Thượng lưu sông Hoàng Hà (Giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây). ở đây có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra nên gọi là Vũ Môn (cửa vua Vũ)
Theo "Tam tần ký" và "Thủy Kinh chú" thì Vũ Môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng 3 cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ Môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt qua cửa vũ
Theo "Đại Nam nhất thống chí" thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có 3 bậc. tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng
Thơ Vi Trang (Tiền thục):
Tâm như Nhạc sắc lưu Tần địa
Mộng trục hà thanh xuất Vũ môn. (Lòng như sắc núi Nhạc Lưu chốn đất Tần, mộng đuổi theo tiếng sông Hà mà ra cửa Vũ)