Tin tức: Phòng ngừa dị ứng đạm sữa

Phòng ngừa dị ứng đạm sữa

Nội dung

Thưa bác sĩ, nếu trẻ bị dị ứng với đạm sữa thì biểu hiện của trẻ ra sao? Có cách nào phòng ngừa cho trẻ trong trường hợp mẹ không có sữa? (Lê Thị Thanh)
polyad

Ảnh minh họa.

Trả lời:

Chào chị,

Triệu chứng dị ứng sữa khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác, xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa.

Ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi, thở khò khè, nôn trớ.

Các dấu hiệu muộn bao gồm đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng, có thể có máu, chảy nước mũi, chảy nước mắt, phát ban, ngứa quanh miệng.

Trường hợp nặng bé có thể có biểu hiện sốc phản vệ với các dấu hiệu, co thắt đường hô hấp, thở rít, khó thở, mặt đỏ bừng, ngứa, tụt huyết áp.

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng sữa. Trong trường hợp không có sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ, có thể chọn cho trẻ loại sữa công thức có cấu tạo gần giống sữa mẹ có đạm Optipro hoặc sữa công thức thủy phân một phần.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy
Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương

Từ ngày 24/9 đến 24/11, Báo điện tử VnExpress cùng Nestlé mở chuyên mục “Phòng ngừa dị ứng ở trẻ". Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi đến chuyên gia về cách phòng ngừa dị ứng cho trẻ em trong những năm tháng đầu đời tại đây. Kiểm tra nguy cơ dị ứng của trẻ tại đây.

Thưa bác sĩ, nếu trẻ bị dị ứng với đạm sữa thì biểu hiện của trẻ ra sao? Có cách nào phòng ngừa cho trẻ trong trường hợp mẹ không có sữa? (Lê Thị Thanh)

Nguồn: suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/phong-ngua-di-ung-o-tre/phong-ngua-di-ung-dam-sua-3306667.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận