Nhà nghiên cứu Obinna Onuaguluchi thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng cho biết, nhóm kỹ sư đã thử nghiệm sợi từ lốp xe tái chế với các tỷ lệ khác nhau cùng các vật liệu sản xuất bê tông khác như cát và nước trước khi tìm ra được tỷ lệ lý tưởng là 0,35% sợi lốp xe.
Các con đường bê tông có sử dụng cao su tái chế không còn mới ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Trung Quốc. Cách sử dụng các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông.
Các sợi polymer từ lốp xe giúp cải thiện sự phục hồi và kéo dài tuổi thọ của bê tông
Obinna Onuaguluchi cũng cho biết, thí nghiệm của nhóm các nhà khoa học cho thấy loại bê tông này giúp làm giảm sự hình thành 90% vết nứt so với bê tông thông thường. Dù cấu trúc bê tông sẽ tự phát sinh các vết nứt theo thời gian nhưng các sợi polymer sẽ giúp bảo vệ cấu trúc bê tông khi các vết nứt hình thành và kéo dài tuổi thọ của bê tông.
Mỗi năm, trên khắp thế giới, có đến 3 tỷ lốp xe được sản xuất, tạo ra gần 3 tỷ kg sợi cao su khi tái chế.
Giáo sư kỹ thuật dân dụng UBC Nemkumar Banthia cho biết, hầu hết các lốp xe phế liệu đều tập kết tại các bãi chôn lấp. Việc thêm sợi cao su vào bê tông có thể giúp giảm lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp lốp xe, giảm lượng phát thải của ngành công nghiệp xây dựng.
Bằng cách sử dụng lốp xe tái chế, các kỹ sư UBC, Mỹ đã phát triển một loại bê tông có độ đàn hồi cao hơn có thể sử dụng cho nhà cửa, đường xá, đập nước, cầu cống.