Tin tức: Hồi ký Steven Gerrard – Chương 7: Phản bội người thân

Hồi ký Steven Gerrard – Chương 7: Phản bội người thân

Nội dung

Cuối cùng, Gerard Houllier cũng nói lời chia tay Liverpool nhưng trước khi ra đi, ông kịp để lại gia tài quý báu nhất trong sử sách The Kop: Trao băng đội trưởng cho Steven Gerrard ở tuổi 23. Chương 7 kể lại những ngày tháng đó.

Hồi ký Steven Gerrard - Chương 7: Phản bội người thân
Steven Gerrard và HLV Houllier. Ảnh: Internet.

Tuổi 23 kỳ diệu

Một sáng âm u, Houllier gọi tôi vào phòng làm việc cá nhân của ông. Những việc như này không phải làm hiếm bởi ông thường xuyên mời tôi đến văn phòng và chia sẻ kinh nghiệm như những người bạn. Nhưng khi vừa bước qua cánh cửa, tôi chợt nghe thấy: “Stevie, tôi muốn cậu làm đội trưởng.” Trong 2 giây, tôi bị choáng vì câu nói đó. Choáng vì Houllier bỏ qua hành động xốc nổi của tôi ở Zurich, và cũng choáng bởi niềm tin tuyệt đối ông dành cho tôi. Hồi tháng 11/2002, tôi từng có vinh dự đeo băng thủ quân trong trận đấu gặp Blackburn tại League Cup song lần này là một xúc cảm hoàn toàn mới lạ. Tôi sẽ trở thành thủ quân chính thức ở Anfield.

Từ choáng, tôi chuyển sang hồi hộp. Từ hồi hộp, tôi chuyển sang lo lắng. Lo lắng vì không biết bản thân đã đủ tài năng và bản lĩnh để gánh vác trọng trách nặng nề chưa, và trên hết là lo lắng vì không biết Sammi Hyypia – đội trưởng đương nhiệm sẽ phản ứng ra sao. Hyypia đã gắn bó với Liverpool được 5 năm, còn cả quãng đường dài phía trước để hoàn thành nhiệm kỳ trước. Cá nhân tôi cũng tôn trọng Hyypia. Trong mắt tôi, anh ấy là tượng đài ở Liverpool.

Song tôi không thể cưỡng lại lời chào mời hấp dẫn của Houllier. Ngày 15/11/2003, tôi chính thức lâm trận với chiếc băng màu trắng viền đen bao quanh cánh tay. Hôm ấy, Liverpool đánh bại Olympic Ljubljana 3-0, một khởi đầu không đến nỗi tệ.

Ở tuổi 23, người ta còn đi học thạc sỹ hoặc mới chập chững bước vào đời. Ở tuổi 23, tôi là thủ quân ở đội bóng giàu truyền thống bậc nhất xứ sương mù, chịu trách nhiệm trước BHL, CĐV và các đồng đội. Dù khó khăn nhưng tôi không giấu nổi sự hạnh phúc và niềm tự hào. “Sướng quá mẹ ơi,” tôi hét to khi gặp bà sau trận đấu bản lề ở UEFA Cup (tiền thân của Europa League).

Nói ít, làm nhiều

Để xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người, tôi phải thay đổi, bắt đầu từ chuyên môn. Nếu được chọn chuyền chính xác 73% nhưng kiến tạo 2 bàn với chuyền chính xác 90%, tôi sẽ chọn vế thứ nhất. Đôi khi, đội trưởng không cần quá chỉn chu (ở mức độ chấp nhận được). Thứ hai, tôi phải học cách chia vui với đồng đội. Trước khi, tôi chỉ chạy tới chỗ Owen hay Fowler, một phần cũng vì muốn lấy lòng giới sao số trong đội. Nhưng bây giờ, tôi có nghĩa vụ san sẻ niềm vui với tất cả đồng đội, bất kể là ngôi sao hay cầu thủ trẻ.

Chuyên môn đã xong, giờ là kỹ năng mềm. Nhiều người bảo rằng tôi cần sửa tính ít nói nếu muốn hoàn thành tốt công việc của người đội trưởng. Nhưng hãy nghĩ xem, khoảng 60 máy quay tự động bắt cảnh quanh sân, phía trên bạn là 40.000 khán giả, từ xa tầm vài chục triệu cặp mắt theo dõi qua màn ảnh nhỏ, giả định đội trưởng ra vẻ uy quyền, quát mắng đồng đội thì người bị mắng sẽ cảm thấy sao?

Bỏ qua tất cả, tôi tìm ra phẩm chất bao hàm mọi thứ của người đội trưởng: Biết mình đang làm gì. Lấy ví dụ từ trải nghiệm của tôi: Trước mỗi vòng đấu, nếu có một tài năng trẻ nào được đôn lên đội một thì nên nhắn tin chúc may mắn vào thứ Năm hoặc thứ Sáu. Đây là thông lệ qua nhiều đời đội trưởng và HLV ở Liverpool nhưng không phải ai cũng chú ý.

Còn nữa, nên làm chủ phòng thay đồ. Nhưng thế nào là “làm chủ phòng thay đồ”? Qua kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin rút ra đôi lời. Một, để đồng đội mắng mình trước khi chỉ ra lỗi sai của người đó khiến họ tâm phục khẩu phục. Hai, không bao giờ khen đồng đội: “Ê, dạo này cậu tiến bộ lắm, cứ thế phát huy nhé.” Tin hay không là ở bạn, nhưng đó là cách tôi duy trì vị thế suốt hơn một thập kỷ.

Chia tay Houllier – điều không thể khác

Vị trí thứ tư ở giải Ngoại hạng không đảm bảo cho chiếc ghế của Houllier. David Moores và Rick Parry, đồng chủ tịch quản trị CLB ngày ấy đơn giản là muốn tìm kiếm hướng đi mới cho Liverpool. Sáng Chủ nhật đầu tháng 5, tôi đi bộ qua phòng chủ tịch, tình cờ nghe thấy tiếng cãi vã giữa Houllier và giới chóp bu. Moores lên gân: “Vứt hết vào sọt rác mớ giấy nháp của ông đi.” Tôi không nhớ chính xác, nhưng dường như đó là bản lộ trình phát triển CLB trong 5 năm tiếp theo mà Houllier đề xuất với BLĐ.

Năm đó, Chelsea bắt đầu trỗi dậy với sự đầu tư của tỷ phú Abramovich. Thế chân vạc do Arsenal, M.U và Liverpool hình thành có dấu hiệu bị đe dọa. Stamford Bridge dần trở thành điểm đến hấp dẫn của giới sao số trong làng túc cầu. Arsenal là tập thể được cấu thành từ những cầu thủ chơi cạnh nhau nhiều năm liền. M.U với Sir Alex đương nhiên là thế lực không thể đạp đổ. Nói thế để thấy nếu cứ tiếp tục lối mòn Houllier đề xuất, Liverpool sẽ rơi xuống vực thẳm.

Với tư cách đội trưởng, tôi đứng trước hai lựa chọn. Hoặc bảo vệ, hoặc chống lại Houllier. Tôi lục lại đống tin nhắn với Houllier, nhận ra quy luật: Trước mỗi vòng đấu, ông đều nhắn “cố lên” gửi từ máy fax trong phòng làm việc cá nhân ở Melwood. Bây giờ, bảo tôi bỏ Houllier cũng khó mà bắt tôi đi theo ông ấy còn… khó hơn.

Tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với biến cố lớn nhất trong đời. Bạn gọi thế nào thì tùy, nhưng nhiều người, ngay cả gia đình gọi tôi là “kẻ phản bội” khi lời nhắn cuối cùng tôi gửi Houllier trước ngày ông rời đi được báo giới Anh công bố: “Cảm ơn và xin lỗi”.

Houllier mãi mãi là người tôi kính trọng nhất trong làng bóng đá nhưng ngày nào ông còn ở lại, ngày đó tương lai Liverpool còn bất định. Tôi vẫn sẽ kính trọng và thân thiết với Houllier nhưng điều ấy chỉ diễn ra bên ngoài sân cỏ. (Còn tiếp… )

Nguồn: Thanh Trần - Báo Đất Việt
Đăng lúc: 8:39 01/02/2016
Cuối cùng, Gerard Houllier cũng nói lời chia tay Liverpool nhưng trước khi ra đi, ông kịp để lại gia tài quý báu nhất trong sử sách The Kop: Trao băng đội trưởng cho Steven Gerrard ở tuổi 23. Chương 7 kể lại những ngày tháng đó.

Nguồn: www.bongda.com.vn/?p=1669772


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận