Thực phẩm chức năng: TINH DẦU NHỤC ĐẬU KHẤU

TINH DẦU NHỤC ĐẬU KHẤU

Mô tả chi tiết

TINH DẦU NHỤC ĐẬU KHẤU 1000ml

(GIÁ NIÊM YẾT TẠI WEBSITE CHÍNH LÀ GIÁ LÀM CƠ SỞ ĐỂ GIAO DỊCH, GIÁ NIÊM TẠI CÁC WEBSITE KHÁC CHỈ ĐỂ THAM KHẢO)

WWW.TINHDAUTHAODUOC.NET

HOTLINE: 0967 22 7899

1

Tên Tinh Dầu

Tên Tiếng Anh

Tên Khoa Học

TINH DẦU NHỤC ĐẬU KHẤU

Nutmeg Essential oil

Myristica fragrans Hontt

2

Bộ Phận Chiết Xuất

Quả (Hạt)

3

Phương Pháp Chiết xuất

Ép Lạnh

4

Xuất Xứ:

Việt Nam/Ấn Độ

5

Quy Cách

Đóng Gói

 

 

Chai thủy tinh:  500ml, 1000ml;

Bình nhựa chuyên dụng: 1000ml, 2000ml;

Can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 25 lít, 30 lít; 

Thùng phuy thiết, kẽm chuyên dụng: 180kg, 200kg.

6

Hạn Dùng

03 Năm tính từ ngày sản xuất

7

Chỉ Tiêu Chất Lượng

Hạt nhục đậu khấu chứa 14,3% nước, 7,5% protein, 28,5% hydrat cacbon, 11,6% sợi, 1,7 % chất vô cơ, 0,12mg/100 canxi, 0,24mg/100 phosphor và 4,6mg/100 sắt, 6-16% tinh dầu, 14,6-24, 2% tinh bột, 2,25% pentosan, 1,5% furfural, 0,5-0,6% pectin. Phẩm chất và tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu với hàm lượng không dưới 5%.

Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định. Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10-12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt. Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt. Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen và 10% myristicin.

8

Khả năng cung ứng

Khoảng 800kg/tháng

9

Thông Tin Chung

Nhục đậu khấu: Nhục đậu khấu - Myristica fragrans Houtt., thuộc họ Nhục đậu khấu - Myristicaceae.

Mô tả: Cây to, cao 8-10m, thân nhẵn. Lá mọc so le, màu xanh đậm, cuống dài, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài -15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên; cuống dài 7-10mm. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, mở theo chiều dài thành 2 van. Hạt có vỏ dày, cứng, nội nhũ bị gặm sâu và bao bởi một áo hạt xẻ tua màu hồng.

Nhục đậu khấu thuộc họ nhục đậu khấu (Myristicaceae), tên khác là nhục quả, ngọc quả, là một cây nhỡ hoặc cây to, cành có vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình bầu dục, hoặc hình mác, dài 5-15cm, rộng 3-7cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.

Cụm hoa đực dài 1-3cm, mọc ở kẽ lá gồm 3-20 hoa, bao hoa hình trứng, có lông chia 3 thùng (đôi khi 4), nhị xếp thành cột có đế dày, nhẵn, bao phấn thuôn, cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu, bầu có lông mịn.

Quả thường đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi mang bao hoa tồn tại; hạt hình trứng có áo và nhân màu trắng.

Cây có nguồn gốc ở vùng đảo Thái Bình Dương được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam

10

Tính Năng

(Công Dụng)

 

Theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu được dùng rất phổ biến làm hương liệu, gia vị và đặc biệt thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn của phụ nữ. Họ gọi nhục đậu khấu là “Gia vị tình yêu” hay “Viagra cho nữ giới”. Khi dùng, lấy 0,25-0,50g bột nhục đậu khấu ninh nhừ với cháo, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hấp dẫn. Có thể dùng bột hạt pha trà hoặc cho vào nước giải khát mà uống.

Nhục đậu khấu Tạo ra mùi hương kỳ lạ và mê say giúp trị buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Kích thích tiêu hóa có tác dụng tốt cho người kém ăn. Cho tinh thần minh mẫn trở lại. Có thể dùng Nhục Đậu Khấu trong trị liệu aromatherapy có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm và đau nhức cơ. Phòng chống bệnh thấp khớp và đau nhức chân tay. Phòng chống cảm lạnh, phong hàn, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy mãn tính.

Giảm đau, nhức cơ bắp

Chống mệt mỏi

Giảm bệnh thấp khớp và bệnh gút

Rất có lợi cho hệ tiêu hóa

Chống đầy hơi

Chống nôn

Giúp thăng hoa cảm xúc

11

Cách dùng

Tính vị, tác dụng: Nhục đậu khấu có vị cay, đắng hơi chát, mùi thơm, tính ấm, hơi độc; có tác dụng kích thích chung, lợi trung tiện, giúp điều hoà, làm săn da và kích dục. Dầu từ nhân hạt khô giúp ăn ngon, lợi trung tiện.

Công dụng: Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ và giai đoạn đầu của bệnh phong. Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25-0,50g, có thể dùng từ 2-4g. Nhưng dùng liều cao, dễ bị ngộ độc, gây say. Bơ Đậu khấu, dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp mạn tính, đau người.

Ở Thái Lan, gỗ được dùng làm thuốc hạ nhiệt, bổ phổi và gan; hạt dùng bổ, lợi trung tiện, dùng chống co tử cung, trị ỉa chảy; áo hạt làm thuốc bổ máu.

12

Tính Năng Khác

- Tinh dầu được sử dụng như mỹ phẩm, nước hoa

- Tinh dầu đường dùng để pha chế thành dầu massage (kết hợp với dầu nền)

- Tinh dầu được dùng để tắm, kết hợp với muối, chất khoáng (nhỏ 5 đên 10 giọt) tinh dầu vào bồn ngâm nước ấm để tắm.

- Tinh dầu dùng để ngâm chân, kết hợp với muối, nhỏ từ 3 đến 5 giọt vào bồn ngâm chan nước ấm (37 – 420 C)

- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng da nhạy cảm

- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở

- Không bôi tinh dàu trực tiếp lên da

- Không dùng với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

- Người bệnh kinh niên, người mẫn cảm với thảo mộc chỉ dùng có sự chỉ định của bác sĩ

Chú ý: Tinh dầu còn được pha, kết hợp với nhau theo liều lượng, tị lệ khác nhau, tạo ra các mùi thơm khác nhau, do đó người dùng cơ thể tự kết hợp, pha chế tạo ra cho mình một mùi riêng theo ý thích.

13

Chú ý

(cẩn trọng)

Bảo Quản

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.

Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.

Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.

Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu có thể ăn uống được như thực phẩm)

Không bôi tinh dầu vào vết thương hở

Không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ

Để xa tầm tay trẻ em

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

14

Liên Hệ

Đại Lc Sài Gòn (Dalosa Vietnam)

39 Học Lạc, P14, Q5, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0967 22 7899;  0902 82 2729

www.tinhdauthaoduoc.net

www.thegioitinhdau.net

www.naturalessentialoil.net

ww.dalosa.net

15

 Thông tin giới thiệu Dalosa Việt Nam

Dalosa Là nhà sản xuất và nhập khẩu chính, cung cấp các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên và nguyên liệu dược phẩm tại thì trường Việt Nam, và là đối tác của của nhiều công ty chuyên sản xuất và phân phối tinh dầu nguyên chất  lớn ở trong nước và trên thế giới.

16

Tài liệu tham khảo

1.Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu

Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013

2. Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh

3. Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam

GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại

4. Dược Điển Việt Nam III/IV

5. Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh

6. Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997

Bài viết tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam. Mọi sao chép phải được Dalosa chấp nhận bằng văn bản

Đọc Kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Xem hướng dẫn chi tiết (bên trên)
Ấn Độ
Tinh dầu nguyên chất
Tinh Dầu Nguyên Chất
Sử dụng trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe
Ấn Độ
www.tinhdauthaoduoc.net
4.500.000




Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận