Tin tức: Coi trọng giáo dục dạy nghề - bí quyết giảm thất nghiệp của Thụy Sĩ

Coi trọng giáo dục dạy nghề - bí quyết giảm thất nghiệp của Thụy Sĩ

Nội dung

Khi học phí vào các trường đại học ngày càng tăng, cũng như tình trạng “thừa thầy thiệu thợ” phổ biến khiến giới trẻ đang có xu hướng chuyển sang học nghề. Vậy, thế giới học được gì từ Thụy Sỹ, nơi các chương trình giáo dục học nghề được sánh ngang bằng đại học.

Coi trong giao duc day nghe - bi quyet giam that nghiep cua Thuy Si - Anh 1

Kevin Wagner đang rất hài lòng với chính mình sau 4 năm kết thúc học chuyên ngành công nghệ thông tin theo chương trình giáo dục nghề của Tập đoàn Credit Suisse Group AG - một ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Theo học nghề từ năm 17 tuổi, sau khi hoàn thành khoa học nghề, anh có thể được tăng lương gấp 4 lần, lên mức 1.000 Bảng Anh (hơn 32 triệu VNĐ), cùng với đó là khả năng tiếng Anh được củng cố, tự tin và tay nghề cao hơn hẳn khi mới chỉ ở độ tuổi 21. Một tương lai rộng mở một chàng trai trẻ song Wagner thừa nhận: “không thích học ở trường”.

Câu chuyện của Wagner như một tấm gương điển hình trong mô hình giáo dục của Thụy Sĩ, nơi có dãy nũi Alps nổi tiếng cùng những mẫu chocolate sang trọng và đồng hồ lạ mắt, đất nước luôn đạt điểm cao trong bảng xếp hạng giáo dục thế giới. Không chỉ vậy, Thụy Sĩ được có chương trình giáo dục nghề thành công vào bậc nhất thế giới, thường xuyên đứng đầu trong các cuộc thi tay nghề quốc tế. Nước này cũng sở hữu con số tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đáng ghen tỵ chỉ có 7,5% (so với 21,9% ở Anh).

Bí quyết thành công chính là những di sản mô hình giáo dục nghề nghiệp lâu đời ở nước này. Khoảng 2/3 dân số từ 15 đến 19 tuổi học nghề tại Thụy Sỹ, cao hơn hẳn so với tỉ lệ 6% ở Anh (trong lứa tuổi từ 16 đến 18). Trong khi Wagner có năng khiếu để học đại học nhưng đã lựa chọn học nghề hay còn được gọi là (giáo dục hướng nghiệp – VET) vì muốn kiếm tiền và học việc, lý do rất thực dụng trong thời buổi nhan nhản nhiều bằng đại học.

Chương trình đào tạo nghệ ở Thụy Sĩ thường kéo dài khoảng 3-4 năm đối với giới trẻ, trung bình họ sẽ phải có 3 ngày/tuần ở nơi làm việc và 2 ngày ở trường cao đẳng nghề - một sự kết hợp có thể giúp học sinh ứng dụng luôn những kiến thức đã học vào công việc. Ursula Peter một cố vấn giáo dục hướng nghiệp ở khu vực tây Bắc của Solothurn khẳng định: “Những người như vậy được coi là chuyên gia thực sự...trường học và nơi làm việc cùng kết hợp với nhau giúp củng cố tay nghề và lý thuyết cho học sinh”.

Coi trong giao duc day nghe - bi quyet giam that nghiep cua Thuy Si - Anh 2

Tờ The Guardian cho rằng, giới trẻ Thụy Sĩ luôn được khuyến khích bắt đầu suy nghĩ về tương lai của mình từ rất sớm. Từ 7-13 tuổi các em sẽ được theo học chương trình tiểu học kéo dài trong 6 năm. Từ 13 -16 tuổi là học trung học cơ sở, kéo dài 3 năm. Cuối cấp trung học các em đã được tách ra dựa vào trình độ và mong muốn chọn nghề nghiệp theo nhiều nhóm khác nhau (thường là ba). Những học sinh muốn theo tiếp chương trình học thuật sẽ vào học trung học (gọi là trường cấp 3 hay Kantonsschule để chuẩn bị cho “matura” -trình độ cần thiết để được vào đại học. Trong khi đó, những học sinh có ý định theo học nghề thương mại hoặc du lịch cần phải hoàn thành trong 3 năm trước khi vào học chương trình dạy nghề theo quy định của luật liên bang.

Từ tuổi 14 tất cả các em học sinh cần có một giờ trong tuần để học giáo dục hướng nghiệp. Đây sẽ là cơ hội giúp các em hiểu được rõ nghề nghiệp trong khu vực địa phương mình sống, nhận được những lời cố vấn. Không giống ở Anh, việc học nghề ở Thụy Sĩ không hề bị kỳ thị. “Hầu hết mọi người đều đi đến các trường dạy nghề vì nó không phải là một vấn đề” - Tobias Eichmuller 20 tuổi, một người học việc tại các công ty Công nghệ Y tế Stryker ở Selzach khẳng định. Khoảng ¼ học sinh đi vào đại học so với 45% ở Anh “Không ai cảm thấy xấu hổ về điều đó” – anh nói thêm. Hơn nữa, học nghề không phải là một “con đường một chiều”. Những người học nghề có thể theo học tiếp giáo dục đại học, trong khi những người theo con đường học thuật có thay đổi khóa học để được học các chương trình giáo dục nghề ở trình độ tương đương (được gọi là giáo dục và đào tạo đặc biệt hoặc PET).

Cách sử dụng lao động cũng được coi là chìa khóa để giảm tỉ lệ thất nghiệp ở Thụy Sĩ. Các sinh viên rời trường đa số sẽ được nhận vào các công ty hỗ trợ, liên kết với các trường dạy nghề, làm việc phù hợp với nội dung chương trình đào tạo cùng nhu cầu thị trường lao động. Thay mặt cho các nhà tuyển dụng, Bernhard Beutler thuộc tổ chức Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và công nghệ Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế, giải thích: “Các doanh nghiệp rất ý thức về trách nhiệm của họ khi nói đến cung cấp người lao động dài hạn, được đào tạo đầy đủ để đảm bảo khả năng phát triển tay nghề và đổi mới”.

Ở Anh, một trong những rào cản lớn nhất đối với người sử dụng lao động là luôn cân nhắc việc học nghề - đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thường rất lo sợ rằng sau một thời gian dài đào tạo, khi các lao động đã “cứng tay” sẽ rời bỏ công ty. Trong khi đó, hơn 98% các doanh nghiệp nhỏ ở Thụy Sĩ thoải mái hơn với quan điểm này. David Way, giám đốc điều hành của NAS (Ban Học nghề Quốc gia) khẳng định, tính năng nổi bật nhất trong hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ là ý thức trách nhiệm tập thể được gây dựng bởi người sử dụng lao động, các nhà giáo dục và người học để tạo nên sự thành công.

Xem thêm:

Hương Nguyên

Khi học phí vào các trường đại học ngày càng tăng, cũng như tình trạng “thừa thầy thiệu thợ” phổ biến khiến giới trẻ đang có xu hướng chuyển sang học nghề. Vậy, thế giới học được...

Nguồn: www.baomoi.com/coi-trong-giao-duc-day-nghe-bi-quyet-giam-that-nghiep-cua-thuy-si/c/19334989.epi


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận