo2_1998_lengochung.pdf File 1
Xã hội học: vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức

Nội dung

Tóm tắt

Không phải đợi tới khi R. Merton đề xướng lý thuyết xã hội học cấp trung gian (middle-range theory - còn dịch là lý thuyết cấp trung bình1) các nhà khoa học mới biết các cấp độ nghiên cứu. Không phải bây giờ người ta mới thấy cần phải xây dựng “chiếc cầu” nối liền giữa một bên là nghiên cứu thuần tuý lý luận và một bên là khảo sát kinh nghiệm-thực nghiệm. Thực ra quan niệm về các cấp độ nghiên cứu đã tồn tại từ lâu và trên thực tế nhà xã hội học vẫn làm khoa học trên một, hai hoặc cả ba cấp độ “đại cương, chuyên ngành và cụ thể”, “lý luận, thực tiễn và gắn lý luận với thực tiễn”. Vấn đề hiện nay của sự phát triển tri thức xã hội học không phải là ở chỗ nghiên cứu trên cấp độ này mạnh hơn trên cấp độ kia mà ở chỗ khoảng cách ngày càng dãn sâu giữa hai thái cực-cấp độ “lý thuyết và thực nghiệm”, “cơ bản và ứng dụng”, “đại cương và chuyên ngành”. Mối liên hệ giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan sát thực nghiệm “còn rất lỏng lẻo và nhiều khi thiếu chuẩn xác”2 (Bùi Thế Cường, 1996). Từ đó nảy sinh nhu cầu nâng cấp tri thức xã hội học ngang tầm đổi mới kinh tế-xã hội đất nước ta trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để cung cấp thêm thông tin góp phần xem xét, giải quyết vấn đề trên bài viết này trước hết phân tích những khía cạnh liên quan tới cấp độ đối tượng, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu; tiếp theo, gợi ra một vài suy nghĩ về sự kết hợp và nâng cấp xã hội học; và cuối cùng, trình bày một số nguyên lý cơ bản phát triển tri thức xã hội học.

Nội dung

  1. Các cấp độ đối tượng nghiên cứu
  2. Các cấp độ lý thuyết
  3. Các cấp độ phương pháp nghiên cứu
  4. Vấn đề nâng cấp xã hội học
  5. Một số nguyên lý phát triển xã hội học
    1. Nguyên lý tiếp cận
    2. Nguyên lý quy tắc xã hội học
    3. Nguyên lý chuẩn mực
  6. Chuấn mực đạo đức nghề nghiệp

Xem chi tiết tại đây

Tạp chí Xã Hội Học, Năm 1998, Số 2



Nguồn: voer.edu.vn/m/xa-hoi-hoc-van-de-nang-cap-va-nguyen-ly-phat-trien-tri-thuc/3f69e2d0


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận