Theo báo cáo “Nhà ở giá hợp lý ở Việt Nam – Con đường phía trước” của Ngân hàng Thế giới, sự chuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông thôn hướng tới một nền kinh tế sản xuất có năng suất cao hơn và dựa vào dịch vụ sẽ thúc đẩy tăng dân số, đồng thời gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các thành phố.
Dự kiến, tỷ lệ dân số đô thị sẽ đạt 50% vào năm 2040, như vậy ước tính sẽ cần thêm khoảng 374.000 đơn vị nhà ở tại các thành phố mỗi năm để đáp ứng nhu cầu.
Báo cáo nêu rõ, đô thị hóa đã được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới và nhà ở giá hợp lý sẽ là công cụ để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng năng suất và tăng trưởng đô thị cho mọi người.
Theo báo cáo này, dù tăng trưởng về kinh tế và chất lượng nhà ở của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Hiện vẫn còn gần 20% hoặc khoảng 4,8 triệu hộ gia đình ở Việt Nam vẫn còn đang sống trong điều kiện khó khăn.
Ngân hàng Thế giới cho biết, sẽ cần thêm khoảng 374.000 đơn vị nhà ở tại các thành phố mỗi năm để đáp ứng nhu cầungười dân
Trong khi đó, đa số nhu cầu mới về nhà ở sẽ tập trung chỉ ở một vài các khu công nghiệp và thành phố lớn. Các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, xung quanh Hà Nội và xung quanh Tp.HCM sẽ chiếm khoảng hai phần ba nhu cầu nhà ở mới.
Chính sách nhà ở của Việt Nam trước đây đã trải qua nhiều giai đoạn. Sau khi thị trường hoá ngành bất động sản, đầu cơ và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra sự tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản, khiến giá nhà đất tăng khá cao và tạo nên nguồn cung về thị phần nhà ở hạng sang, kết quả là đã dẫn đến bong bóng bất động sản trong giai đoạn 2009 - 2012.
Có thể thấy, gói kích thích 30.000 tỷ đồng bắt đầu từ năm 2012 đã giúp định hướng lại các đơn vị phát triển nhà và người cho vay sang thị trường nhà ở giá hợp lý dành cho người có thu nhập trung bình, đây là những người có nhu cầu sở hữu nhà ở thực sự.
Trong khi đó, Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua vào năm 2015, đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc để cải cách và tập trung vào hỗ trợ nhà ở tự xây, đẩy mạnh vai trò tích cực của khu vực tư nhân trong việc tạo nguồn cung nhà ở, đồng thời giải quyết tình trạng thiếu nhà cho thuê giá hợp lý, nhất là đối với sinh viên và người lao động trong các khu công nghiệp.
Bên cạnh việc đưa ra đánh giá toàn diện về lĩnh vực bất động sản và lộ trình cho nhà ở giá hợp lý tại Việt Nam thì báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một loạt khuyến nghị như: Gia tăng và tái định hướng chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực nhà ở; Ưu tiên cải cách cơ cấu để nâng cao khả năng quản trị trong lĩnh vực nhà ở và quản lý đất đô thị; Xây dựng Chương trình Nhà ở Giá hợp lý Quốc gia, là phương tiện để thực hiện Luật Nhà ở năm 2015 và đưa ra những can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực nhà ở; Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua đầu tư vào khối xây dựng trong lĩnh vực nhà ở được vận hành tốt;…
Ngân hàng Thế giới cho biết, tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam dự kiến sẽ đạt 50% vào năm 2040, như vậy sẽ cần thêm khoảng 374.000 đơn vị nhà ở tại các thành phố mỗi năm để đáp ứng nhu cầu.