Kiến trúc sư Tomomi Kito và các cộng sự đã hoàn tất công việc cảo tạo ngôi nhà gỗ hai tầng có tuổi thọ hơn 40 năm ở thủ đô Tokyo. Khách hàng là một cặp vợ chồng trẻ, họ đã quyết định sống cùng cha mẹ vợ trong chính ngôi nhà này. Ngay sau đó, bà ngoại của người vợ cũng được mời tới sống tại căn nhà. Cặp vợ chồng đã yêu cầu các kiến trúc sư đưa ra một thiết kế nhà phù hợp cho cả bốn thế hệ khác nhau cùng chung sống: Bà ngoại (thế hệ thứ nhất), cha mẹ (thế hệ thứ hai), cặp vợ chồng (thế hệ thứ ba) và con trai của họ (thế hệ thứ tư).
Ở tầng 1, từ cửa đi vào là không gian chung - nơi cả gia đình có thể giao tiếp, trao đổi với nhau.
Bởi vì thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi thành viên trong gia đình không hề giống nhau nên việc tạo ra một không gian giúp tăng cường sự gắn kết giữa các thế hệ được coi là trọng tâm, khiến Tomomi Kito và cộng sự của ông phải suy nghĩ rất nhiều. Hơn nữa, các phòng hiện tại đã được chia thành các khu vực chức năng nhỏ hơn, do đó không thể mở cửa thông phòng hoặc mở cửa ra ngoài để đón gió và ánh sáng tự nhiên. Như vậy, các kiến trúc sư sẽ phải giải quyết bài toán nhằm nâng cao không gian tương tác giữa các thành viên trong gia đình cũng như tạo sự thông thoáng trong nhà để đón nắng, đón gió.
Không gian chung tầng 2 với trần nhà hình đường võng nhằm tăng sự kết nối với thiên nhiên.
Trước tiên, việc bố trí các phòng riêng được nghiên cứu rất cẩn thận để tận dụng tối đa các cửa sổ hiện có nhằm tối ưu hóa lượng gió tự nhiên và ánh sáng ban ngày chiếu vào phòng. Những không gian còn lại được thiết kế như những phòng sinh hoạt chung, cho phép các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, các phòng riêng cũng có thể hoán đổi được nhằm tăng cường giao tiếp giữa các thế hệ.
Thiết kế "toàn gỗ" tạo ra sự liền mạch giữa các khu vực khác nhau.
Đồng thời, nhóm kiến trúc sư cũng đã đánh giá cấu trúc hiện tại của ngôi nhà. Mặc dù các cột được bố trí dựa trên việc phân chia các căn phòng với nhau nhưng theo đánh giá của các kiến trúc sư, ngôi nhà đang bị mất cân đối về mặt kiến trúc và thiếu khả năng chịu lực. Vì vậy, bên cạnh việc tận dụng kết cấu hiện tại của ngôi nhà, các kiến trúc sư đã phải bổ sung thêm các dầm chịu lực. Ngoài ra, một số cột dư thừa cũng được tháo bỏ nhằm tạo ra không gian rộng mở hơn.
Phòng bếp ở tầng 2.
Trần nhà của không gian chung trên tầng hai có dạng đường võng có tác dụng khuếch tán ánh sáng tự nhiên. Tính năng kiến trúc này phù hợp với thẩm mỹ của cả bốn thế hệ trong gia đình - những người muốn sống trong một không gian thoáng đãng và ngập tràn ánh sáng.
Tấm chắn bằng lưới kim loại giúp ngôi nhà thoáng, sáng và tăng cường sự giao lưu giữa các phòng.
Lối vào tầng 1 ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Cầu thang được làm từ gỗ và thép vừa giữ được vẻ đẹp mộc mạc, vừa đảm bảo được độ bền.
Cầu thang nhìn từ trong phòng kính ra.
Không gian chung tầng 2. Bạn có thể thấy những chiếc cột, dầm được dựng thêm vào để gia cố kết cấu.
Một phòng cá nhân nằm trên tầng 2.
Căn phòng riêng với ánh sáng ngập tràn.