Từ điển tiếng Việt: Trần Khánh Giư

Ý nghĩa


  • (Bính thân 1896 - Đinh hợi 1947)
  • Nhà văn, bút danh Khái Hưng (nguyên tên ông chính là Dư, do đấy lấy bút danh Khái Hưng là hai chữ Khánh Giư xáo trộn lại). Quê làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng)
  • Ông có chân trong nhóm Tự Lực văn đoàn và là cây bút nòng cốt của nhóm. Ông viết nhiều trên hai tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay do nhóm chủ trương biên tập. Ông chuyên viết truyện ngắn, truyện dài. Các tác phẩm chính của ông đã xuất bản:
  • Truyện dài: Hồn bướm mơ tiên, Trống mái, Gia đình, Nửa chừng xuân, Đợi chờ, Thoát ly, Tiêu Sơn tráng sĩ
  • Tập truyện ngắn: Dọc đường gió bụi, Tiếng suối reo.
  • Các tác phẩm của ông viết chung với Nhất Linh: Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Anh phải sống. Ông cũng có sáng tác tập kịch thơ Tục lụy
  • Có thời gian ông tham gia vào các đảng phái chính trị chủ trương chống Pháp, nhưng thất bại trong đường lối và sách lược của mình. Giới thức giả, chú ý đến ông là qua các công trình văn học, tác phẩm của ông có chỗ đứng sáng giá trong văn học chữ Quốc ngữ vào thời hiện đại
Trần Khánh Giư



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận