Truyện: 10 Truyện Ma Hay Nhất Về Halloween

Tác giả: Sưu tầm

Thể loại: Truyện ma - Kinh dị

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Hãy cùng đọc 10 truyện ma hay nhất về Halloween để có ngày lễ đáng nhớ nhất nhé.

Cùng theo dõi Top 10 Truyện Ma Hay Nhất Về Halloween.

truyen ma dem halloween hay nhat

Truyện 1: Cầu Cơ

Nếu đề cập đến những ngôi miếu oan hồn mà không đề cập đến những câu chuyện huyễn hoặc gắn liền với ngôi miếu, xem như chưa biết gì về miếu. Bởi không có những mẫu chuyện mang tính tâm linh thì chẳng ai cất công xây miếu.



Bà Đặng Thị Mười, 70 tuổi, cư ngụ ấp Long Hòa, phường Thới Long, quận Ô Môn, tp. Cần Thơ, kể: “Quốc lộ 91B, đoạn gần Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (thuộc quận Ô Môn) có một cái miếu oan hồn. Nhiều người đã từng bị những oan hồn này trêu ghẹo. Tôi cũng bị một lần”. Rất nhiều ô lão sống tại nơi đây đều xác nhận những câu chuyện kể của bà Mười. Họ cho biết, cách nay khoảng 50 năm, một chiếc xe lam 3 bánh chở khách đi chợ khuya bị vướng trái nổ khiến 14 người trên xe đầu chết tan xác. Trong đó có 2 người phụ nữ mang thai. 1 tuần lễ sau, những người đi bộ ra chợ khuya ngang qua chỗ ấy thường bị ai đó xô té ngã trặc chân. Chính bà Mười trông thấy tận mắt hai lần một người phụ nữ mặc đồ trắng, tóc xõa dài, tay bế một đứa trẻ bay là là trên ngọn gió theo hướng gió thổi. Bà Mười không sợ ma nên đứng quan sát rất lâu cho đến khi bóng ma khuất sau ngọn cây. Bà Thế, cùng chứng kiến vụ việc với bà Mười đã xác nhận: “Tôi vừa trông thấy đã hoảng hốt bỏ chạy thục mạng về nhà. Riêng bà Mười vẫn đứng lại xem”.

Người ta đã hùn tiền cất cho 14 oan hồn người lớn và 2 oan hồn sơ sinh một ngôi miếu ven đường, sơ sài để hồn ma không quấy nhiễu nữa. Bẵng một thời gian dài, cách nay 3 năm, một cô gái trẻ chạy xe đạp đến nơi đó bị một chiếc xe tải cán… đứt đầu. Gia đình cô gái nhờ người lên đồng nhập xác. Cô gái nhập xác bà đồng cho biết, có lần cô và đám bạn gái đi ngang miếu, bảo với nhau rằng, chuyện ngôi miếu linh thiêng là chuyện tầm phơ tầm phào. Vì vậy, ma “mẹ bồng con” cư ngụ ngôi miếu bắt cô phải thế chỗ. Cô phải bắt đủ 9 người cà nam lẫn nữ mới được siêu thoát. Không biết chuyện lên đồng là có thật hay mê tín dị đoan, mà vài tháng sau, một cô gái trẻ khác chạy xe đạp đến nơi đó lại bị xe tải cán đứt hai người.

Liên tục trong 5 năm, tại nơi này xảy ra hàng chục vụ tai nạn, làm cả chục người bị thương và đã có 8 người tử vong thảm khốc. Ông Lê Th. C., cư ngụ gần ngôi miếu khẳng định: “Còn một mạng người nữa mới đủ số 9. Tôi luôn dặn dò con cháu, khi đi đến đoạn đường đó phải thận trọng hết mức. Nhiều người cho là chuyện dị đoan, mê tín nhưng hầu hết những người sống quanh khu vực này đều tin chuyện đó có thật”. Ông kể thêm rằng, mẹ cô gái bị đứt người làm hai khẳng định, đêm trước tai nạn, cô gái có kể cho bà biết rằng, cô nằm mơ gặp cô gái đứt đầu rủ đi xô xe chơi. Nghe xong gai61c mơ, bà mẹ rầy con gái rằng, đó là chuyện nhảm nhí. Vì vậy, ngay sau khi cô con gái bị tai nạn, bà đã thuê ngay thầy cùng “trục” vong linh nhưng thất bại.

Bà Cẩm H., 42 tuổi cư ngụ gần ngôi miếu khẳng định: “Tôi chạy xe trước con nhỏ bị cán đứt hai. Trước khi xảy ra tai nạn vài giây, tôi nghe thoảng trong gió tiếng một người phụ nữ hét: Xô nó té đi! Tôi ngoãnh lại để xem ai nói, nhờ vậy tôi chứng kiến trọn vẹn cảnh tai nạn. Ngay khi đó, tôi mất hồn mất vía, phải xuống xe ngồi xuống vạt cỏ một hồi lâu mới tỉnh hồn”.

Ở ngay cung đường này, đã từng xảy ra một vụ tai nạn làm chết tại chỗ 3 học sinh cấp 3 nhưng cách ngôi miếu khoảng 1 km nên người dân không tính tai nạn đó là do các oan hồn ngôi miếu xô đấy. Ba cô cậu học sinh đi học ngoại khóa môn thể dục. Tan học, cả ba gồm 2 cậu một cô, chất nhau lên một chiếc xe dream, chạy thật nhanh. Họ vừa chạy vừa cười giỡn. Họ đâm thẳng vào bánh trái chiếc xe vận tải hành khách chạy ngược chiều từ hướng Cần Thơ về Ngã ba Lộ Tẻ. Chiếc xe dream bị cuốn vào bánh xe vận tải hành khách. Cả ba cô cậu đập mặt vào ca pô xe khách rồi cũng bị cuốn vào bánh xe. Mỗi thi thể bị ném văng xa cách nhau hơn 10 mét. Tất cả đều biến dạng, trông rất gớm ghiếc. Các cơ quan chức năng điều tra đều nhận định chung về các vụ tai nạn xảy ra tại cung đường này: Đường hẹp do mép lề ven song bị sạt lở, các nạn nhân hoặc người gây tai nạn phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm lậut giao thông. Để hạn chế tai nạn, một biển báo “đoạn đường thường xảy ra tai nạn” được UB An toàn Giao thông địa phương cắm ven đường. Tuy vậy, thỉnh thoảng, một vài người tham gia giao thông vẫn cứ tạo điều kiện cho ngôi miếu oan hồn có thêm… “uy tín”.

Chuyện hồn xô đẩy dẫn đến tai nạn giao thông chết người, có thể là chuyện hoang đường do một số người chứng kiến tai nạn bị ám ảnh. Tuy nhiên, nếu tham gia giao thông đến đoạn đường có cất miếu oan hồn ven đường, bạn cần tin rằng, nơi ấy đã từng xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Nếu không tin vào những chuyện huyền bí, hoang đường, bạn cũng nên tin rằng, đoạn đường ấy có vần đề về độ an toàn như: Tán cây che khuất tầm nhìn, mặt đường có ổ gà, chiều ngang đường bị hẹp, mặt đường trơn… Đó là môi trường tạo nên những vụ tai nạn giao thông chết người. Hãy cẩn thận tay lái và giảm tốc độ khi trông thấy miếu oan hồn.

Một vài UB An toàn Giao thông của vài địa phương đã từng đặt những tấm bảng in hình ảnh những thi thể kinh dị, biến dạng vì tai nạn giao thông để nhắc nhở mọi người cẩn thận khi tham gia giao thông ở những cung đường nguy hiểm thường xày ra tai nạn. Tuy nhiên, vẫn không hiệu quả bằng những ngôi miếu ven đường. Điều này, tất cả những tay lái lụa xe tải đường dài đều thuộc nằm lòng.

Truyện 2:Con Quỷ Trên Cây Me

Tôi ở trong 1 con hẻm dài khoảng 300m, nhà Tôi là ở dầu hẻm nhưng tôi thường hay xuống cuối hẻm chơi bắn bi với mấy đứa bạn, lúc dó tôi chừng khoảng 10 tuổi , là cái tuổỉ mà người ta nói là hay phá làng phá xóm. Đúng như vây lúc dó tôi cùng mấy đứa bạn trang lứa thường hay tụ tập lại chơi bắn bi hoặc là giờ nửa trưa đợi cho người ta ngủ trưa rồi thì tụi tôi mò vào vườn nhà người ta rồi leo lên cây để ăn trộm Me,ổi,xoàị..v.v. Có lần vưà trèo vô thì bị con chó nó chạy ra làm tôi phải quýnh lên, không biết lúc đó tôi biết bay hay sao mà tôi phóng 1 cái là wa khỏi luon cái hàng rào, các bạn cũng biết là hàng rào thường được người ta rào lại bằng những kẻm gai và cao khoảng 1m50, lúc tôi trèo vào thì rất khó khăn vì sợ gai chích, tôi phảỉ từ từ trèo mới wa được, nhưng khi con chó chạy ra thì tự nhiên tôi phóng 1 cái là bay wa hàng rào thấy ngọt sớt.

Cuối con hẻm có 1 ngôi nhà, ngôi nhà này có 1 cây Me rất lớn ngay trước cổng đi vộ thường thì tụi tôi chỉ đứng ngoài cổng mà lấy cây khều me thôi chứ không có đứa nào dám trèo vô cả. Vì chúng tôi sợ bà bích, bà bích củng là chủ ngôi nhà nàỵ Nghe dến 2 chử “bà bích’” thôi thì mấy đứa nhỏ trong xóm kể cả t.ui tôi đều khiếp sợ, vì bà ta có 1 diẹu cuoì rất là ghê gớm. MổI khi bà ta cuoì len thì nguoì ta thaý nổi cả da gà, tóc gaý củng phải dựng lên. Maý dưá nhỏ nào mà kén ăn, cha mẹ dút hoài khong chịu ăn, chỉ cần noí: ” con khong ăn là má keu bà bich’ tới dút con ăn dó” chỉ 1 câu dó thoi thì khong có dứa nào mà kén ăn nửạ Thuong` thì bà bích này hay cuoì vaò giờ giửa trưa, tieng’ cuoì của bả nghe rác khac’ thuong`, và dôi lúc bà ta củng hú lên giong’ như tieng’ *** trụ Nhửng nguoì trong xóm thì keu bà ta bị dien, củng có nhửng nguoì kh’ac thì kêu là bà ta bị Ma nhập. Có 1 lần tôi dang dạp xe xuong’ duoí xóm dể rủ maý thăng` bạn di choi, dang dap ngon lành như vay tự nhien toi thaý xe của tôi khựng lại, tôi quay lại phiá sau coi thử có chuyện gì thì..trời oi, bà bích. bả dang nắm laý yên sau xe của tôi mà dựt lạị Tôi sợ wá cố gắng dap mạnh dể cho bà ta buon rạ Nhưng khong ngờ ba ta nắm chặc wá, toi khong the nào mà dạp nỏi duoc. bà tao vưà niú xe tôi và vuà cuoì. Khuong mặt của bà ta thì trắng mết. mắt thì trợn lên nhìn thẳng vaò mắt tôi, lúc dó hồn vía tôi nó muon’ bay ra ngoaì luon. Tôi lien` buon xe dạp xuong’ và chạy thẳng 1 hơi về tới nhà mà khong dam’ quay dầu lại nhìn. Mấy ngày sau tôi cứ bị ám ảnh khuong mặt va giọng cuoì của bà ta ở trong giấc ngủ.

Vì nghe nhửng nguoì trong xóm noí là bà ta bị Ma nhập, chồng của bà ta củng có mời thầy về làm phep’ dủ thứ hết.Nhưng bà ta củng vậy, chẳng có bớt chút nào cả. Củng có lúc bà tỉnh taó như nguoì binh` thuong`, nhửng lúc dó thì bà ta củng di ra ngoài nhà và noí chuyen voí mọi nguoì bình thuong`. Có 1 diều lạ là cứ mổi sáng khi bà ta thức dậy thì bà ta liền ra cây Me truoc nhà dể dếm từng nhanh’ Me một. Chồng bà ta củng chẳng laý gì làm lạ vì cứ nghỉ bà ta bị bịnh nên moí hay ra dể dếm nhanh’ me thôị Vì cây me wá lớn và nhanh’ thì chỉa ra ngoaì hang` rào nên tuị tôi vẩng cứ hay dứng len hang` rào mà háị Củng có lúc chồng của bà ta dem 1 rổ Me ra ngoài mà phát cho tuị tôi, ông noí là muon’ ăn thì vô nhà xin dàng hoàng, dừng có treò lên hang` rào mà hang` raò b.i hư và củng rất nguy hiẻm nửạ Nhưng mà dâu có dứa nào dam’ vô nhà ông ta dâu, lở như gặp bà bich’ giử lại thì ở dó mà chết. Thấy tụi tôi vẩn cư” hay leo lên rào dể haí nhửng nhanh’ mè chỉa ra ngoàị Ông ta bực wá nên chặt het’ nhửng nhanh’ phiá ngoài dị

Sáng hôm sau khi bà bic’h thức dzậy rồi củng như mọi ngày bà ta ra cây me dể dếm. Bà ta phát hiẹn cây me bị thieú maý nhanh’ nên bà ta la om xòm chuỉ bới tùm lum. Chồng của bà ta noí voi bả là chính ổng chặt di, vì sợ maý dứa nhỏ nó treò len hang` raò nguy hiẻm. Khi nghe là bị ông chặt di thì ba ta cang` thêm chủi bớị Và còn nhục mạ ông dủ thứ, nhửng lúc dó bà ta dau biét là ổng chính là chồng` của mình. Vì mổi ngày cứ bị bà ta chuỉ hoài nên ông củng bực bội lên, rồi ông ta thuê nguoì về dón luon cây me dó dể khoi mổI sáng mà ba ta ra dó cứ dếm di dếm lại hoàị không muon’ cây me mọc lên lại nên ong cho nguoì dào luon cả rể me lên. Khi vuà laý rể Me lên thì nguoì ta phát hiẹn duoí rể me có 1 cái hòm, và nguoi ta mang caí hòm dó lên. Ông chồng bà ta liền mời thaỳ về cúng. Lúc mở năp’ hom` ra thì nguoi ta thaý trong hòm chỉ còn1 bộ xuong nguoì, vì thịt dả rả het’ rồị Nhưng tóc còn chưa rả, nguoi ta cung biet’ là nguoi trong hom` là 1 phụ nử vì thaý tóc rất dàị Nguoi ta doán là nguoì này dả chôn ở dây khoảng 20 năm rồi, và ch’ac có lẻ là bà bich’ củng bị nguoì này nhập nên cứ mỏi sáng hay ra cây me dó mà dếm từng nhanh’. Từ khi chiéc hòm dó duoc laý lên và di chôn ở nơi kh’ac thì bà bich’ củng dả bơt’ di, khong còn cuoì và hú như hoì truoc’ nửa, nhưng củng có dôi lúc khong duoc bình thuong`. Tôi bay giờ nghỉ lại thaý mà ớn lạnh vì tôi dả ăn rất nhieù traí tren cây Me dó.

Truyện 3: Bóng ma trên cây gạo

- Rầm!

Đừng lo, không phải động đất đâu, đó là gia đình chiến thôi.

- Ông đừng mê tín nữa! Con đã nói bao nhiêu lần rồi. – Bố tôi hét lên, gân xanh nổi lên cuồn cuộn hai bên thái dương.

- Vâng, tôi cổ hủ, tôi lạc hậu. Tôi dọn đi đây, không làm chướng mắt anh nữa. – Khuôn mặt già nua của ông nội đỏ bừng lên giận dữ hét trả lại.

- Con không có ý đó. – Bố tôi mặc dù cáu tiết nhưng vẫn cố dịu giọng.

- Tôi biết, tôi sẽ ra đi im lặng, không để anh bị mất thể diện đâu.

Ông nội bắt đầu gom đồ dùng cá nhân. Nhìn phía sau, trong ông nhỏ bé gầy gò đến tội nghiệp. Chuyện nguy hiểm rồi đây.

- Ông đi thật à? Hôm nay cháu nấu món canh nấm ông thích nhất đấy. Tiếc quá! Haz..zz.. – Tiếng xào nấu trong bếp cùng mùi thức ăn thơm lừng tạo nên hiệu ứng tuyệt vời khiến ông nội ngừng tay ra chiều ngẫm nghĩ.

- Canh nấm à? Thế thì ta ăn xong bữa cơm tối rồi sẽ đi. Ông nội quay lại phòng khách, ngồi vắt chân trên ghế, đọc báo.

Sau bữa ăn, mọi người sẽ cùng xem tivi và không ai nhắc đến chuyện chuyển đi nữa. Tôi đoán vậy bởi nó đã được diễn đi, diễn lại không biết bao nhiêu lần. Sau bữa ăn, ông nội về phòng, đóng cửa cái rầm. Bố tôi day day trán rồi cũng cầm áo khoác đi ra ngoài.

nhung-cai-chet-trung-tang

Xem ra, lần này có vẻ căng thẳng thật đây. Tôi bật tivi xem bản tin thời sự địa phương một mình.

“Nhiều người dân địa phương cho biết: Gần đây, cây gạo trong ký túc xá Vùng Hồ xuất hiện nhiều hiện tượng ma quái. Sự kiện đang gây sự hoảng loạn lớn cho học sinh nội trú trường quốc tế này. Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra”.

Đây rồi, chủ đề chính của vụ tranh cãi giữa hai người đàn ông trong gia đình tôi. Có nhiều dị bản khác nhau, nhưng đầy đủ và chi tiết nhất vẫn là phiên bản Rybak đã kể trong căntin trưa nay:

- Bọn mày biết không? Cây gạo ký túc xá trường mình có ma đấy! Tối qua, một đôi khóa trên đang hẹn hò bỗng xuất hiện một bóng trắng mờ mờ đung đưa trên cành cây như bị treo cổ ấy.

Ali Khan chen vào:

- Mà cái cây gạo ấy cũng kỳ lạ lắm nha, chưa ai thấy nó ra hoa, ra lá lần nào, tháng trước, trường mình định dời đi để xây thêm thư viện, Minh – cáu – kỉnh…

Tôi lừ mắt nhìn. Cậu ta liền gãi đầu:

- À, ý mình là thầy giám thị xung phong cầm rìu chặt, mới nhát đầu tiên đã lăn ra bất tỉnh. Từ vết chém, chảy ra dòng nhựa đỏ như máu. Không ai dám đụng đến nó nữa.

- Thật sao? Cả bọn phấn khích cùng tò mò.

- Tốt rồi, thầy giám thị sẽ không phải thức đêm rọi đèn đuổi người nữa. Tôi vơ vội sách vở rồi chạy đến lớp Toán năng khiếu.

- Ê, còn vụ cầu cơ tối nay, tham gia không? – Kyomi nói với theo.

- Không!

Ông nội thường nói: Qủy không đụng vào người thì cũng đừng trêu ngươi quỷ. Tôi không hoàn toàn theo chủ nghĩa duy vật, cũng không ủng hộ thuyết duy tâm. Nhưng tôi nghĩ, cũng đúng với quan niệm của tôi, người không đụng ta, ta không đụng vào người. Những trò cầu cơ, ma lon hay khiêng xác, tôi không muốn thử.

Ông nội đối với sự việc lần này thì nhất quyết cho rằng đây là linh hồn chưa được siêu thoát nên đang tìm cách báo oán. Còn bố tôi đứng trên quan điểm khoa học nói rằng: trong không trung có rất nhiều phân tử, các phân tử này cũng có khả năng lưu giữ hình ảnh, nhưng chúng luôn vận động, hợp rồi phân tán rất nhanh. Lúc nào sự sắp xếp của chúng trùng hợp với thời điểm trước đây sẽ tái hiện lại hình ảnh đã xảy ra vào thời gian đó.

***

Sáng hôm sau, tôi vừa vứt cái cặp to oành vào tủ gửi đồ đã thấy bọn Rybak rệu rạo mò tới trông chả khác gì lũ Zoombie trong game hoa quả nổi giận:

- Hi. Sao?

- Forever and one. Sợ thật! – Ali Khan chẳng để ý hình tượng ngồi phịch xuống đất.

- Sao, hỏi được danh tính của ma nữ rồi à?- Tôi giúp cậu ta cất đồ.

- Bọn này cố gắng chong mắt thức đến nửa đêm, lén lút mãi mới thoát khởi tầm mắt của Minh – cáu – kỉnh, thành công tiếp cận cây gạo bày bàn cơ, thắp nhang. Đọc xong bài vè hồn xong thì…

- Tiếp đi Rybak, đang gay cấn mà. – Tôi tò mò.

Rybak đưa mắt nhìn Kyomi đầy ý nhị rồi im bặt.

Kyomi đóng tủ đồ cái rầm, rồi cáu kỉnh:

- Vâng, là tôi, tự nhiên ngất xỉu, hại hai ông phải vác về phòng.

Nói xong, hất lọn tóc xoăn ra sau vai rồi quay lưng đi thẳng về phía lớp học. Rybak và Ali Khan giương đôi mắt giăng đầy tơ máu do mất ngủ đầy nhìn tôi:

- Đâu chỉ vậy, còn được mời ghé thăm phòng giám thị viết bản kiểm điểm và chép 100 lần nội quy. Một đêm kinh hoàng.

***

BỐN CÁI CHẾT

Hầu hết học sinh trong trường quốc tế không thích thầy Minh bởi thầy rất nghiêm khắc. Nghe tin thầy nghỉ phép một ngày, không cần biết lý do gì, lũ học sinh nhốn nháo muốn nổi loạn lâu nay mừng ra mặt, hứa hẹn một bữa Pạc – ty ra trò. Kyomi vừa phết sơn móng tay vừa cằn nhằn với tôi về việc móng tay, móng chân nhanh dài ra. Mới cắt tối trước, sáng hôm sau đã dài ra rồi.

Tôi cũng háo hức vụ Party lắm, nhưng hơi chạnh lòng bởi tôi biết lý do thầy phải nghỉ. Bác Vỹ – anh trai thầy đột nhiên bị tai nạn đường sắt mà qua đời. Trước đó một tuần, chú Điệp – em họ thầy cũng mất do điện giật.

Mọi người trong làng tôi nói, bà Vức – mẹ thầy chết vào giờ trùng tang nên nhà còn nhiều người nữa phải đi theo. Mới được hai tuần, mộ bà còn chưa xanh cỏ, trong nhà đã thêm hai lần giăng trắng màu khăn tang.

nhung-cai-chet-trung-tang-1

Xong Party ở trường, tôi về nhà, vừa kịp chứng kiến cảnh ông nội đóng sầm cửa phòng đầy tức tối. Bố tôi đang ngồi ở phòng khách, có vẻ mệt mỏi.

- Con chào bố! Lại chuyện gì vậy ạ?

- Trong khi bố đang cố gắng giải thích với dân làng rằng cái chết của bác Vỹ và chú Điệp là do tai nạn thì ông nội con lại đứng về phía họ nghĩ do trùng tang, phải đào mồ, yểm bùa vào quan tài – Bố tỏ rõ vẻ bất lực

– Con rửa tay rồi ăn cơm đi, ông và bố đã ăn rồi.

- Dạ, vâng!

Tôi cất cặp rồi gõ cửa phòng ông. Không thấy mở, tôi bèn lên tiếng:

- Là cháu đây, ông mở cửa đi.

Cửa liền mở. Tôi đi vào, ngồi xuống cạnh ông.

- Ông à, trùng tang là cái gì vậy ạ?

- “Trùng tang” là cách nói người chết phạm phải năm hoặc tháng, giờ xấu do đó linh hồn không thể siêu thoát nên cứ quanh quẩn trên dương thế, bị “Trùng khảo” tra hỏi rồi “trùng” sẽ lần lượt “bắt” theo từng người thân trong tộc.

- Ông đã bao giờ thấy “trùng khảo” chưa ạ?

- Rồi, nó giống quạ, nhưng to hơn quạ rất nhiều. Trước đây, vùng này còn là đất hoang, mỗi khi có người chết phạm giờ “trùng tang” mà không được yểm bùa, nửa đêm “trùng khảo” sẽ đậu trước mộ người đó, mỗi khi nó “Quạ” một tiếng, ở dưới mộ phát ra một tiếng “Óe” trả lời. Ấy là nó đang tra khảo người ở dưới mộ kia về dòng tộc mình.

- Vậy nếu không tránh khỏi chết vào giờ “trùng tang” thì phải làm sao ạ?

- Ngày xưa, nếu phạm vào “trùng tang”, người ta sẽ dán lá bùa kỵ vào đầu quan tài để “trùng khảo” sợ mà không dám quấy nhiễu. Nhưng nay, chả còn ai tin vào, cũng rất khó tìm được người biết làm bùa. Ông nội thở dài.

Tôi cầm một tô đầy ăm ắp cơm và thức ăn ra phòng khách, vẫn thấy bố ở đó.

- Bố ăn cơm với con!

- Bố ăn rồi. Ông đi ngủ chưa? Ông có nói gì với con không?

- Dạ, rồi ạ! Ông kể cho con nghe về “trùng tang” và “trùng khảo”.

Trán bố tôi hơi nhăn lại. Tội nghiệp bố, tôi sắp đề cập đến vấn đề khá mệt mỏi.

- Bố này, giả sử, con chỉ giả sử thôi nhá, nếu có thêm vài vụ như thế này nữa, bố có tin vào “trùng tang” và “trùng khảo” không ạ?

- Bố tin.

Tôi mở to mắt hết cỡ nhìn, không tin vào tai mình.

Bố xoa đầu tôi nói tiếp:

- Bố sẽ tin nhưng theo cách của khoa học. Theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic. Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.

- Còn lý thuyết nào phổ thông hơn không ạ? – Tôi gãi đầu.

- “Trùng tang” là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.

- Vậy tại sao đúng vào giờ “trùng tang” lại hay diễn ra những vụ ấy, còn “trùng khảo” nữa?

- Còn một cách hiểu khác, “trùng khảo” là một loại trùng sinh ra trên xác người chết trong một điều kiện không khí, nhiệt độ đặc biệt và nó sẽ ký sinh và phát triển trên những vật chủ có cùng huyết thống. Bằng cách nào đó, dân gian biết và lưu truyền cách tính thời gian xuất hiện điều kiện đặc biệt ấy, gọi là “trùng tang”. Cách hiểu này cũng có thể giải thích được tại sao những người trong dòng tộc bị chết sau đó. Sao vậy? – Bố hỏi khi thấy mắt tôi sáng long lanh ngưỡng mộ.

- Bố giỏi quá!

Truyện 4:Ma thắt cổ ở đất Quảng Ninh

Năm 2005, khi ấy em học lớp 12, nhà ở tập thể trường Bưu điện Quảng Ninh. khu này có hình chữ U, diện tích khá rộng, gồm khu nhà tập thể, khu nhà ăn, khu nhà học, khu nhà hành chính, khu ktx cho sinh viên. những khi có sinh viên học thì cũng có người qua người lại. nhưng khi kết thúc khóa học thì vắng tanh, cũng có vài người nữa nhưng hầu như là họ ở 1 mình trong khu tập thể, toàn đi chơi nhậu nhẹt nên chủ yếu chỉ có mình nhà em ở đấy

hôm ấy tầm 5h chiều, trời đầu mùa đông tối nhanh, em đi học về, khi em đến cầu thang ở khu tập để về phòng nhà em (tầng 2) thì nhìn thấy 1 người phụ nữ mặc áo trắng toát, tóc đen xõa dài, đang đứng ở chỗ chiếu nghỉ úp mặt vào góc tường, đầu cúi thấp. em nghĩ chắc chị sinh viên nào đó mới tới chưa biết nên nhầm nhà tập thể với khu ktx. cũng thắc mắc là sao tự nhiên lại úp mặt vào tường làm j ko biết. khi đến gần hơn thì thấy người bà ấy cứ rung rung. em bảo bà ấy: “chị ơi, khu ktx ở bên trái kia kìa, chị sang đấy gặp cô quản lý ấy”. bà này ko quay người lại, lúc ấy em mới để í tay phải bà này có nắm cái j đỏ đỏ.nhưng thấy người ta ko trả lời j cả nên e cũng ko soi kĩ mà đi lên tiếp, đi được vài bậc thì đột nhiên có tiếng gọi “chú ơi…..”, ko biết tả ra sao nhưng cái tiếng gọi ấy thì rất lạ, dù nhỏ nhưng nó vang vang đều đều chứ ko tắt ngay. và bất ngờ bụp 1 cái, tay em bị cái j lạnh toát chụp vào, em giật nảy người quay lại. tay bà ấy nắm chặt lấy tay em, khuôn mặt của bà ấy trắng bệch, bị tóc xõa lòa xòa che mât gần hết, ko nhìn thấy đôi mắt, loáng thoáng có đôi môi đỏ như máu, ngay lúc ấy thì chả kêu đc tiếng nào, em ngất luôn (thực ra khuôn mặt của bà ấy là khi em tỉnh em nhớ lại)

lúc em tỉnh lại thì thấy sực mùi dầu gió, mẹ đang ngồi xoa xoa thái dương cho. em tỉnh lại thì mẹ bảo: “cứ nghỉ đi con, khổ thân, tí ăn nhiều cơm vào mới có sức mà học…” (hồi cấp 3 em chăm học, mà sức khỏe yếu nên thình thoảng cũng hay bị ngất). em mới kể lại chuyện vừa rồi thì mẹ bảo:”vớ vẩn, làm j có magiữa ban ngày, mày ngất xong nằm mơ đấy”. em nhìn xuống tay em thì cũng ko thấy có vết tích j, ngờ ngợ 1 chút rồi nghĩ có khi mình nằm mơ thật, nhưng rõ ràng là vẫn nhớ mình đi học về, đi lên cầu thang… nghĩ lắm đau đầu, mà em lại là thằng gan dạ, từ bé đã chả sợ ma bao h nên cũng nằm ngủ 1 lúc rồi dậy ăn cơm, xong thì đi học

Tối, 12h, bố mẹ em đã ngủ (nhà em 4 người, nhưng anh trai đi học ĐH, nhà tập thể nên chỉ có 1 phòng, 2 cái giường to, có 1 cái tủ ngăn đôi ở giữa 2 cái giường, nhà vs là chung ở bên ngoài) em thức học, cửa sổ ở bên phải bàn học của em, đột nhiên có 1 cơn gió khá mạnh thổi vào, lạnh lắm, em rùng mình 1 cái (đầu mùa đông nên chưa mặc nhiều áo, mà trong nhà em cũng ấm), đứng dậy khép cửa sổ vào, khi ấy em mới để í, hôm nay trời sáng trăng, trời ít mây nhìn bên ngoài khá rõ (từ cửa sổ nhà em nhìn ra vườn nhà bên cạnh, toàn trồng chuối). khép xong cửa sổ, ngồi lại vào bàn tự nhiên em nhận ra là lúc khép cửa hình như nhìn thấy có cái j khác thường, đấy là góc cuối vườn sao lại vật j trắng trắng, thực ra thì chỉ thoáng qua, tại trăng sáng và màu trắng nên cũng khó nhận ra. đang nghĩ thì tạch…mất điện…ánh sáng duy nhất lọt vào nhà lúc này là ánh trăng lờ mờ xuyên qua cửa sổ nhà (cửa sổ nhà em dán giấy nilon trắng, cái loại giấy mà bọn quảng cáo nó hay dùng ấy) theo phản xạ thì em nhìn ra chỗ có ánh sáng ấy và đột nhiên có 2 bàn tay từ từ đưa lên trước cửa sổ (nhà em ở tầng 2 nhớ), em lạnh toát cả xương sống nhưng nghĩ mình hoa mắt, chớp liền mấy cái thì bộp…1 bàn tay gõ vào cửa sổ, bộp… bàn tay kia cũng đập vào nữa. khi ấy em hoảng thật sự, nhưng miệng thì ko thể nào mở ra mà kêu đc, cứ a a ơ ơ. rồi thì 1 nửa bóng người con gái có mái tóc xõa hiện lên ở cửa sổ nhà em, có cái j nhọn nhọn ở đầu nữa, 2 tay thì vẫn đập bộp bộp (đập nhẹ, bố mẹ em ngủ say chả biết j) em lại lăn ra ngất xỉu lần nữa

hôm sau, tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường, mẹ ở bên cạnh, bố đi làm-qua trường xin cô giáo cho em nghỉ (hồi ấy ít đt dđ, mà nhà em cũng chả có đt cố định) em mới kể lại cho mẹ nghe chuyện tối hôm qua, đương nhiên là mẹ em ko tin rồi, nhưng em cứ quả quyết là có thật và bảo là sẽ bị điên nếu còn xảy ra như vậy nữa, rồi sẽ ko đi học nữa. sau 1 hồi mẹ em mới bảo để mẹ đi gọi điện cho cậu em, nhờ cậu em xem giúp; cậu em ở bên Hải Phòng, nhà gần phố Văn Cao í ah, là thầy cúng.

phần còn lại thì chắc các bác cũng đoán đc nên em ko kể dài nữa: cậu em sang, bói xong cúng, em tắm nước 5 loại lá có gai trong 1 tuần, bắt buộc phải có lá mây, đeo bùa 1 tháng rồi thả ra biển…hồn ma của 1 nữ sinh treo cổ các bác ah, cái nhọn nhọn ở đầu em nhìn thấy trong đêm sáng trăng là sợi dây buộc vào cổ chị ấy!

Truyện 5:Người tình ma

Trời mưa mỗi lúc một lớn hơn, nên dù có muốn đi cũng không làm sao đi được, Phước đành phải kêu thêm ly cà phê đen uống và chờ. Có ba bốn người nữa cũng đồng cảnh ngộ như Phước, nên anh yên tâm ngồi đó mà không lo lắm khi đồng hồ tay cứ nhích dần về con số bốn. Ở vùng quê này khoảng bốn giờ thì coi như trời tối, nhất là những buổi chiều mưa như thế này.

Một người ngồi gần đó chép miệng:

- Trời này không biết lão già Hai đủ sức chèo qua sông không nữa?

Chị chủ quán Chín Thật đưa tay chỉ lên trời vừa nói:

- Chỉ có trời sập thì ông ấy mới không qua sông thôi! Ông già này là con trời sai xuống trần gian để trả nợ cho mọi người đó!

Trong lúc chờ mưa tạnh thì đề tài về ông lái đò lại được mọi người quan tâm. Một người khác lên tiếng:

- Ông già cũng lạ, cực khổ chèo chống, vậy mà đưa khách qua sông không hề đòi hỏi thù lao, ai muốn cho cũng được, ai quên thì không nhắc! Trên đời này quả không có người thứ hai như ổng!

Chị Thật bật cười:

- Bởi vậy tôi mới nói ông ấy là con trời sai xuống. Chỉ có người thiên đình thì mới tốt bụng như vậy thôi!

Người thứ ba nói:

- Nghe nói ông ấy không có gia đình, vợ con nên làm nhiều cũng không biết cất tiền ở đâu!

Lúc này Phước mới tò mò:

- Vậy nhà cửa ông ấy ở đâu, cũng phải ăn để sống?

Bà chủ quán nhìn Phước, đoán anh là người ở xa tới nên nói:

- Cậu không biết thôi, ông ấy mà nhà cửa gì. Làm cũng ghe, ăn cũng ghe, mà ngủ cũng ghe! Đúng hơn là chiếc xuồng đó, chính là nhà của ông ta!

Một người khác thắc mắc:

- Dù là một mình, nhưng chiếc đò nhỏ xíu đó thì tối làm sao ông ấy ngủ cho được?

- Vậy mà cũng xong. Đã năm bảy năm nay rồi chứ ít gì!

Chín Thật rành chuyện ông ta nhất, nên nói tiếp:

- Thật ra khi tôi về đây dựng cái quán này thì nghe nói trước đó ông ấy cũng có nhà, ở trên bờ đàng hoàng. Nghe đâu chỉ từ khi đứa con gái ông ấy chết thì ông ấy mới ra nông nổi này!

Phước càng tò mò hơn:

- Sao con gái ông ấy chết?

Chị chủ quán lắc đầu:

- Tôi cũng không rõ lắm. Chỉ nghe nói ông ấy chỉ có mỗi đứa con đó, cha con sống với nhau từ nhỏ, bà vợ nghe nói đã chết từ lúc con bé vừa lọt lòng. Ở đây cũng chẳng ai biết mặt con gái ông ta.

- Tội nghiệp, một kiếp người.

Câu kết luận của Phước khiến mấy người kia đưa mắt nhìn anh cảm thông. Rồi họ nhìn đồng hồ tay và nhìn trời, rồi hai trong số ba người khách cuối cùng đó đứng dậy nói:

- Chắc chờ không được rồi. Ông con trời chắc bữa nay cũng chịu thua cơn sụt sùi của thiên đình rồi.

Hai người họ đội mưa đi trở lên đường làng, có lẽ đón xe ngựa để trở về chợ. Mà họ làm vậy cũng đúng, ở bến đò ngang này quá năm giờ chiều thì sẽ không còn xe ngựa để đi, mà mong gì còn đò… Phước thì khác, do anh ở xa tới, đi tìm nhà quen ở bên kia sông, nên bằng mọi giá cũng phải chờ đò. Anh quay sang người khách duy nhất còn lại và hỏi:

- Vậy chú cũng chờ chứ?

Vị khách lớn tuổi gượng cười đáp:

- Cũng muốn chờ, nhưng điệu này chắc là đò không qua rồi, mà tôi không biết lội, mưa gió lớn này chắc khi có đò tôi cũng không dám qua. Có lẽ uống hết ly nước rồi tôi ghé qua nhà người quen gần đây nghỉ tạm, sáng mai đi sớm.

4 giờ rưỡi…

Rồi 5 giờ.

Tuy trời mưa có bớt phần nào nhưng bóng con đò vẫn bặt tăm. Nhìn xuống mặt sông chỉ thấy trắng xóa một màu mưa giông. Vị khách già kia hớp nhanh ngụm nước trà rồi đứng lên:

- Thôi, tôi đi trước đây!

Ông bước nhanh trong mưa. Khi ấy chỉ còn lại Phước là người duy nhất trong quán. Có lẽ để anh yên tâm, chị chủ quán vội lên tiếng:

- Cậu có thể ngồi đợi tới bao giờ cũng được, khi nào muốn đi thì đi, tối tôi ở lại đây, cũng mở cửa bán lai rai cho ai cần uống nước thì uống. Mà cậu ở đâu tới, qua bên kia sông kiếm nhà ai?

Phước thấy chị ta vui vẻ nên cũng bắt chuyện:

- Tôi từ Sài Gòn về. Tôi chưa tới vùng này bao giờ, mò đường đi do được một người chỉ cho. Bên kia sông có phải là xã Vĩnh Trạch không chị?

- Đúng rồi, bên này là Vĩnh Lương, còn bên kia là Vĩnh Trạch, lươn và trạch cùng họ với nhau mà!

Phước cười:

- “Lương” này có chữ G ở sau, không có nghĩa là “lươn” như con “lươn”. Chắc là không phải cùng họ.

Chị chủ quán cười ngất:

- Dân quê tụi tôi dốt nát đâu còn phân biệt chữ nghĩa như cậu, nên “lươn” hay “lương” gì đó đọc lên nghe cũng vậy! Cậu biết con “cá trạch” hay con “trạch”?

Phước lắc đầu:

- Dạ chỉ nghe nói chứ chưa biết.

Chị chủ quán lại cười to hơn:

- Vậy là tôi dốt phân nửa cậu dốt phân nửa! Tôi dốt chữ còn cậu dốt hình dạng con trạch. Mà nè, cậu kiếm nhà ai ở bên đó?

- Dạ, ông Sáu Thành, trước làm thầy thông phán ở tỉnh, lâu nay về xã này, mà không biết nhà cửa ở đâu?

Chín Thật cau mày suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu:

- Tôi cũng biết bên đó khá nhiều, mà đâu có nghe ai nhắc tới ông Sáu Thành làm thầy thông phán?

- Hy vọng là hỏi dò chắc cũng có người biết.

- Nhưng trời tối thế này, nếu có qua được bên đó chắc gì cậu tìm được nhà ngay. Chi bằng trở về chợ ngủ qua đêm đi sáng mai đi sớm?

Phước lưỡng lự:

- Tôi cũng nghĩ như chị, nhưng ngặt vì ngày mai tôi phải trở về Sài Gòn gấp, nên không thể nán lại.

Chờ thêm hơn mười lăm phút nữa, Phước chán nản trả tiền nước rồi đứng dậy ra về. Anh dự tính ra quốc lộ đón xe đêm trở về Sài Gòn ngay chứ không ở nhà trọ. Và như vậy là bao nhiêu kế hoạch của anh đã phá sản.

Nhưng vừa bước đi mấy bước Phước đã nghe chị chủ quán kêu to:

- Đò qua kìa cậu ơi!

Nhìn ra sông thấy con đò đang từ từ cập bến, Phước mừng xiết kể, anh buột miệng:

- Đúng là trời còn thương!

Chị chủ quán còn dặn với theo khi Phước chạy nhanh xuống đò:

- Cậu muốn biết người bên Vĩnh Trạch thì hỏi ông Hai lái đò, ông ấy là người sống bên đó!

- Cám ơn chị!

Phước là khách duy nhất còn lại, nên khi anh vừa bước xuống thì ông già Hai đã cho ghe lui ra ngay. Ông không nói lời nào cho đến khi đò ra tới giữa dòng, ông mới quay lại hỏi:

- Cậu về xóm trên hay xóm dưới?

Phước ngơ ngác:

- Xóm trên là ở đâu, còn xóm dưới là ở đâu?

Nhìn khách một lượt, ông già hỏi lại:

- Cậu ở xa tới?

- Dạ, cháu ở Sài Gòn.

- Cậu quen ai ở bên đó?

- Ông Sáu Thành, trước làm thông phán ở tỉnh…

Câu nói của Phước vừa tới đó đã bị ông già cắt ngang:

- Cậu quen ông ta ra sao? Cậu là…

Nhìn vẻ kích động của ông, Phước hơi ngạc nhiên:

- Bác biết ông ấy? Có đúng ông Sáu ở làng Vĩnh Trạch không bác? Ông vẫn còn sống với cô con gái… cô Hạnh. Tuyết Hạnh!

Ông già lặng yên, mắt hướng nhìn ra dòng sông đang mờ đi bởi mưa giăng. Lát sau ông nói mà không nhìn Phước:

- Cậu kiếm sao được những người đó!

Phước ngạc nhiên:

- Ủa, sao vậy bác? Ông ấy không còn ở xứ này nữa sao?

Định nói gì đó, nhưng kịp dừng lại, ông già đẩy mạnh tay chèo mà không thêm lời nào. Phước phải hỏi lại:

- Bên kia có nơi nào ngủ trọ được không bác?

Ông già nhìn Phước lắc đầu:

- Làng quê chứ đâu phải phố chợ mà nhà trọ cậu!

Phước đăm chiêu:

- Lỡ không tìm được nhà thì biết ngủ đâu? Có đình chùa gì gần đây không bác?

Ông già thoáng một chút suy nghĩ, rồi bảo:

- Về nhà tôi ngủ.

Đã nghe chị chủ quán nói ông già không có nhà, anh hỏi lại:

- Bác sống trên ghe này một mình, làm sao chiếc ghe chứa được hai người bác?

Ông già cười nhân hậu:

- Vậy ra cậu đã nghe người ta nói về tôi rồi phải không? Tuy ghe này không đủ chỗ cho hai người ngủ, nhưng nhà thì dư để cậu ở đêm nay!

Phước giật mình:

- Bác Hai có nhà riêng, sao người ta nói bác chỉ sống dưới ghe?

Ông không đáp đúng câu hỏi mà lại chỉ tay về phía trước và nói:

- Nhà ở chỗ đó.

Ông hướng mũi ghe về phía vừa chỉ, lát sau đã thấy một bến sông cây cối um tùm. Bấy giờ ông mới cột ghe lại ở gốc một cây bần, rồi bảo:

- Cậu theo tôi lên đây. Tuy không tiện nghi lắm, nhưng cũng đủ cho cậu yên giấc tối nay. Chỉ có điều đứa cháu tôi là chủ căn nhà lá này có thể tối nay nó không về, vậy cậu có dám ngủ một mình không?

Phước đáp thật lòng:

- Dạ, cháu bác Hai ở được thì cháu ở được thôi. Nhưng lỡ nửa đêm người đó về gặp cháu thì sao?

- Không sao cả. Ở chốn quê này, được đón khách thành phố tới ngủ lại là vui rồi, ai thắc mắc làm chi. Thôi được rồi, tôi sẽ ngồi lại nói chuyện với cậu cho vui, khi nào cậu buồn ngủ thì tôi về cũng được. Tôi cũng neo ghe gần đây…

Chợt nhớ ông nói:

- Chắc là cậu chưa ăn cơm chiều. Vậy để tôi xuống ghe lấy lên ít đồ ăn, mình cùng ăn cho vui. Cậu không chê đồ ăn đạm bạc chứ?

Phước thấy ông thật thà, lại nhiệt tình, nên đáp hay:

- Dạ, có thức ăn đã là quý rồi, mà cháu thì dễ ăn lắm, gì cũng nuốt trôi cả!

Chừng nửa phút sau ông già Hai mang lên một con cá nướng và nửa nồi cơm nguội, ông bảo:

- Cơm thì nguội, nhưng được cái là còn nóng, nên ăn chắc cũng không đến nỗi nào!

Rất tự nhiên, ông già dọn ngay thức ăn lên bộ giường tre rồi giục Phước:

- Ăn ngay đi cậu, để lát nữa cá nguội thì tanh.

Ông ra ngoài hái vào một mớ đọt non và giải thích:

- Cá nướng mà ăn không kèm rau thì không ra gì cả. Đây là đọt cóc non, cậu ăn thử coi có ngon hơn rau thị thành không?

Không ngờ được ăn bữa ăn quá lạ miệng, nên Phước tự nhiên ăn hơn phân nửa xuất ăn, vừa ăn anh vừa nghe ông già hỏi:

- Cậu nói thật cho tôi nghe, cậu tìm ông thông phán gì đó ở xứ này? Sao cậu biết ông ta về đây?

Phước không còn dè dặt như ban đầu nữa, anh nói:

- Dạ chẳng giấu gì bác Hai, cháu đi tìm ông chỉ bởi giữa cha mẹ cháu và bác ấy có liên quan đến một lời hứa…

Ông già rất chăm chú lắng nghe, có vẻ sốt ruột:

- Lời hứa thế nào cậu?

- Dạ, hứa về một cuộc hôn nhân!

Phước đặt miếng thịt cá nướng trở lại tàu lá chuối, giọng hơi chùng xuống:

- Mà cũng tại ba má cháu, phải chi lúc cháu đủ tuổi lập gia đình, ông bà cháu đi tìm ông thông phán Thành thì chắc không mất công như bây giờ!

Ông già hỏi tới:

- Vậy sao họ không cho cậu đi tìm?

- Chỉ vì mẹ cháu muốn cháu lấy vợ giàu, con ông Phủ đầy quyền thế, để khi cháu ra trường sẽ dễ bề tiến thân, hơn là cưới một cô gái con ông phán về hưu. Thêm nữa…

Phước ngập ngừng, không muốn nói ra điều riêng tư… Nhưng thấy ông già có vẻ lắng nghe, vả lại anh nghĩ, có cho ông ấy biết cũng không có gì phải ngại, bởi ông ta là người dưng, nghe rồi bỏ mà… Do vậy sau vài giây ngần ngừ, Phước tiếp:

- Thêm vào đó, chẳng biết căn cứ vào đâu mà má cháu nói là cô gái con ông thông phán đó bị bệnh kín gì đó, mà là bệnh nan y nữa, do vậy không muốn cho cháu cưới cô ta!

Ông già có vẻ kích động:

- Mà cậu cũng sợ lây bệnh của cô ấy sao? Cậu nghe lời bà già?

Phước lắc đầu, giọng anh bùi ngùi:

- Cháu hoàn toàn không đồng ý với ý của má cháu. Cháu muốn đi tìm cho bằng được cô gái. Bởi cháu nghĩ, hôn nhân là lương duyên trời định mà, dẫu mới chỉ là lời hứa giữa hai bên cha mẹ lúc tụi cháu còn nhỏ, nhưng vẫn là lời hứa nhân duyên. Nếu hai đứa tụi cháu mà có duyên thì dẫu cô ấy ra sao thì cháu vẫn cưới!

- Cậu nói thật?

Phước đưa miếng cá nướng kèm đọt cóc nhai một miếng lớn, tỏ thái độ dứt khoát:

- Điều đó là chắc

Truyện 6:Cõi Vĩnh Hằng

Từ ngày Thanh Thanh bước vào kí túc xá của trường, cô ko hiểu từ đâu cô luôn có một cảm giác khác lạ bám theo, ko rõ ràng, cũng ko hẳn là ko có, có cái gì đó khó chịu khiến cô muốn giải tỏa.

Ngôi trường của cô là một ngôi trường khá đẹp theo lối phong cách cổ điển Châu Âu, nó giống như một luồng gió mới, là một ngôi trường đào tạo đa nghành đa hệ nên có cả nghành y, nghành dược, nghành kinh tế, có lẽ vì đa nghành thế, nên chúng tôi đc ở xen lẫn với nhau, cũng khá thú vị ấy chứ, hơn hết chúng ta có thể tìm hiểu những cách mới lạ từ các nghành học khác, thông qua bạn bè của chúng ta. Thanh Thanh luôn thích các bạn cùng phòng của tôi.

Các phòng của khu kí túc xá nữ khá rộng, chỉ ở 6 người, phòng tôi có 2 người thuộc nghành y, 2 dược và 2 kinh tế. Dù cho có thích họ tới đâu, thì Thanh Thanh vẫn là người ít giao tiếp nhất, duy chỉ mình Tường Nguyên, cô bạn cùng lớp là khiến Thanh Thanh thích và trò chuyện rất nhiều.

Họ thường trò chuyện với nhau những chuyện vặt vãnh hàng ngày, những chuyện riêng tư và cả những bài học.

Cô bạn cũng ở kí túc xá nhưng khác phòng, họ thích khám phá cái kí túc xá rộng lớn này, họ thường mon men lên tầng thượng của kí túc xá. Đó là một khoảng sân rộng, thoáng mát và khá bừa bộn với những thứ vứt đi, mảnh thủy tinh, chai nhựa…và cũng không sạch sẽ lắm.

Ngày đầu bước lên khoảng sân đó, cảm giác bất an dâng lên trong lòng Thanh Thanh. Không nói cho cô bạn của mình biết, Thanh Thanh khéo léo kéo bạn rời khỏi khoảng sân đó.

Bị bạn kéo đi, Tường Nguyên bất ngờ, suýt ngã, cô vô tình quay đầu lại phía sau mình, nơi lang cang sân thượng. Một ai đó, đứng quay lưng về phía cô và ngã nhào xuống. “Khôngggggggg” – Tường Nguyên giật tay lại, chạy về hướng người đó, từ lang cang, cô nhìn xuống, không ai dưới sân cả. Cô nghĩ mình hoa mắt. Thanh Thanh vội vàng đi theo bạn, cô nói: “Có chuyện gì thế Tường Nguyên?”

Tường Nguyên lắc đầu: “Tớ không hoa mắt, vừa rồi, tớ thấy một ai đó, từ đây ngã người xuống đây”

Thanh Thanh nhìn xuống khoảng sân trống trơn phía dưới: “Không gì cả. Chắc cậu hoa mắt thật rồi”, Thanh Thanh nhìn vào đồng hồ đeo tay của mình, 12 giờ 5 phút, đã trưa rồi, Thanh Thanh vội nói: “Chăc nắng khiến cậu hoa mắt, thôi ko chuyện gì đâu, giờ tụi mình xuống đi, trưa lắm rồi, tí chúng ta có tiết học đấy”

Tường Nguyên ngần ngại, đó là thật hay do bị hoa mắt?

Cả hai đi khỏi sân thượng, lúc này hai người họ mới nhìn kĩ vào lối đi vừa rồi của mình. Họ đang đứng trướcc cánh cửa mở lối đi ra khoảng sân thượng, bên trong là môt căn phòng, rộng như một căn phòng ở. Đối diện cánh cửa họ đang đứng có một cánh cửa nữa, cánh cửa bị khóa lại, nhưng từ tấm kiếng, có thể nhìn xuyên qua bên kia, đó lại là một khoảng sân thượng khác.

Sân thượng này chia hai ư? – Câu hỏi chợt xuất hiện và cũng nhanh chóng biến mất trong đầu Tường Nguyên.

Cả hai vội vàng đi xuống, rời khỏi sân thượng. Thanh Thanh đi trước, Hạnh Nguyên bước sau, bât chợt có thứ gì đó thu hút ánh nhìn của cô, từ bên khoảng sân bên kia, một thứ gì đó, hình tròn, ánh kim loại vàng, nó là gì? Cô nhìn kĩ hơn, đó là một con zozo

Tối hôm ấy, Thanh Thanh chẳng thể nào ngủ đc, trong mỗi lần chợp mắt, một khung cảnh lạ lùng hiện về với cô, thật lạ, nổi ám ảnh, nổi sợ của cô, trong giây phút đó lại dâng trào mãnh liệt hơn. Cô luôn mở bừng mắt ra, khi nhìn thấy ánh trăng màu vàng kim loại, và một bầu trời đen kịt.

Cô không tài nào ngủ tiếp được nữa, một suy nghĩ lóe lên trong đầu cô, đi lên sân thượng.

Suy nghĩ ấy vừa xuất hiện, như đc ai thúc dục, cô bật dậy, choàng vội cái áo khoát, cô mở cửa bước ra hành lang, đi lên tầng bậc thang, cô mở cánh cửa đi ra sân thượng. Một khoảng sân rộng, đc soi sáng bởi ánh trăng. Gió nhè nhẹ thổi, luồng vào từng sợi tóc mảnh của cô. Thật dễ chịu, cô bước dần về phía lang cang, cô dựa người vào đó, ngước mặt lên nhìn ánh trăng sáng, đột nhiên ánh trăng ánh lên màu vàng của kim loại. Cô sửng người, mắt cô không chớp đc, cô cứ nhìn mãi, một nỗi sợ len lỏi trong cô. Một bóng trắng lướt qua, hình bóng của một cô gái, gương mặt bị che lấp bởi mái tóc dày đen láy, Thanh Thanh hỏi: “Ai vậy”

Bóng trắng đáp: “Ông ấy…ở đây…tìm nó…cõi vĩnh hằng”

Cô chỉ nghe đc vậy, và rồi hình bóng đó lướt nhanh qua cô, bước lên hành lang, và ngã người xuống, một tràng cười ghê rợn vang vọng cả màn đêm…

Thanh Thanh chỉ kịp hoàng hồn khi có ai đó, vỗ vào vai cô thật mạnh, không ngờ đó là Tường Nguyên. Cô chớp mắt, rồi cô thở dài, cô kể cho bạn mình nghe câu chuyện vừa rồi. Lúc này Tường Nguyên ngạc nhiên hơn, vì hình ảnh của cô nhìn thấy và của bạn mình là một.

Thanh Thanh bất chợt hỏi: “Sao cậu lại ở đây lúc này?”

Tường Nguyên ngượng ngạo đáp: “À, mình không ngủ đc, bất chợt trong lúc đi ra hành lang ngắm trăng, gặp cậu, tớ đi theo thôi”

Thanh Thanh gật gù, “Ra vậy”

Tường Nguyên nói: “Thế thì cậu nghĩ ra sao?”

Thanh Thanh đáp: “Tớ tưởng cậu bị gì đó mê hoặc dẫn ra đây, nhưng chắc do tớ sợ quá nên nghĩ bừa vậy mà…”

Tường Nguyên đáp: “Không có đâu, thôi mình đi xuống đi” – Nói rồi cô vội nhét vật gì đó có ánh vàng kim loại vào túi của mình, cố tình không cho bạn mình thấy.

Cả hai đi khỏi sân thượng, Tường Nguyên đóng cánh cửa lối ra sân thượng lại. Thanh Thanh nhìn về phía cánh cửa còn lại, nó bị cậy ra sao? Cô nhìn những vết xướt hãy còn mới trên khung cửa, Tường Nguyên vội dẫn bạn xuống.

Khi cả hai khuất bóng, một bóng trắng xuất hiện, đứng trên lang cang, gương mặt bị che phủ bởi từng sợi tóc, môi mấp máy, phát ra âm thanh như từng cơn gió rít: “Trả lại đây…”, rồi bóng người lại buông thả xuống khoảng sân dưới, nhưng không gì dưới đó ngoài một khoảng sân vắng lặng của đêm.

Liên tiếp những đêm tiếp theo, Thanh Thanh luôn mơ tới những giấc mơ kì lạ, Thanh Thanh không hiểu chúng là gì. Đầu tiên, một hình tam giác khắc trên một mảnh kim loại ánh vàng. Đến giấc mơ thứ hai, một cô gái, chắc hẳn là vậy, vì người đó mặc váy, cô không thể nhìn thấy gương mặt của cô gái, chỉ thấy cô ta đang quay con zozo bằng kim loại ánh vàng. Thứ ba, một căn nhà trống, với những mảnh thủy tinh rơi rãi khắp nhà, chúng là từ khung hình, những người trong gia đình, những gương mặt bị bôi nhòe bởi một chất lỏng, như là máu, một gia đình, có lẽ là một cậu con trai nhỏ tuổi, một cô con gái và cha mẹ của họ.

Cô cố xâu chuỗi lại, không có gì liên quan cả, cô không vội kể cho bất kì ai về giấc mơ này cả.

Đến khi cô gặp giấc mơ thứ tư, cô đã hiểu rõ vấn đề, cô đến gặp cô bạn của mình, nhưng cô không tìm được cô ấy, dù rằng đã cố tìm những nơi có thể gặp, chỉ trừ sân thượng.

Thanh Thanh tiến về lối cầu thang, cảm giác bất an tràn ngập lấy cô, cô không biết có nên tìm Tường Nguyên và kể hết những chuyện này hay không, và những điềm báo từ những giấc mơ này là gì?

Trươc mắt cô, một người đàn ông đang túm lấy tóc Tường Nguyên, Thanh Thanh vội đến kéo tay ông ta ra. Ông ta liền bóp lấy cổ cô, Thanh Thanh dường như muốn tắt thở. Giọng ông ta rít lên: “Mày đã biết được gì?”

Thanh Thanh chẳng hiểu ông ta nói gì, trước tiên là tìm lối thoát, Thanh Thanh vung vẫy cố thoát ra. Cuối cùng bàn tay ấy cũng buông tha cô, cô đi đến bên Tường Nguyên. “Cậu sao rồi? Tường Nguyên?”

Tường Nguyên vội chụp tay Thanh Thanh, cô nói trong nức nở: “Cậu biết mà, cậu thấy cô gái đó mà…cô ta cũng chỉ cậu chổ “Cõi Vĩnh Hằng” gì đó phãi không”

Thanh Thanh lắp bắp: “Sao…sao cậu biết…”

Người đàn ông lúc này nói: “Ta biết tất cả”

Lúc này Thanh Thanh mới ngươc nhìn, ông ta to lớn, bận một chiếc áo choàng kính cả người, đội nón rộng vành, làm gương mặt tối đen không thấy rõ, chỉ duy nhất đôi mắt sắt khiến cho ai nhìn vào cũng sợ.

Thanh Thanh đáp: “Ông biết gì? Ông biết tôi biết gì mà hỏi? Chưa chắc những chuyện tôi biết lại là những chuyên ông biết”

Người đàn ông đáp: “Tôi nghe cô bạn cô kể với hiệu trưởng của cô, là cô ta tìm đc một con zozo bằng vàng, và cô ta mơ đc những giấc mơ liên quan đến một kho báu, nhưng địa điểm ở đâu cô ta không biết. Tôi nghĩ chắc cô bạn thân như cô sẽ biết…”

Thanh Thanh đáp: “Ông điên sao? Trên đời này làm gì mà có kho báu chư? Cái Tường Nguyên nói, chiw là do cậu ấy bịa ra” – nói rồi cô, cố ra dấu bằng cách khều tay cô bạn, để cô bạn hiểu được ý mình la phải nói dối để tìm ra lối thoát cho cả hai. Nhưng cô không ngờ, cô bạn của mình lại thay đổi một cách nhanh chóng, Tường Nguyên nói: “Cậu hãy nói ra đi, chúng tôi sẽ chia cho cậu một phần, và cậu và tôi sẽ an toàn”

Thanh Thanh cười chua chát, cô hiểu ra sự việc, không ngờ cô bạn của mình bán lại bán rẻ mình như thế: “Tôi biết. Nhưng tôi không muốn nói cho cậu hay ông ta biết, bởi vì, cô ấy nói với tôi là…bất cứ ai, vào đó sẽ nhận lấy cái chết thật thê thảm”

Tường Nguyên tức giận, tát tay thật mạnh vào mặt Thanh Thanh: “Cậu ngu thế, cô ta đã chết rồi, cô ta có nổi oan, tôi và cậu sao giúp đc, chúng ta chỉ là những sinh viên bé nhỏ. Cậu không muốn thì tôi muốn, cậu giúp tôi đc ko Thanh Thanh?”

Thanh Thanh như không còn sức lực, cô bị sốc rất nhiều vì Tường Nguyên, cô nói: “Có giỏi, cậu giết tôi đi”

Tương Nguyên cười man rợ, lòng tham đã khiến cho cong người ta thay đổi rất nhiều, nó đánh thức những thứ ác nhất trong con người họ, dù rằng trước kia họ có là ai, hiền lành như thế nào, nhưng bây giờ họ là hiện thân của quỷ.

Thanh Thanh nhìn cô bạn của mình, không tin vào mắt mình nữa, chính tay cô, rút một ống kim tiêm, chỉ có những sinh viên nghành Y như Tường Nguyên mới đc sử dụng làm thí nghiệm, cô rút vào ống nghiệm một lượng không khí, cô bắt đầu bơm vào mạch máu nơi cổ tay của Thanh Thanh, cô không thể vùng vẫy đc, cô tuyệt vọng nhìn những hành động của bạn mình đối với mình, cô chỉ thấy có lỗi với ba mẹ cô. Lượng không khí đó được bơm vào, như muốn xé toạt mach máu cô.

Cô đau đớn, cô vùng vẫy trong tuyệt vọng, máu dường như ứ đọng, cô tê dại, không còn chút sinh lực, cô co giật từng hồi, khi không khí ấy theo đường mạch máu lên tới não, cũng là lúc miệng cô ứa đầy máu, đôi mắt cô trợn trắng nhìn Tường Nguyên, đôi mắt trắng dã, tuyệt vọng.

Tường Nguyên rùng mình vì chuyện mình vừa làm, cô buông vội kim tiêm, ôm lấy Thanh Thanh, vuốt mắt cô bạn của mình: “Tớ xin lỗi, tớ…xin lỗi cậu…mong cậu tha thứ cho tớ”

Người đàn ông lạnh nhạt nói: “Cuối cùng cũng chẳng ra gì, lũ con nít ranh, hám lợi, bỏ bạn, chắc ta không cần nhà ngươi nữa rồi…con nhỏ kia, còn đáng sống hơn mày nữa” – vừa dứt câu, ông dùng hai tay bóp nghẹt cổ Tường Nguyên, cô chỉ biết trợn tròn mắt nhìn người đàn ông mà không biết chống trả thế nào, cô cố càu lấy tay ông, chân đạp khắp nơi, cố tìm lối thoát, nhưng chỉ có con đường chết dành cho cô mà thôi.

Người đàn ông dường như không mất nhiều công sức để bóp nghẹt lấy cái cổ xinh xắn của TườNg Nguyên, giống như bóp một con mèo con vậy.

Phút cuối cuộc đời mình, cô nhìn ra phía sau lưng một hình bóng với mái


Truyện 7: Hồn ma phù thủy

Tháng sáu năm 1973, ông Hà, một thương gia cư ngụ tại Chợ Lớn, có việc gấp phải ra Nha Trang. Tới nơi khoảng mười giờ đêm, và vì là tháng hè nên các khách sạn quen không còn một phòng trống. Cuối cùng ông tìm được một khách sạn trên đường Hoàng Tử Cảnh, nơi chỉ còn một phòng duy nhất với hai cái giường đơn dành cho hai người mướn chung. Vì ông chỉ đi một mình nên bà chủ khách sạn ngần ngại không muốn cho mướn. Tuy nhiên khi ông nói rằng ông không muốn ở chung phòng với ai và sẵn sàng trả tiền nguyên phòng thì bà tươi cười đồng ý và trao ngay chìa khóa cho ông.

Tắm rửa thay đồ xong đã quá nửa đêm, ông Hà cẩn thận khóa chặt cửa phòng, không quên cài cái chốt bên trong trước khi tắt đèn leo lên giường. Chỉ mấy phút sau ông đã ngáy pho pho.

Khoảng hai giờ rưỡi sáng, đột nhiên ông bị đánh thức bởi những tiếng rên nho nhỏ ngay phía ngoài cửa sổ. Đúng lúc toan ngồi dậy bước tới cửa sổ xem chuyện gì xẩy ra thì ông giật bắn mình khi nhận thấy dường như có một người đang nằm trên chiếc giường trống.

Định thần nhìn kỹ, ông thấy người này đang trong tư thế nửa ngồi nửa nằm. Ánh trăng lọt qua khung cửa sổ soi sáng từng chi tiết của người lạ mặt. Đó là một thanh niên với mái tóc và hàm râu cằm đen nhánh, tuy nhiên, vì cái đầu gục xuống nên ông không nhìn rõ khuôn mặt. Thanh niên này vẫn bận quần áo đầy đủ, và tư thế của anh ta chứng tỏ rằng anh ta đang say ngủ.

Sau khi hết cơn bàng hoàng, ông Hà cảm thấy vô cùng giận dữ khi nghĩ rằng bà chủ khách sạn, sau khi đã đồng ý lấy tiền nguyên căn phòng, lại cho người khác ngủ trên chiếc giường trống để kiếm thêm tiền. Ông toan đánh thức người lạ mặt và yêu cầu anh ta ra khỏi phòng ngay, nhưng sau khi nghĩ rằng việc này chưa chắc đã là lỗi của anh ta, vả chăng anh ta cũng chẳng làm phiền gì ông, ông lại nằm xuống ngủ tiếp, định bụng sẽ nói chuyện với bà chủ khách sạn vào sáng hôm sau.

Lần này, ông ngủ một mạch đến sáng, mãi tới lúc tiếng chuông nhà thờ gần bên vang lên báo hiệu cho ông biết là đã sáu giờ. Liếc nhìn sang chiếc giường gần cửa sổ, trong ánh sáng nhạt mờ của buổi bình minh, bây giờ ông thấy rõ người lạ mặt là một thuỷ thủ, vẫn nằm yên trong tư thế cũ. Nhưng điều khiến ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy đầu thanh niên, lúc nửa đêm chỉ là mái tóc đen nhánh, bây giờ lại bị quấn băng trắng xoá. Điều khiến ông thắc mắc là làm cách nào người lạ mặt có thể lọt vào phòng được khi chính tay ông đã cài chốt, cả cửa ra vào lẫn cửa sổ.

Vừa suy nghĩ, ông vừa bước vào phòng tắm đánh răng rửa mặt. Xong xuôi, ông bước ra ngoài và vô cùng kinh ngạc khi thấy chàng thủy thủ đã biến mất. Liếc nhìn ra phiá cửa phòng, con tim ông như chùng xuống khi thấy cái chốt cửa vẫn cài nguyên như cũ. Nhìn ra phiá cửa sổ, cánh cửa vẫn đóng kín! Hốt hoảng, ông vội vã kiểm soát lại hành lý và tiền bạc và cảm thấy nhẹ nhõm khi tất cả vẫn còn nguyên vẹn.

Sau khi ăn điểm tâm, ông mời bà chủ khách sạn tới và giận dữ yêu cầu bà cắt nghiã tại sao sau khi đã đồng ý để ông mướn nguyên căn phòng, bà lại đưa thêm một người nữa vào. Bà chủ sững sờ kêu lên:

- Đưa người vào phòng ông? Dạ không, không bao giờ chúng tôi dám làm như vậy. Chắc chắn là suốt đêm qua chỉ có mình ông trong phòng, không có người thứ nhì nào khác. Ông biết rõ điều này mà.

Ông Hà đáp lại với vẻ bực dọc:

- Đúng, tôi biết rõ là có thêm một người ngủ trong phòng tôi suốt đêm. Đây, tiền đây! Tuy nhiên tôi xin bảo đảm với bà một điều là không những chỉ mình tôi, mà cả các bạn bè tôi cũng sẽ không bao giờ bước chân tới khách sạn của bà nữa.

Ném tiền xuống mặt bàn, ông Hà toan bước ra cửa, nhưng nét mặt hãi hùng của bà chủ khiến ông dừng lại. Bà chủ khách sạn thở hổn hển:

- Sáu Râu! Chắc là ông đã nhìn thấy Sáu Râu! Có lẽ linh hồn anh ta không bao giờ được yên nghỉ!

Ông Hà hỏi lại:

- Bà nói cái gì?

- Thưa ông, xin ông vui lòng cho tôi biết có phải ông nhìn thấy một thanh niên với mớ tóc và hàm râu cằm đen nhánh phải không?

- Đúng!

Bà chủ khách sạn hỏi tiếp:

- Và anh ta mặc đồ thủy thủ?

Ông Hà gật đầu. Bà chủ khách sạn nói với giọng quả quyết:

- Thưa ông, người mà ông nhìn thấy không phải là một người mà chỉ là một hồn ma.

Thấy nét mặt ông Hà có vẻ ngạc nhiên trước khi ông lắc đầu, nhún vai, bà chủ khách sạn nói:

- Xin ông cho tôi mấy phút để tôi trình bày tự sự.

Số là cách đây hơn một tuần lễ, có một nhóm thủy thủ tới ở khách sạn này. Hai người trong số này, một thuỷ thủ trẻ tuổi với mái tóc và hàm râu cằm đen nhánh có biệt danh là Sáu Râu, và một người đầu hói lớn tuổi hơn chiếm cứ căn phòng của ông. Cả hai thức rất khuya uống rượu, đánh bài. Rồi ông đầu hói gọi Sáu Râu là đồ ăn gian. Hai bên ẩu đả dữ dội và Sáu Râu bị phang nguyên một chai rượu còn nguyên vào đầu.

Dù chúng tôi hết sức cứu chữa nhưng vì thương tích quá nặng nề, Sáu Râu đã tắt thở vào sáng sớm hôm sau, trên chiếc giường mà ông thấy anh ta nằm đêm qua.

Đáng lẽ tôi đã đi trình Cảnh Sát, nhưng ông đầu hói và bạn bè của ông ta năn nỉ hết lời vì nếu tôi đi thưa, chắc chắn ông đầu hói sẽ bị truy tố về tội cố sát, nên tôi đành thôi, và thưa ông, dầu sao tôi cũng không muốn khách sạn này mang tai mang tiếng.

Cuối cùng, tôi đồng ý cho phép ông đầu hói và các thủy thủ khác chôn Sáu Râu ở góc vườn sau.

Những người ở đây hoàn toàn không biết gì về việc này, nhưng cách đây hai hôm, cô Tư, một người bồi phòng, hớt hơ hớt hải tới nói với tôi rằng cô vừa thấy Sáu Râu đứng ở cửa sổ căn phòng mà anh ta ngủ, tức là căn phòng của ông, nhìn ra ngoài, trên đầu quấn băng trắng xoá. Tuy bảo cô Tư là cô ta chỉ tưởng tượng hoặc mê ngủ, tôi biết chắc là hồn Sáu Râu, sau khi bị chết bất đắc kỳ tử, không siêu thoát được, đã ở lại ám ảnh nơi này.

Thuật xong câu chuyện, bà chủ khách sạn năn nỉ ông Hà:

- Xin ông nhủ lòng thương cho chúng tôi mà giữ kín chuyện này, vì nếu thiên hạ biết được thì chắc chắn khách sạn này sẽ bị đóng cửa, và bao nhiêu gia đình sẽ nheo nhóc…

Với chủ trương không mua thù chuốc oán, và vì là một thương gia chân chính “cái gì không có lợi cho mình thì không làm”, nên ông Hà hứa sẽ giữ kín câu chuyện, và ngay chiều hôm đó, sau khi giải quyết xong một vài chuyện gấp, ông đáp chuyến tầu đêm về Chợ Lớn.

Mấy năm sau có việc trở lại Nha Trang, vì tò mò ông tìm tới khách sạn cũ xem có sự lạ gì liên hệ tới “Sáu Râu” xẩy ra nữa hay không. Nhưng khi tới nơi, ông thấy cái khách sạn cũ, nơi ông gặp gỡ hồn ma Sáu Râu, nay chỉ còn là một khoảng đất trống.

Một người bạn của ông ở đây – không biết gì về chuyện Sáu Râu – cho ông biết là theo lời đồn của thiên hạ thì khách sạn này bị ma quấy phá dữ dội khiến không ai dám tới ở. Chủ nhân đã mướn thầy pháp tới trừ tà năm lần bẩy lượt cũng không xong nên đành phải bán lại cho một tôn giáo lớn, và khách sạn cũ đã bị phá để lấy chỗ xây dựng một nơi thờ phượng.

Bạn ông cũng cho biết ở Nha Trang không phải chỉ khách sạn này là có ma, mà một khách sạn thứ nhì trên Quốc lộ 1 cũng có ma và là ma loại dữ. Một vài người khách ngủ tại đây đã bị ma bóp cổ lè lưỡi. Những người khác thường bị đánh thức vào đúng nửa đêm bởi những tiếng rên rỉ phát ra từ phía cửa sổ, và khi nhìn ra, họ thấy một người đàn bà mặt trắng như bột, tóc tai rũ rượi, đang nhìn họ ngoác miệng cười, một cái miệng đen thui không một cái răng mà chỉ có một cái lưỡi dài thoòng, đỏ hỏn …

Những người khác thì đồn rằng nhiều người ngụ tại khách sạn này đã nghe thấy những tiếng gừ gừ và loạp xoạp vào khoảng nửa đêm, vọng lại từ một khoảng đất trống tối om sau lưng khách sạn.

Thỉnh thoảng một vài người can đảm đã cầm đèn đi tìm nguyên nhân của những âm thanh lạ lùng này. Nhưng rồi người nào cũng trở lại với nét mặt kinh hoàng, và tất cả đều nói rằng họ nhìn thấy một bầy lợn đen khổng lồ đang dành nhau cắn xé một vật gì màu trắng trông rất ghê rợn, giống như một hình người. Tuy nhiên, đúng lúc họ bước tới can thiệp, cảnh tượng quái gở này đột nhiên biến mất.

Hiện tượng này được các ông già bà cả ở đây giải thích rằng cách đó khoảng ba chục năm, bà chủ thửa đất mà nay là khách sạn, một thiếu phụ dâm đãng, sau khi chán ngấy đức ông chồng già khú đế của bà và muốn ăn ở với một ngưòi đàn ông khác, đã để bầy heo đen của bà nhịn đói trong ba ngày trước khi cho ông chồng uống rượu pha thuốc ngủ rồi lôi ông ra chuồng heo ném cổ ông vào cho bầy heo đói mặc tình cấu xé.

Một hiện tượng ma quái khác mà nhiều người được chứng kiến vào những đêm trăng sáng là cảnh một bóng trắng đeo lủng lẳng trên những cành cây tại một ngã tư đường ngay trước cửa khách sạn. Nhiều người ngụ tại khách sạn này đã bị đánh thức bởi những tiếng loảng xoảng vào khoảng ngay sau nửa đêm vào những đêm trăng sáng. Nhìn qua cửa sổ, họ thấy bóng trắng vừa nói đu qua đu lại giữa những tàng cây bằng những sợi xích sắt cột chặt cả tay chân.

Hồn ma này được coi là của thiếu phụ dâm đãng vừa nói, sau khi cho heo ăn thịt người chồng, đã ôm hết của cải tư trang đi theo một người đàn ông khác. Nhưng sau khi không còn một xu dính túi, bà ta không những bị gã Sở Khanh đá đít mà còn bị đưa ra tòa về tội cố sát.

Án tử hình của bà đã được hoán chuyển thành án chung thân và suốt đời bà phải mang cùm xích. Không biết có phải vì hối hận hay vì quá khổ sở mà bà ta đã cắn lưỡi tự tử vào một đêm rằm, và kể từ dạo đó, cứ những đêm trăng sáng bà lại hiện lên đong đưa giữa những tàng cây.

Có lần một người dùng súng bắn liên tục vào bóng trắng ma quái này, nhưng những tiếng nổ và những viên đạn dường như không gây ảnh hưởng gì vì hồn ma vẫn tiếp tục đong đưa và chỉ biến mất khi trời gần sáng.

Truyện 8: Oan hồn trong xóm ngải

Lá cờ đám tang của tý vẫn treo phất phới trước hẽm ra vào trong xóm ngãi , khi màn đem buôn xuống cùng bầu không khí ảm đạm bao trùm láy cái đám tang cuối xóm nó khiến tôi cảm thấy rờn rợn hơn khi mà nghe được tiếng khóc than thảm thiết của mẹ nó rào thét từng cơn đan xen trong những tiếng chuông đổ , tiếng đánh trống thổi kèn của đám tang , tôi lại càng cảm thấy sợ hơn , “Ê Tiến , Cuối tháng này tao sẽ dẫn mày đi ăn món KFC ngon lắm” lời nói của thắng tý đã hứa với tôi trước lúc nó vào tù vào cuối năm ngoài khi nó phạm vào tội trộm cướp và bị công ban bắt , gần gần trong đám tang nhà của nó tôi thường đi ngang qua đó mà nghe người ta bàn tán rằng

“Lạ nhĩ , thằng tý chết mà có thấy bà mai mang xác nó về đâu ?”

một giọng nói khác của người hàng xóm xen vào

“Chắc là không có tiền đưa cho cò , nên không được láy xác từ trong tù về chứ gì”

nghĩ lại càng thương cho bác mai , đã già rồi , lại phải hứng chịu nỗi đau mất con thế này , thằng tý chỉ phạm tội trộm cướp bị giam 6 tháng mà sao bây giờ lại thành ra thế này , tôi thật sự luyến tiếc tới nó vì nó là người bạn thân nhất trong xóm ngãi này của tôi , ngày đưa tang cho nó mà lòng không ngăn được nước mắt , cứ nghĩ đến chuyện nó sẽ nằm sâu mãi mãi dưới cái hố đất dài chưa được 2m thì bà mai lại càng xúc động và khóc không ngừng , đám tang đã đâu vào đấy , người chết rồi thì cũng sẽ vơi đi theo năm tháng , tôi tự dặn lòng rằng sẽ thay nó chăm sóc cho bác mai tử tế , nhưng ngày đám tang qua căn nhà của nó dường như chã còn 1 tý động tĩnh nào , bà ấy giam mình trong nhà , chã ra đường gặp một ai , ban đêm trong nhà lại chẵng bao giờ mỡ đèn , nhà tôi cách nhà bác mai chĩ vài căn nên đôi lúc tôi thường đi qua đó để nghe ngóng xem bác có cần giúp đỡ gì hay không . Sau 7 ngày khi chôn cất thành tý xong , tôi mang ít thức ăn qua nhà nó sẵn an ủi mẹ nó đừng quá đau lòng

“Cốc Cốc , bác mai ơi , cháu là tiến đây , cháu qua thắp nhan cho thằng tý , bác mỡ cửa cho cháu đi”

đứng chờ bên ngoài hơn 30 phút mà chẵng thấy bác ấy ra mỡ cửa tôi nóng lòng sợ thời gian qua bác ấy nghĩ quẫn , rồi lại làm chuyện gì đó dại dột tôi hất chân đạp mạnh vào cữa để xông vào nhà , cánh cữa gỗ đã mục nát gãy ngay sau cú đạp mạnh của tôi bước vào nhà một mùi hôi bốc ra nồng nặc , nền nhà lại đầy rẫy những vết máu đỏ thẵm đã đông đặc lại vì nhiều ngày , với tay bật cái đèn trong nhà lên , tôi nhìn thấy bác mai đã co mùi chui rút vào một góc tường trong nhà , 2 bên mép miệng đã bị rách toạch ra và vẫn còn rĩ máu , dưới chân bác là con dao cắt trái cây vẫn còn dính máu …. hoãng hồn tôi la toáng lên rồi gọi ngay cấp cứu , cơ thể bác tiều tụy và xanh xao , bốc mùi hôi chua vì lâu ngày chưa tắm . Sau khi được đưa đi cấp cứu và băng bó cẩn thận khoảng thời gian đó tôi luôn ở trong viện chăm sóc cho bà ấy , tôi có gặng hõi tại sao bà lại làm chuyện khờ dại thế này nhưng lúc nào cũng nhận được những câu trả lời “ú” “ớ” nghe chẵng hiểu gì , có lẽ vì vết rách 2 bên mép miệng quá sâu nên bà chẵng bao giờ phát âm chuẩn nữa , hôm ấy trời trở lạnh trong bệnh viện lại không có cái chăn nào dày hơn , nhìn bác mai co rút lên vì lạnh tôi đành qoay trở về nhà bác láy cái chăn bác hay đắp mang vào viện cho bác ấy … khi đó đã 2h sáng , tôi trở về nhà , tìm cái chăn cho bác xong thì khóa cữa lại , nổ máy xe định chạy đi , thì tôi nghe trong nhà bác có tiếng chân chạy lạch bạch lên lầu , âm thanh nghe rất rõ vì cầu thang nhà bác là cầu thang gỗ đã mục nát nên mỗi bước chân đi đặt lên những bậc thang này đều vang ra tiếng rắc rắc như thể sắp rời nhau ra vậy , tắt máy xe , tôi mở khóa cữa nhà , đi vào trong và bật đèn lên , tôi bước lên cái lầu lững ấy gọi

“Ai vậy ?”

chẵng ai trả lời , tôi láy cái đèn pin điện thoại soi mọi góc ngách trên lầu lững ấy rồi mới yên tâm đi xuống dưới nhà , lần này tôi không quên thắp nén nhang cho thằng Tý , rồi mong nó phù hộ cho mẹ nó mau khỏi bệnh , thỡ một hơi dài , xong tôi tắt đèn trong nhà , khóa cữa rồi đi vào bệnh viện , sức khõe của bác mai dần dần hồi phục nhanh chóng rồi cũng đc xuất viện , tôi hạ quyết tâm sẽ trị lành bệnh cho bác ấy , không chỉ vết thương ở miệng mà còn vết thương ở trong lòng , tôi nhận bác ấy làm mẹ nuôi , thay thế vị trí của thằng tý trong lòng bác ấy để ra sức hiếu thảo , một phần vì tôi chã có cha mẹ , một phần tôi thiếu thốn tình cảm đó nên dễ hòa nhập với cuộc sống của bác ấy hơn , năm tháng cứ thế trôi qua khi được ba tháng , những vết băng trên miệng của bác mai cũng được tháo ra để lại những vết sẹo kinh tỡm nhưng đó không phải là điều xấu , đó là một vết thương lòng đã lành , đêm ấy mưa tầm tã , tôi vừa đi học về liền chạy qua nhà bác mai trú mưa ăn trứng gà luộc cho đến khi trời tạnh mưa tôi mới về đến nhà , nhốt mình trong căn phòng nhõ sau một ngày dài học hành mệt mỗi , tôi nằm thẵng ra giường đánh một giấc , nhưng vừa nhắm mắt lại thì có tiếng thét ra từ nhà hàng xóm đối diện

“Cướp Cướp …..” xong thì im lặng hẳn đi

tôi giật bắn mình liền chạy xuống nhà mỡ cưa rồi chạy qua nhà đối diện ngay rồi truy hô hàng xóm đến giúp đỡ 1 tay , khi cữa nhà đã được phá mỡ , bà con hàng xóm ùa nhau chạy lên lầu xem thì chị hàng xóm đã bị cứa cổ trên với nhiều vết đâm vào cổ và đầu , máu chãy ra nhìu không xiết , cửa sổ trong phòng đã mỡ toang tôi nghĩ tên hung thủ chưa bõ đi đâu xa được nên phóng mình qua của sổ leo trên những mái ra bám theo hung thũ

“Tiến” – Giọng nói của ai đó gọi tôi , khiến tôi đứng sựng lại và giật mình

Tôi đáp

“Ai đó ?”

nhìn xuống phía bên dưới đất , trong ánh đèn mờ mờ pha lánh hơi sương của ban đêm , tôi nhìn thấy thằng tý đang đứng dưới ấy mĩm cười và gọi tên tôi , khiến tôi hốt hoảng trật chân mà rơi xuống đất ,

nhìn xuống phía bên dưới đất , trong ánh đèn mờ mờ pha lánh hơi sương của ban đêm , tôi nhìn thấy thằng tý đang đứng dưới ấy mĩm cười và gọi tên tôi , khiến tôi hốt hoảng trật chân mà rơi xuống đất , cũng may mái nhà nơi tôi đứng không cao nằm nên chỉ bị gãy chân và đầu bị va đập mạnh chảy máu 1 tý , những ngày tháng sau sự việc của chị hàng xóm bị giết tôi vẫn không tin vào mắt mình là thằng tý lại làm như vậy , nhưng rõ ràng nó đã chết lâu rồi mà ? chẵng lẽ hồn ma lại hiền về giết người sao ? . Khi kễ điều này cho bác mai nghe thì bỗng bác giật mình tan cã hồn phách , làm chuyện gì cũng run rẩy tay chân , mặc dù bác mai không còn nói được nữa nhưng những dấu hiệu của bác làm tôi nghi ngờ sự tồn tại hồn ma của thằng tý . Đem đó tôi ngũ tại nhà trời rất lạnh , chân bị băng bó nên bà ngoại tôi lúc nào cũng thức dậy nữa đêm để đắp chăn cho tôi , nhưng sự thật rằng tôi không tài nào nhắm mắt được vì cái hình ãnh ngày hôm mà thằng tý gọi tôi dưới ánh đèn mờ trong xóm cứ hiện mãi trong đầu , tôi dò đầu bức tóc cã đêm suy nghĩ nhưng không tài nào suy nghĩ ra được , rồi thì nắm mắt ngũ thiếp đi vì suy nghĩ nhiều . Sáng hôm sau nhà tôi có đám dỗ của ông cố bà cố nên tôi ở suốt trong nhà phụ bà ngoại nấu cơm rồi đưa lên bàn thờ , bà ngoại tôi tuổi đã cao , đã già rồi nên tôi không thể để bà tôi trèo lên ghế mà thắp nhan đc , vì bàn thờ nhà tôi treo trên cao cỡ 3m và hướng ra ngoài cửa trước , nhấc cái thang bước từng bước lên vì rồi nhắm mắt thành tâm khấn vái khi tôi chuẩn bị cấm nhan vào ly hương thì giật mình té xuống đất khi cái di ãnh trên bàn thờ không phải là của của ông cố bà cố tôi nữa mà là di ảnh của thằng tý đôi mắt nhệt nhoài cùng đôi môi trắng bạch như tượng và cái di ảnh còn lại là ….. của tôi !!! ngã từ trên cao xuống , mặc dù chân bị thương nhưng vì hốt hoảng tôi cũng chã còn biết đau là gì , tôi thét lớn lên rồi bò lếch ra ngoài đường trong sự chứng kiến của hàng xóm …

“Tiến , con làm sao vậy ?” – bà ngoại tôi hõi mà nét mặt cứ nhăn nhó lo lắng

tôi chã thể trả lời được gì mà chân cũng chẵng còn sức đâu mà chạy , chỉ có nước bò lếch mà thôi , gương mặt tôi tái mét chã nói được câu nào , đôi lúc tay chân tôi lại co giật lên vì sợ hãi , điều đó làm bà tôi vô cùng lo lắng và cã bác mai cũng chạy sang nhà xem tôi thế nào , bà ngoại và bác mai canh chừng tôi cho đến lúc khuya , trời trở lạnh , tôi cảm thấy mình bình tĩnh được đôi chút nên cố giấu không nói ra vì sợ làm bác mai hoảng sợ , tôi đưa bác về nhà , căn nhà bác mai chĩ cách nhà tôi vài căn nhưng sao hôm nay bỗng yên lặng , tĩnh mịch đến gợn người , tôi đỡ bác vào trong căn nhà nhõ ấy rồi đi về mà 2 chân cứ bủn rũn ra , trở về nhà tôi chỉ muốn nằm ngũ cho sớm , căn phòng của tôi mọi khi nó thân thuộc nhưng sao hôm nay lại có cái gì đó khác lạ đặc biệt nhất mà một mùi hôi , mùi hôi này rất quen , tôi bật đèn sáng cã phòng lên để tìm cái gì đó đang bốc mùi hôi thối ấy , nhưng tìm mãi vẫn không ra , nhưng rồi một phần ký ức nhõ chợt chạy về trong đầu của tôi , tôi nhớ ra mùi hôi ấy là của thằng tý , vì lúc nó còn sống nó rất hay hút thuốc , mỗi khi mỡ miệng ra nói chuyện là mùi thuốc và mùi hôi trong miệng nó lại toát ra , cái mùi ấy rất đặc biệt nên dễ phân biệt với những mùi khác . Đôi bàn chân run rẩy như nai tơ sắp bị vồ mồi , tôi chẵng còn đứng vũng nữa

“Rụp” ….. cúp điện

lạnh xương sống , quan sát xung qoanh , …. tội sợ hãi ngồi quỵ xuống đất

“Tý …. tý …. là mày hã” – tôi gọi nhõ

bỗng có giọng nói thất thanh của ai đó phát ra từ sân thượng vọng xuống phòng tôi , vì phòng tôi nằm sát với sân thượng ở lầu 3 , đầu tiên là tiếng khóc thảm thiết , tiếng gió thổi xào xạc , rồi tiếng ai đó cười vui vẽ đều phát ra ở trên ấy , tôi mỡ nhẹ cánh cữa phòng bước ra những bậc cầu thang lạnh như đá để đi lên sân thượng … gió từ bên ngoài ùa xuống qua từng khe cữa kèm theo những giọng nói rùng rợn khiến tôi muốn làm 1 vũng ra quần rồi ngồi khóc

“Lạnh lắm … nói má tao đốt quần áo cho tao … ỡ đây tối và lạnh … cô đơn nữa … tao nhớ mày lắm … mày xuống đây với tao đi”

nghe được hết câu đó tôi tá hỏa , lếch cái chân tàn tật mà cắm đầu chạy mặc dù không thấy đường , giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao trên bàn thờ lại có di ãnh của tôi và thằng tý , chạy xuống cầu thang , tôi va chạm vào nhiều đồ vật làm đổ bể nhiều thứ khiến bà tôi đang ngũ trog phòng cũng thức giấc , tôi chạy đến ôm và gì chặt láy bà tôi thiếu điều bà ngoại tôi muốn ngẹt thở …..

“Mày làm gì vậy tiến ?, sao không mở đèn lên ?” – bà ngoại tôi quở trách

tôi không trả lời gì cã , đôi mắt cứ đão qua đão lại như sợ thứ gì đó bám theo mình

Bà tôi nói tiếp

“Sao không mở đèn lên ?”

tôi đáp

“Điện đâu mà mở ?”

Bà tôi nói

“Cúp điện rồi hã ?”

tôi dường như chợt tĩnh ra được một chút , nhìn ra ngoài đường , đèn đường trong xóm vẫn còn bật mà ? vậy không lẽ chĩ nhà tôi bị cúp điện thôi sao ? , tôi nắm chặt láy tay bà ngoại kéo bà xuống dưới nhà kiểm tra cầu dao điện trong nhà mới phát hiện có ai đó đã cắt cầu chì nên trong nhà mới không có điện , khi tôi sữa chữa lại xong , gạt lại công tắt , đèn trong nhà lại được bật sáng lên …. thì mới hoãng hốt phát hiện , cái tivi trong nhà và cái xe của tôi đã không cánh mà bay mất , nhận thấy sự việc khá nghiêm trọng và có chút kỳ lạ nên tôi đã báo công an về việc gia đình bị mất trộm đồ , sau nhiều ngày đó những hộ dân khác trong xóm cũng mất đồ liên tục , dân quân tự vệ của quận cũng thường trực tại khu vực xóm tôi hằng đêm vì xãy ra nhiều vụ trộm cướp nhưng ai đến trực đều bị ma nhát , không thì lại nhận được số điện thoại lạ chĩ toàn là số 666666 gọi đến với những tiếng khóc và tiếng cười nham nhỡ , suy đi tính lại tôi cảm thấy có cái gì đó bất an , đầu tiên thì bà mai bị rạch miệng , sau đó thì chị hàng xóm người có tiền của nhất bị giết và cướp tiền , đêm ấy tôi lại gặp thằng tý đã chết , rồi cái di ãnh , cã những lời nói ra phát ra từ sân thượng ỡ nhà , tôi sợ cái xóm này bị ám nên thường xuyên qua nhà bác mai thắp nhan cho thằng tý nhiều hơn chĩ mong nó đừng lôi mình theo nó . Hôm ấy là hôm tròn 100 ngày thằng tý chết , tôi cùng những người bạn cũ ngày xưa của thằng tý đến mộ nó đễ thắp nhan , trong đó thằng hãi và thằng long là 2 thằng bất ngờ khi biết tin tý đã chết hơn 100 ngày , cã 3 chúng tôi mua bia rượu , rồi uống ngồi nhậu trước mộ của nó như thể bữa tiệc tiễn chân nó vậy , nhưng nhìn kỹ ỡ một nó những lốp đất khôg bằng phẳng như bị ai đó đào lên và đắp lại không cẩn thận , tôi nghĩ như có ai đó đến trộm mộ , nên hẹn thằng long và thằng hãi tối nay sẽ mỡ nắp quan tài đễ kiểm tra , màn đêm buông xuống trên nghĩa địa của quận , sương bao trùm vây phủ những ngôi mộ đã nằm yên tại đó lâu năm , cõ mọc um tùm làm cho chúng tôi lại sợ hơn …. cã 3 đứa vác cuốc đào bới , nhưng chĩ vừa cuốc đc vài cái thì muỗi cuốc đụng phãi 1 vật gì đó , đào lên và lau sạch đất đi tôi mới thấy rõ đó là di ãnh của thằng tý , cã 3 đứa nhìn thấy di ãnh xong thì tay chân co rúm lại chã ai dám đào tiếp , nhưng tôi động viên bọn nó

“Thằng tý là anh em của chúng ta , nếu có kẻ cố tình đào trộm mộ thì không thể để yên được”

cã 3 láy dũng khí tiếp tục đào , khi đào xuống được cỡ 2m thì đã động đến quan tài , bung nắp quan tài ra khiến cã 3 chúng tôi bất ngờ khi nó không hề bốc mùi hôi của xác chết lâu ngày mà ngược lại bốc mùi tiền , tôi la lớn lên

“Mẹ kiếp , nhà thằng này nghèo mà chôn theo nhiều tiền cũa quá , hèn gì hôm thằng tý chết bác mai chẵng cho ai mỡ nắp quan tài ra”

cã 3 đứa tôi nỗi lòng tham , mỗi thằng láy đi một ít để tiêu , sau đó thì đắp mộ lại tử tế . Vậy là từ đó mỗi khi 3 chúng tôi xài hết tiền là lại tới nghĩa trang đào mộ nó lên mà láy tiền tiêu , biết làm như vậy là thất kính với người chết nhưng làm nhiều đã trở thành thói quen , đêm đó khi tôi thằng long và thằng hãi tiêu hết tiền thì hẹn nhau đêm đó đến đào mộ trộm tiền , thì cũng vô tình phát hiện một người đàn ông mang cuốc đến đào mộ của thằng tý , thế là đã lòi mặt chuột rồi nhé , kẻ trộm mộ là tên đó , cã 3 nhân lúc ấy nhào ra bắt láy tên đào mộ nhằm mục đích đỗ thừa toàn bộ trách nhiệm cho hắn để 3 chúng tôi chạy tội , nhưng ai ngờ khi vừa bắt đc tên trộm mộ đó , thì cã 3 lại hốt hoảng và phãi la lên

“Là mày sao tý ? , mày vẫn chưa chết à ?”

cũng trong đêm đó thằng tý bị công an địa phương bắt vì tội giết người cướp tài sản , tý khai nhận rằng đã nhờ mẹ ruột của mình đóng giả đám ma cho mình , khi mọi người trong xóm đã tưởng là tý chết thì tý vẫn còn sống và mỗi đêm đi ăn cướp đồ trong xóm , chính tý đã rách toát miệng mẹ ruột của mình vì không muốn bà nói cho ng` thứ 3 biết tý vẫn còn sống , sau đó thì giết chị hàng xóm để cướp tài sản và thực hiện nhiều vụ khác trong xóm , mỗi lần trộm được gì tý đều đem bán và giấu tiền trong quan tài “Giả” của mình . Sau vụ việc đó , tý nhận án tử hình và bác mai phải nhận án 1 năm tù vì tội bao che cho đồng phạm !!

Truyện 9:Đám ma thằng cu Hoàng

Trong đám tang thằng cu Hoàng, bà Sáu cứ ngất đi sống lại. Người ta tiêm cho bà không biết bao nhieu là mũi trợ tim, không thì bà đã đi theo nó rồi. Ông Sáu dỉu bà về nhà để bà nghỉ ngơi, tác khỏi tiếng trống kèn inh ỏi, nhưng nào có yên, nhà bà ngay sát với nhà thằng cu Hoàng. Bà khổ sở, đau đớn, dằn vặt mấy hôm mà trông bà già đi nhiều quá. Mẹ thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng ra ngoài đồng, trời mưa to, đường lầy lội đến khổ. Mẹ thằng cu Hoàng và bà Sáu luôn có người túc trực ở bên không thể đưa nó đi được.

-Không! Tất cả là tại tôi! Tại tôi! Sao tôi không chết đi cho thằng Hoàng nó sống.

Bà Sáu cứ gào lên những câu kiểu như vậy. Những tiếng kêu rên thảm thiết của bà khiến cho những ai có mặt trong đam tang vừa giận vừa thương bà. Có người lo xa, rồi sau đám tang, không biết quan hệ giữa nhà bà với gia đình thằng cu Hoàng sẽ ra sao.

Số là hôm đó, chị Tính – mẹ cu Hoàng chạy vội ra chợ mua thêm một ít cua chiều nấu canh nên nhờ bà Sáu trông hộ thằng Hoàng. Thằng bé bụ bẫm, thông minh, hiếu động, ai cũng yêu quý nó, đặc biệt ông bà Sáu gần 50 tuổi rồi mà chưa một lần được làm cho, làm mẹ.

-Ừ. Cứ để đấy, chị trông cho. Tiện thể mua cho chị mớ rau cải.

-Vâng. Bác trông hộ. Em về ngay thôi.

Thằng Hoàng cũng quý bà Sáu nên không đòi đi theo, nó cứ quẩn quanh bên cạnh nên bà Sáu cũng thoải mái theo dõi bộ phim yêu thích trên vtv.

-Chị Sáu ơi, hết rau rồi chị ạ. Chị cho em xin thằng cu Hoàng.

-Ơ, nó vừa ở đây mà, Hoàng ơi, Hoàng…

Hai người đàn bà cuống quýt đi tìm thằng bé. Gọi mãi, gọi mãi không có tiếng trả lời, chị Tính bắt đầu sụt sùi… Bà Sáu khó xử và lo lắng nhờ hết người này đến người kia đi tìm mà chẳng thấy thằng bé đâu.

Ông Sáu cũng dậy từ sớm để bắt đầu cuộc tìm kiếm mới. Khi ông vừa đặt chân ra bờ ao thì thấy xác thằng Hoàng nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Có lẽ cảnh tượng này sẽ ám ảnh ông suốt cuộc đời còn lại. Ông suýt ngất đi, mãi mới gọi người đến vớt nó lên. Thật tội nghiệp cho nó, người trương phình lên, mặt trắng như trát vôi bột, hai mắt thao láo nó nằm thẳng đuột trên bờ ao. Người ta cố tìm cho nó một cái khăn trắng để đắp lên cái thi thể. Chưa ai dám bảo cho chị Tính. Chỉ có bà Sáu, bà vuốt mắt cho nó, rồi lăn đùng ra.

Thằng Hoàng mới bốn tuổi. Theo luật lệ ở làng trong đám ma không được dùng trống kèn, vì nó chưa thành người lớn và phài đi chôn ngay vì nó chết từ mất hôm nay rồi. Nhưng trước nỗi đau quá lớn và đột ngột của gia đình, người ta vẫn cho dùng trống kèn để linh hồn nó được siêu thoát.

Sau ba ngày thằng Hoàng, gia đình ông Sáu sang an ủi cũng như muốn có trách nhiệm trước cái chết của thằng Hoàng. Nhìn cái thân hình gầy sọp đau đớn của bà Sáu, chị Tính nấc lên từng tiếng rồi ôm lấy bà Sáu, hai người đàn bà khóc đến khàn cả tiếng. Nhìn cảnh thương tâm tóc trắng tiễn tóc xanh ai cũng đau lòng…

Gọi bằng bà Sáu nhưng thực ra bà củng mới xấp xỉ 50 tuổi, ông Sáu hơn bà một tuổi. Ông bà luôn ao ước có một đứa con dù trai hay gái củng được, ngày trước thằng cu Hoàng còn sống còn có người tíu tít bên cạnh giờ nó không còn nữa nên ông bà cũng buồn. Giờ biết mình mang thai bà vui mừng khôn tả xiết, thực ra lúc còn trẻ bà cũng mang thai hai lần nhưng cứ đến tháng thứ hai là không giữ được. Bà sợ lần này cũng vậy.

Thời gian gần đây không hiểu sức khỏe yếu hay do lo lắng điều gì mà bà hay nằm mơ, bà mơ thấy đứa con của bà, rồi bà lại mơ thấy thằng cu Hoàng. Ông Sáu tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của bà Sáu:

-Hay để mai tôi nhờ người đưa bà xuống viện xem thế nào.

-Ui da! Ông cứ phải lo bò trắng răng, trong người tôi thế nào tôi biết chứ.

Ông bà cứ ngồi tranh luận mãi vấn đề đưa bà xuống viện khám.

Đêm mùa hè trăng thanh gió mát, bà khó ngủ nên dậy đi vệ sinh. Vừa bước ra đến hè, bà thấy thằng cu Hoàng đang ngồi ở bậc hè chờ bà, nó dựa vào cái cột, ngồi đó. Đúng nó rồi, lúc còn sống nó cũng hay ngồi như vậy chơi với ocn mèo đen nhà bà.

-Hoàng ơi, Hoàng ơi! Có phải Hoàng không?

Bà tiến đến gần chỗ thằng Hoàng ngồi. Nó cứ ngồi đó, không trả lời bà cũng không biến mất.

-Hoàng! Bà có lỗi với cháu… cháu hãy…

Bà tiến sát đến, nó vẫn ngồi đó. Bà không nhìn thấy khuôn mặt Hoàng, vì nó đang hướng thẳng về phía bờ ao quay lưng lại phía bà.

-Hoàng, cháu về tìm bà phải không? Cháu hãy tha lỗi cho bà.

Thằng cu Hoàng quay mặt lại nhìn bà. Một khuôn mặt trẻ con gớm ghiếc, không thấy mắt đâu chỉ thấy hai hốc mắt tối om, khuôn mặt nó đang bị biến dạng, không còn ra hình thù gì nữa. Nó nhìn bà rồi biến mất vào trong đêm tối, bà chỉ kịp hét lên.

-Không! Không phải thằng Hoàng.

Ông Sáu trong nhà nghe tiếng hét giật mình, tỉnh ngủ chạy ra thấy bà lồm cồm ngoài hè liền hốt hoảng dìu bà vào nhà.

-Bà ra đó làm gì? Tôi đã dặn bà đi đâu buổi tối phải có tôi đi cùng cơ mà.

Không để ông Sáu phải lo lắng thêm, bà đành nói dối.

-Tôi đi vệ sinh, nhưng ra đến đây bị vấp nên ngã. Ông không phải lo lắng thế đâu.

Bà biết đó là thằng Hoàng. Nó về để bắt bà đền tội. Chính bà đã gây ra cái chết của nó, giờ nó về để đòi mạng. Bà cũng không tiếc cái thân già này chỉ mong đứa con trong bụng chào đời là bà sẵn sàng đi với thằng Hoàng, vì bà sống cũng đâu có hơn gì chết, bà dằn vặt khổ sở từ khi thằng Hoàng chết.

Hôm đó, ông Sáu về quê có đám giỗ, ông không yên tâm nên nhờ đứa cháu sang ngủ với bà, đêm hôm lỡ đâu… Sắp đến lúc sinh bà cũng khó ngủ, đêm bà cứ trằn trọc, rồi bà nghe tiếng trẻ con khóc thảm thiết ai oán, nghe tiếng kêu rên từ phía bờ ao. Bà nghe có tiếng kêu lạnh lắm. Cầm đèn pin ra phía bờ ao, tiếng kêu rên không còn nữa, bà lia đèn khắp phía nhưng không có ai. Mà có ai được chứ giữa đêm hôm khuya khoắt thế này. Bỗng bà giật mình dùng đèn lại trên mặt nước ở giữa ao. Trên mặt nước sóng sánh, bà nhìn thấy một cái xác chết, khuôn mặt lại bị biến dạng, không nhìn rõ mặt mũi của ai. Bà kêu lên. Hàng xóm biết ông Sáu không có nhà nên nghe tiếng bà hết mọi người kéo sang.

-Không! Không có gì, đèn pin bị cháy sợ ngã nên tôi gọi đứa cháu trong nhà.

-Thật không có chuyện gì chứ chị Sáu, nếu vậy thì chúng tôi về đây.

Nhưng bà biết đó là thằng Hoàng nó lại về dọa bà, đòi mạng bà vì chính bà là nguyên nhân gây ra cái chết của nó. Giá bà cẩn thận hơn một chút thì thằng Hoàng đã không chết oan đến nỗi không nhắm mắt. Lỗi là do bà nên bà không thể kể cho ai kể cả chị Tính hay ông Sáu. Bà cố gắng sinh con xong rồi đi gặp thằng Hoàng trả nợ cho nó.

Chiều tối qua bà sang nhà cậu em trai ở xóm bên chơi. Cậu em trai cứ đòi đưa bà về nhưng bà gạt phắt đi:

-Cậu lo tôi không về được đến nhà à?

-Không phải vậy, nhưng bụng mang dạ chửa chị cứ để em đưa về.

-Thôi, thôi tự tôi đi được, cậu nói nữa lần sau tôi không sang thăm cậu nữa.

Bà Sáu khăng khăng từ chồi, mà cũng có xa xôi gì, chỉ xóm trên với xóm dưới, bà đi bộ một lúc coi như đi thể dục. Ở cái nơi không được gọi là thành phố nhưng cũng chẳng thể nói đó là nông thôn, mới chỉ 8h tối mà đã yên ắng thế này, mọi hôm bọn trẻ con còn tập trung ra đình chơi, sao hôm nay không thấy đứa nào, bà rùng mình vì sự vắng lạnh nơi đây, bà thoáng nghĩ.

-Biết thế cứ để cậu tư đưa về.

Bà Sáu đang cố bước đi thật nhanh, bỗng giật mình thấy có một đứa trẻ ngồi trước mặt, ở ngay cạnh bụi tre rẽ vào ngõ nhà bà. Bà dụi mắt nhìn lại thì không thấy có đứa trẻ nào ngồi đó cả, có lẽ do sợ hãi nên bà tưởng tượng, thôi đi nhanh về không ông Sáu lại mong. Bà vừa bước được vài bước thì lại nghe tiếng trẻ con khóc, từ khóc rưng rức đến gào lên thảm thiết, tiếng khóc vọng lên từ dưới cái giếng làng, trong đêm vắng nghe nó thật rùng rợn và tê tái. Bà Sáu dũng cảm quay lại nơi có tiếng trẻ con khóc, bà tiến lại ngày một gần hơn, tiếng khóc nghe thê thảm và đáng thương, không có ai xung quanh. Bà Sáu ngó đầu xuống giếng thì không thấy tiếng khó đâu nữa. Bà lại tự nhủ: Chắc mình lại hoa mắt tưởng tượng rồi, rồi bà quay người đi tiếp thì thấy thằng cu Hoàng, nó cười hiền hậu với khuôn mặt bầu bĩnh và đáng yêu. Và Sáy chưa kịp phản ứng gì thì khuôn mặt nó biến dạng, trắng bệch, hai hàm răng chìa ra phía trước trông như quỷ dữ, những ngón tay nhỏ nhắn xin xắn biến thành những khúc xương cong queo khủng khiếp. Nó nanh mọc tiến sát vào người bà đẩy bà xuống giếng, nó muốn bà phải chết.

-Bà Sáu ơi, bà Sáu…?

Tiếng ông Sáu vọng từ trong ngõ vọng ra như cứu vớt bà trong cơn khủng hoảng, nghe tiếng ông Sáu gọi mà bà không thể trả lời. Bà cứ ngồi vậy sụp xuống cái giếng làng trong nỗi hoang mang sợ hãi, hình ảnh vừa rồi khiến bà chưa thể bình tĩnh trở lại:

-Bà Sáu, sao bà lại ngồi đây. Đi về thôi.

Bà không thể giấu ông Sáu thêm nữa. Bà phải nói thật với ông, về sự trở về của thằng Hoàng lần này và cả những lần khác nữa, nó về để mang bà đi, bà lặp bắp trong khóe miệng:

-Thằng, thằng Hoàng nó vừa về ông ơi, nó đòi mạng tôi.

-Bà Sáu, bà lảm nhảm cài gì thế. Thằng Hoàng nó chết rồi, nó chết cách đây gần hai năm.

-Không, không nó vừa về, nó vừa đẩy tôi xuống giếng đúng lúc đó thì ông gọi tôi.

-Thôi về đi, chắc tại bà mệt quá. Tôi đưa bà về nhà nghỉ.

Có nói gì lúc này ông Sáu cũng không tin vì xưa nay ông là người không bao giờ tin vào chuyện ma quỷ. Bà dựa vào người ông Sáu để về nhà.

Từ hôm kể cho ông nghe về chuyện thằng Hoàng. Tâm trạng bà càng rối ren hơn, bà lo lắng nhiều hơn, sức khỏe của bà cũng giảm đi, bà sinh trước một tháng, đứa trẻ ra đời khi chưa đủ 9 tháng 10 ngày nên nó yếu ớt và khó nuôi hơn những đứa trẻ khác.

Khi người ta đưa đứa trẻ cho bà, bà Sáu đã suýt ngất đi vì trong tay bà là thằng cu Hoàng, tất cả các chi tiết trên cơ thể nó đều giống thằng Hoàng. Đúng là thằng Hoàng rồi. Bà kêu toáng lên khiến các y ta chạy ùa vào. Bà từ chối đứa con này, không nhận nó, bà bảo nó là ma. Thằng Hoàng chết rồi, nó không phải là con bà.

-Bác ạ! Trên đời này người giống nhau là bình thường. Cô y tá ân cần giải thích.

-Không, các cô có nhầm không, nó không phải là con tôi. Nó là đứa trẻ cùng xóm đã chết cách đây gần hai năm rồi.

-Bác có quan hệ huyết thống gì với người đã mất không? – Cô y tá hỏi.

-Không, tôi không, hãy mang đứa trẻ này đi. Các cô nhầm lẫn gì đúng không?

-Thưa bác không đâu. Y học cũng đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai người mẹ hay nghĩ tới một hình ảnh nào đó thì sau này em bé sinh ra cũng có những nét giống hình ảnh đó. Có lẽ bác hay nghĩ tới người đã mất.

Cô ý tá nói một hồi, bà Sáu cũng hiểu ra điều gì đó. Bà ôm đứa con vào lòng, nó yếu ớt và mỏng manh. Một cảm giác sợ hãi lẫn yêu thương tràn ngập trong bà. Bà sợ chính đứa con vừa sinh của mình, bà sợ vì nó giống thằng Hoàng, bà yêu thương nó vì nó là niềm mong ước, là nỗi khát khao, là đứa con do chính bà sinh ra. Trong niềm vui vì đã được làm mẹ, bà Sáu lại nghĩ đến lời nói của mình, rằng khi nào sinh xong bà sẽ đi theo

thằng Hoảng trả nợ mạng cho nó. Nhưng giờ bà nghĩ khác rồi, bà muốn được ở lại chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con yếu ớt của mình, bà muốn hằng ngày được nhìn thấy con mình.

a20f Sau khi sinh được một tháng bà ra mộ thằng Hoàng. Bà mua cho nó rất nhiều thứ, những thứ mà khi còn sống nó rất thích. Bà chăm sóc bế bống nó từ bé nên bà biết nó thích gì. Bà khấn vái xin nó cho bà ở lại để được yêu thương chăm sóc con bà. Bà cũng sang nhà chị Tính thắp nén nhang lên bàn thờ thằng Hoàng.

-Chị Sáu, chị Sáu ơi! Thằng Minh càng lớn nó càng giống thằng Hoàng. Cứ nhìn nó em lại nhớ thằng Hoàng, chị hãy để cho em chăm sóc nó với chị – Mẹ cu Hoàng nói.

Bà buồn rầu, lo lắng vì sự so sánh vô tâm của chị Tính, với bà đó là điều khủng khiếp và kiêng kỵ. Bà không bao giờ có thể quên được hình ảnh lúc người ta vớt thằng Hoàng ở dưới ao lên, khuôn mặt nó, đôi mắt nó, thi thể nó… bà trả lời qua loa rồi về.

Trời nhá nhem tối, ông Sáu đi làm sắp về. Thằng cu Minhh đã ngủ. Bà xuống bếp đun lại nồi thức ăn. Nghe có tiếng bì bõm ở dưới ao phía sau bếp, bà nghĩ hay là trộm vào bắt cá, nhưng mới có 6h thôi. Bà ra bờ ao để kiểm nghiệm những dự đoán của mình. Trời chưa tối hẳn nhưng nhá nhem nhìn cũng không rõ, nhưng bà thấy rõ mồn một thằng Hoàng đừng ngay ở cầu ao. Nó nổi bật hẳn trong khoảng nhá nhem tối bởi khuôn mặt trắng bệch, nó nhảy nhảy trên mặt nước rồi lại bay lơ lửng, hai chân dài ra và lướt qua lướt lại, nó nhìn bà, rồi chưa kịp để bà nói điều gì, nó tan ra và biến mất, bà không nhìn thấy gì nữa. Bà Sáu hoảng hốt lao ra vội chạy lên nhà, thằng cu Minh hãy còn ngủ rất ngon.

Có bao nhiêu tình yêu thương ông bà đều dành cho thằng cu Minh. Ông bà khó ngọc lắm mới nuôi nổi con vì nó vốn yếu ớt hay ốm đau. Bà Sáu nuôi con trong nỗi ám ảnh về cái chết của thằng Hoàng, mỗi ngày qua đi, con trai bà lớn lên nó càng giống thằng Hoàng. Những đêm ông Sáu đi làm xa nhà, nằm ôm con có lúc bà hoảng hốt đẩy nó ra vì đó là thằng Hoàng.

Thằng cu Minh khó nuôi nên ông bà Sáu bàn với nhau bán nó lên chùa, đến năm mười tuổi thì sẽ cắt dây âm đón nó về. bà biết năm nó bốn tuổi sẽ có hạn lớn nên ông bà canh chừng nó rất cẩn thận. Năm thằng Minh tròn bốn tuổi nó giống thằng Hoàng y đúc, từ động tác cử chỉ, điệu bộ chỉ khác là no bé hơn thằng Hoàng một chút.

Ông Sáu là thợ xây nên có công trình là ông phải đi. Đợt này ông có công trình ở tận tít huyện bên nên một tuần ông chỉ tranh thủ về một, hai lần. Còn mình bà Sáu ở nha với thằng cu Minh, thỉnh thoàng có chị Tính chạy ra chạy vào giúp đỡ. Chị rất vui vì thằng Minh rất giống thằng Hoàng, nhìn thấy nó, chăm sóc cho nó cũng giống như chị đang chăm sóc con mình.

Bà Sáu và thằng cu Minh cùng chơi ở sân. Bà tranh thủ vừa trông con vừa làm việc nhà, lúc thì nhặt mớ rau, lúc thì dọn dẹp nhà cửa… Thoáng một cái bà đã không thấy nó đâu, bà nghĩ hay là nó lại chạy sang nhà “mẹ Tính”, nó vẫn hay gọi chị Tính là mẹ.

-Chị Tính ơi, thằng cu Minh có đây không?

-Chị Sáu! Thằng Minh không có đây. Em vừa ở bên ngoại về, không thấy nó hả chị?

Nhớ tới lời ông Sáu và bà thầy bói dặn dò: Năm nay là hạn của thằng cu Minh phải trông nom cẩn thận bà Sáu lao đi khắp nơi tìm kiếm. Bà nghĩ đến thằng Hoàng mà sợ hãi, không còn đủ tỉnh táo được nữa, bà sụp xuống. Chị Tính và mọi người thay nhau đi tìm. Ông Sáu cũng về gấp để đi tìm con.

Bà ngồi nghĩ lại, bà dọn dẹp trong nhà, còn thằng cu Minh chơi đùa với con mèo đen ở sân, nó đuổi theo con mèo để bắt. Đúng rồi còn mèo đen chạy đi đâu chứ. Cảm thấy điều gì khủng khiếp bà gào thét khóc van ầm ỉ làm cho ông Sáu và mọi người càng nẫu ruột hơn. Bà nhào ra bờ ao lấy sào, lấy tất cả những gì có thể khua khua dưới nước. Bà nhảy xuống ao mò mẫm. Không có gì ở dưới đó.

-Bà Sáu, bà hãy bình tĩnh rồi sẽ tìm thấy thằng Minh. Chị Tính an ủi bà.

Bà chỉ khóc, bà không nói được. Bà lại đổ lỗi tại bà, tại bà tất cả. Con bà đâu, nó đi đâu rồi…?

Mọi người thương cảm với nỗi sợ hải và lo lắng của bà. Bà đã quá suy sụp. Bà không muốn nghĩ tới chuyện của sáu năm về trước khi phát hiện ra xác thằng Hoàng nổi lềnh bềnh ở ao. Bà điên dại khi nghĩ đến điều đó.

Bà Sáu mở cửa nhà tắm, ngã quỵ và ngất khi nhìn thấy con trai bà, thằng cu Minh của bà nằm sõng xoài dưới nền gạch, mắt trợn ngược, máu ở hai bên tai ộc ra vẫn còn nguyên trên nền gạch, hai chân nó co lại, một tay hướng về phía trước. Nó chết rồi. Nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm nổi lòng mình. Ông Sáu cũng ngất xỉu. Người ta dìu ông bà Sáu vào nhà, rồi tiêm hai mũi trợ tim. Bà Sáu không thể tỉnh lại để nhìn thấy con trai bà lần cuối, nó chạy đuổi theo con mèo đen vào nhà tắm. Bị vấp ngã và chết.

Năm nay nó cũng tròn bốn tuổi. Thằng Hoàng cũng bốn tuổi, cũng tại bà mà chết. Hai đứa trẻ vô tội tại bà mà chết. Bà không thể tha thứ cho mình, hay đúng hơn là không thể tiếp tục sống với những ám ảnh về cái chết của hai đứa trẻ, của thằng Hoàng và của con trai bà. Thằng Hoàng sao không lấy mạng bà, mà lại lấy mạng con trai bà.

Dân làng, họ hàng, anh em, đang lo chôn cất thằng cu Minh. Bà choàng dậy. Trong sự ngơ ngác của mọi người bà tiến về phía giếng nước không nói một lời từ biệt nào, bà nhảy xuống giếng…!

Truyện 10: Bỏ bùa

Nhắc đến Long, cậu ta cũng là một độc giả của cuốn sách này, hơn thế nữa, cậu ta còn giúp tôi quảng bá cuốn sách này để nó bước lên một tầm cao mới, và được nhiều bạn đọc biết đến hơn. Chưa ngừng ở đó, Long còn giúp tôi kiểm tra, và biên soạn lại nội dung của cuốn sách, vì vậy, xin một lần nữa chân thành cám ơn bạn Long. Hè này tôi mới về gặp gỡ được Long, vì cậu ta cũng là người Hà Nội như tôi. Có một lần chat trên Yahoo, Long đã vô tình kể cho tôi nghe một câu chuyện về nhà cậu, mà tôi nghĩ câu chuyện này là có thật, thế nên tôi đã hỏi ý kiến Long và viết lại câu chuyện đó để cho vào trong cuốn sách này. Mong rằng bạn đọc sẽ cảm thấy cái cảm giác rùng rợn, mà cũng không kém phần cảm động như tôi khi lần đầu nghe kể câu chuyện này.

Đoạn 1: Bỏ Bùa

Long kể là, hồi trước khi lên Hà Nội, nhà cậu ở một ngôi làng thuộc Bắc Giang. Hồi đó mảnh đất nhà Long rộng lắm, nhà Long lại có truyền thống làm tương để đem bán. Tương nhà Long làm rất thơm ngon, do ông nội và bà nội Long làm. Phải nói là gia đình thuộc vào loại khá giả vì tương bán rất được, cộng thêm cái ao cá và mấy thửa ruộng mà gia đình Long cũng có của ăn của để. Thế nhưng mà, lòng người hiểm ác, ở đời con người ta có một cái tính, đó là ghen ăn tức ở. Khi thấy một ai đó làm được cái gì hơn mình, là có một số người tìm mọi cách phá hoại, hoặc phải làm hơn người đó mới được. Chính vì cái lí do đó, mà có nhiều hộ làm tương khác thường ganh ghét ông bà nội cậu, cũng chỉ vì tương họ làm bán ra không đắt hàng như tương nhà cậu.

Hồi đó Long đang học cấp một, cậu là một cậu bé nghịch ngợm nhưng học được. Cái đợt bà nội Long ốm, cậu thương bà lắm. Mỗi lần đi học về, Long thường đến bên bà và kể cho bà nghe hôm nay đã làm những gì ở trường. Long không biết rằng bà mình có nghe thấy gì không, nhưng cậu ta vẫn kể, vẫn tâm sự cho bà mình nghe như lúc bà cậu ta còn khỏe. Cái sáng hôm đó, trước khi đi học, Long đứng bên giường bà và chào bà để đi học.

Câu chợt nghe bà mình nói nhỏ một vài điều:

- Sao bố mẹ chưa đưa con đi học? Muộn giờ đi học của con rồi.

Lúc đầu Long cứ nghĩ là bà hỏi mình, rồi cậu đáp vội lại:

- Bà ơi, con chưa muộn học đâu, vẫn còn sớm mà.

Thế rồi bà của Long cứ nói như vậy hoài. Rồi mẹ Long tiến lại đặt tay lên vai Long và nói:

- Chắc bà nội đang mê man nên nói linh tinh đó con ạ. Thôi con ra bố đưa đi học đi không có muộn học.

Long mặt buồn thiu, vì cậu cứ tưởng bà nội đã khỏe và nói chuyện lại với mình. Thế rồi mẹ Long dắt cậu ta ra để bố cậu đèo đi học. Vừa quay mặt đi,Long còn nghe bà nội câu ta nói nhỏ:

- Mẹ mua cho con cái này đi, con hứa sẽ học chăm mà.

Nhưng Long cứ nghĩ là bà đang mê man, nên cậu không nói gì. Chỉ vội ra xe để bố đèo đi học. Chiều hôm đó, Long thấy vô cùng ngạc nhiên khi người đi đón mình không phải là bố mình, mà là bác hàng xóm, tên là Vương. Leo lên xe máy, Long hỏi:

- Bác Vương ơi, bố cháu đâu sau không đến đón cháu ạ?

Bác VươNg nói tránh đi:

- Bố mẹ cháu đang ở nhà lo cho bà nội cháu.

Long lại hỏi:

- Thế bà cháu đã khỏe lại rồi ạ?

Thấy như không thể nào giấu Long sự việc được nữa. Bác Vương hạ giọng và nói:

- Long à… bà cháu… mất rồi.

Long ngồi đằng sau nghe xong câu nói đó, như không tin vào tai mình, cậu ta nước mắt lưng tròng:

- Bác nói sao… bà cháu…

Bác Vương thở dài, bèn nói nhỏ hơn:

- Bà cháu… mất rồi…

Nghe xong câu đó, mà Long trên đường về òa khóc, khiến cho bác Vương dỗ dành thế nào cũng không được. Về đến nhà, Long chạy ù ngay vào trong phòng, nơi bà nội đang nằm. Cậu vẫn đeo cặp, ngồi xuống lay người bà nội mà nói:

- Bà ơi… bà đừng bỏ cháu mà đi, bà ơi…

Thấy cảnh đó, không ai cầm được nước mắt. Mẹ Long cũng không cầm được nước mắt, chỉ chạy lại an ủi Long:

- Thôi con à, bà mất rồi… con đừng quá buồn… bà bây giờ đang ở trên trời đó, con cứ ngoan đi… Rồi bà sẽ phù hộ cho con…

Tuy có nói vậy, nhưng Long vẫn khóc lóc thảm thiết. Lúc đầu, làm cách nào cậu cũng không chịu rời xa bà nội. Mãi đến khi cả bố cậu và ông nội cậu vào dỗ dành mãi, cậu mới chịu buông ra. Đợi khi họ hàng tới đông đủ, bố cậu mới gọi xe đưa bà nội cậu vào nhà xác, để lo liệu cho việc tang lễ. Thật đáng buồn thay cho bà nội của Long, những lời nói của bà Long mà cậu nghe được trước khi đi học, chính là những lời nói từ quá khứ. Người xưa có một quan niệm rằng, trước lúc một ai đó ra đi, con người ta một là nhìn thấy cả cuộc đời mình hiện ra trong chớp mắt. Hai là người đó sẽ được sống lại những giây phút hạnh phúc nhất đời mình, và có lẽ đối với bà nội của Long, một trong những quảng thời gian hạnh phúc nhất là khi bà còn là một đứa trẻ, còn được đi học, được vòi vĩnh mua quà. Không lâu sau, Long có một đêm nằm mơ thấy bà nội hiện về, khắp mình tỏa ánh hào quang, bà ngồi bên Long, xoa đầu và nói rằng sẽ phù hộ độ trì cho đứa cháu yêu quý của mình.

Bà nội Long mất được hai năm. Thì có hai chuyện lạ đã xảy ra đôi với gia đình Long. Thứ nhất, là món tương mà ông nội cậu làm không còn được thơm ngon như ngày xưa nữa, mà giờ mỗi lần tương làm xong là có mùi hôi tanh rất khó chịu. Điều này càng ngạc nhiên hơn là công thức làm tương không có gì thay đổi, vẫn một công thức từ hồi làm cùng bà nội của Long đến giờ, vậy mà tại sao lại có hiện tượng này xảy ra. Điều thứ hai còn đáng sợ hơn gấp trăm ngằn lần, đó là Long bị ma trêu ghẹo. Nhớ có nhiều đêm, Long nằm ngủ thường mơ ma quỷ hiện về. Lắm đêm Long ngủ thì người giật đùng đùng, còn la hét trong mơ nào là “Tha mạng cho cháu” rồi thì “Bố mẹ ơi cứu con”… Cứ như vậy gần hơn một tháng, lúc đầu bố mẹ Long tưởng con mình coi phim và chơi game nhiều quá bị ám ảnh, nên cấm tiệt luôn. Nhưng sau một thời gian quản lý chặt chẽ, thấy con mình vẫn như vậy. Lúc này bố mẹ Long bắt đầu thực sự lo lắng vì không biết có chuyện gì sảy ra. Rồi được một tháng sau, thì Long ốm nặng, cậu sốt cao, toàn thân mỏi mệt không thiết ăn uống gì. Thấy tình trạng của Long có vẻ xấu đi, bố mẹ Long đã đưa cậu đi khắp bệnh viện, dùng cả đông y và tây y nhưng không có gì tiến triển.Cái điều lạ kì ở đây là, tại sao các bác sĩ đều nói đây là một cơn sốt bình thường, nhưng tại sao lại sốt hơn một tháng, mà hơn nữa người Long còn gầy đi rõ rệt. Bố mẹ cậu vô cùng buồn bã, cũng đành chịu thua, để cho cái cơn sốt, mà như lời các bác sĩ nói, tự qua.

Cái tối hôm đó, Long đang nằm bẹp dí trên giường. Bố mẹ Long đang ngồi ghế coi ti vi thì chợt nghe Long hét toáng lên, cả bố và mẹ Long giật mình quay lại nhìn cậu đầy hoảng hốt. Rồi Long khóc lóc dữ hơn nữa, cậu chỉ tay về phía cửa phòng mà nói trong nước mắt:

- Bố mẹ ơi… có ma… ma kia kìa…

Rồi cậu ngồi rúm ró lại vào góc tường, bố mẹ Long quay ra nhìn phía cái cửa thì không có gì cả. Rồi họ quay qua nhìn Long, cái vẻ mặt cắt không còn giọt máu, cả người run bần bật như nói lên rằng cậu thực sự nhìn thấy cái gì đó mà họ không nhìn thấy. Mẹ Long trèo lên giường ôm lòng vào lòng để an ủi. Bố Long thì tiến lại cái cửa, ông ngó nghiêng ra phòng khách một lúc, rồi đóng cái cửa lại. Bố mẹ Long nhìn nhau mà trong lòng họ buồn nói không nên lời, ngay cái giây phút này đây, họ như hiểu ra rằng, có chuyện gì đó thực sự đang xảy ra với gia đình mình, và nhất là với con họ. Sau hôm đó, bố mẹ Long có lên chùa xin một sợi dây chuyền mặt Phật về cho cậu đeo, với hy vọng cậu mau tai qua nạn khỏi. Nhưng ngay cả khi có vòng mặt Phật đeo, cậu vẫn không đỡ hơn chút nào. Long vẫn còn sốt cao nằm trên giường bệnh, và thỉnh thoảng đang nằm, cậu vẫn hét lên kinh hãi, vì liên tục nhìn thấy nhưng bóng ma lởn vởn ngay ngoài cửa, hay như bên cạnh cửa sổ. Theo như lời Long kể với bố mẹ cậu, đó là một người con gái mặc đồ rách rưới, cứ đòi dắt cậu đi đâu đó. Nhiều khi quá chán nản, bố mẹ Long chỉ còn biết ôm nhau mà khóc, họ không còn cách nào khác để giúp cậu con trai mình.

Thấy được tình cảnh như vậy, ông nội của Long bèn nhờ người bạn mình, là ông Tự giúp đỡ. Hôm đó ông Tự đến thăm nhà, coi phong thủy, và rồi đến coi Long ốm đâu ra làm sao. Nói Về ông Tự, ông không phải là thầy bùa hay gì gì cả, chỉ đơn thuần là ông coi bói và có duyên với cõi âm. Ông Tự coi kĩ phong thủy nhà Long, rồi đến bên Long ngồi một lúc. Sau đó ông Tự gọi bố mẹ Long và ông nọi ra ngoài nói chuyện để Long nghỉ ngơi. Ra đến ngoài sân trước, ông Tự đặt tay lên vai ông nội Long thở dài mà nói:

- Tôi nghĩ coi bộ ông phải chuyển nhà đi rồi.

Ông nội và bố mẹ Long vô cùng ngơ ngác, họ nhìn ông Tự chằm chằm. Ông Tự thấy vậy vội giải thích:

- Tôi thấy phong thủy nhà này rất hợp với ông và người nhà ông, tuy có điều rằng, không hiểu vì sao mà ám khí nặng nề lắm.

Ông nội và bố mẹ Long lại càng ngơ ngác và không nói lên lời. Ông Tự vội nói tiếp:

- Chả là nghe qua lời ông kể, tôi nghĩ có lẽ nhà ông bị bỏ bùa rồi.

Lúc này mẹ Long mới vội hỏi:

- Nhưng làm sao lại bỏ bùa nhà cháu ạ? Và bằng cách nào ạ?

Ông Tự nhìn mẹ Long thở dài:

- Có thể là vì họ ganh ghét với việc buôn bán tương của nhà ta nên mới làm vậy. Việc bỏ bùa thì đơn giản lắm, bốc một nắm đất trước cửa nhà người mình muốn bỏ bùa, mang đến cho thầy tà. Đọc địa chỉ, tên những người trong nhà. Sau đó thấy tà đọc thần chú, phái một oan hồn đến quậy phá. Cho nên, đó có thể tạm coi là lời giải thích cho việc tương nhà mình làm không còn thơm ngon như ngày trước nữa.

Rồi ông Tự quay lại, nhìn về phía trong nhà, nơi mà Long đang nằm nghỉ mà nói:

- Chỉ thương thay cho cháu Long, có lẽ nó hợp tuổi với cái vong đang quấy nhiễu nhà này nên oan hồn mới đang cố câu hồn cháu nó, để thế chỗ cho nó.

Nói đên đây, chợt bố mẹ Long rưng rưng nước mắt, còn ông nội Long mặt xa xẩm xuống. Ông Tự quay qua nói với ông nội Long:

- Thành thật xin lỗi ông, tôi không thể giúp gì được. Thậm chí cháu Long còn chưa đến mức nguy kịch có thể vì phong thủy nhà này vẫn trấn được mạng cháu, hoặc cũng có thể cháu nó chưa tới số mà thôi.

Đang nói đến đây, chợt con chó vàng đang nằm trong nhà chạy vội ra, sủa về phía ông Tự ầm ỹ như giận dữ điều gì lắm. Bố Long vội quát lớn:

- Ki! Im lặng nào!

Ông Tự nhìn thấy con chó vàng, chợt như hiểu ra điều gì đó. Rồi ông quay qua nói với ba người:

- Cháu Long rồi sẽ tai qua nạn khỏi thôi. Nhưng tôi khuyên thật, khi cháu khỏi bệnh hoàn toàn rồi, mọi người nên tính đến chuyện chuyển nhà sớm nhất ngay khi có thể.

Nói đến đó, ông Tự chào từ biệt mọi người ra về, bỏ lại bố mẹ và ông nội Long đứng đó mà trong lòng còn rất nhiều câu hỏi đặt ra.

Chúc các bạn có một ngày Halloween thú vị!

 

Nguồn: truyen8.mobi/10-truyen-ma-hay-nhat-ve-halloween-c3a6582.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận