Với những gợi ý sau đây, việc lựa chọn kiểu tủ bếp cho những không gian chật hẹp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!
Kiểu tủ bếp chữ I
Đây là kiểu tủ bếp phù hợp với không gian bếp dài và hẹp thường thấy trong các mô hình nhà ống. Hệ tủ bếp này được lắp đặt dọc theo một bức tường và để lại khoảng diện tích đủ lớn để gia chủ có thể di chuyển thoải mái trong bếp. Đây cũng là phương án bố trí tủ bếp gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Hệ tủ bếp chữ I nhỏ gọn nhưng vẫn bố trí đầy đủ các khu vực công năng
Kiểu tủ bếp chữ L
Giải pháp thứ hai cho không gian nhỏ là kiểu tủ bếp chữ L. Ưu điểm giải pháp này là tận dụng được không gian góc để tăng tối đa sức chứa. Khu vực bếp có hai lối vào giúp không gian rộng mở hơn và thoải mái hơn khi sử dụng. Kiểu tủ bếp chữ L cũng giúp người sử dụng dễ dàng thao tác giữa khu sơ chế thực phẩm, khu nấu và khu rửa. Bạn có thể kết hợp thêm bán đảo vừa sử dụng làm bàn ăn mini hoặc bàn soạn đồ ăn đã nấu chín.
Tủ bếp chữ L thiết kế vừa vặn với góc chết của căn hộ
Tủ bếp chữ L có bán đảo vẫn nhỏ gọn nhưng bạn có thể tích hợp được thêm vô vàn tiện ích
Kiểu tủ bếp song song
Đối với những ngôi nhà thiết kế khu bếp riêng biệt và hẹp bề ngang, kiểu tủ bếp song song là một lựa chọn phù hợp. Ưu điểm của tủ bếp song song là làm tăng tối đa sức chứa và chia không gian bếp thành các khu vực với chức năng khác nhau so với bếp chữ I qua đó người sử dụng có thao tác dễ dàng hơn và giảm quãng đường di chuyển trong khi nấu nướng.
Mẫu tủ bếp song song với thiết kế dành riêng cho khu bếp hẹp về bề ngang
Không gian bếp chật hẹp nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn được mẫu tủ bếp phù hợp để việc bếp núc trở nên thuận tiện hơn.