Tin tức: Các trình tự tìm long mạch

Các trình tự tìm long mạch

Nội dung

Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí, vì vậy các nhà phong thủy học gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi. 

Tiếp đó phải dựa vào trình tự nhất định, kế thừa tông, tìm về tổ, dựa vào hình thế, kiểm tra khí. Hơn nữa, trong quá trình tầm long, việc quan trọng nhất là phải tìm được kết yết và huyệt pháp phối hợp với nhau. 

Thứ tự là dùng để phân biệt trong và ngoài. Con cháu quý bởi vì là dòng đích truyền của tổ tiên nên việc tìm long mạch cần phải hỏi tới tổ tông. Dựa vào hình thế của tổ tông, có được khí bên ngoài kết tụ, nhưng nếu khí bên trong không tới thì cũng vô dụng.

Bởi vậy, lại cần phải kiểm tra khí của long mạch. Chữ “khí” này dựa theo mạch rất phức tạp. Có người nói rằng: “Cho nên có trường hợp có mạch không có khí, nhưng không có chuyện không có mạch mà có khí”. Cho nên, chôn cất ở mạch không bằng chôn cất ở khí. Mạch có hình, khí không có hình.

cách tìm long mạch
Long mạch quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Phàm chan long (long mạch chính)
cần có nhiều núi gò bảo vệ. Có nhiều núi gò hộ vệ, chủ càng giàu có, sang trọng.

Nếu không tìm hiểu cẩn thận thì rất ít khi tránh khỏi hãm ở chỗ thoát khí. Chỗ hiểm yếu giống như hang động. Hang động thuộc Âm, có minh đường thì khí Dương tích tụ. Chỗ bằng phẳng thuộc Dương, có cương mạch thì khí Âm thu vào bên trong. Dương coi Âm là đức và Âm coi Dương là đức.

Triều ứng, kỷ án, không phải tự nhiên mà có. Cửa ở hai bên trái, phải cũng không phải là vô cớ mà thiết lập nên. Đây chính là kinh lạc của tầm long. Xí là nhấc gót chân và nhìn ra xa. Đôn (ngồi xổm) là thu đầu gối, ngồi xuống. Xí là nhìn ra xa. Đôn là kiểm tra chỗ nhỏ bé. Ngưỡng (ngẩng lên) là quan sát hình dạng của tinh tú. Phủ (cúi xuống) là quan sát đạo lý của huyệt. Bốn loại này đều là phương pháp xem đất.

Đặc biệt, yết quan là công việc quan trọng nhất. Yết quan như thế nào sẽ kết ra huyệt như thế ấy. Bởi vậy, trước tiên cần phải chú ý tới yết quan của long mạch.

Lưu ý, theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại:

Hồi long: hình thê long mạch quay về núi Thái Tổ, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu.

Xuất dương long: hình thế long mạch, phát tích ngoằn ngèo như thú xuất lâm, như thuyền vượt biển.

Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.

Sinh long: hình thê long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.

Phi long: hình thê long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, hai cánh mở rộng, phượng hoàng nhảy múa hai cánh ôm bao.Ngoạ long: hình thế long mạch như hố ngồi, voi đứng, trâu ngủ, vững vàng dừng trú.

Ân long: hình thê long mạch không rõ, mạch long kéo dài.

Đằng long: hình thê long mạch cao viễn, hiếm yếu rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.

Lãnh quần long: hình thô long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay.

Việc tìm long mạch đầu tiên cần phải có căn cứ chắc chắn, chính là phải dựa vào những kinh nghiệm mà các nhà Kham dư cổ đại để lại.
Phong thủy và những điều kiêng kỵ

Nguồn: batdongsan.com.vn/kien-thuc-xay-dung/cac-trinh-tu-tim-long-mach-ar81272


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận