Tác giả: Sưu tầm
Thể loại: Truyện ngắn hay nhất
Cây quyền bá muốn sinh tồn được thì cần phải có lượng nước đầy đủ.
Khi không có đủ nước, nó sẽ tự nhổ rễ lên khỏi mặt đất, sau đó cuộn tròn cả thân rễ và lá thành hình cầu. Bởi vì trọng lượng nhẹ, nên chỉ cần một chút gió, là cây quyền bá có thể lăn trên mặt đất theo gió. Khi lăn đến một nơi có đủ nước, hình cầu nhanh chóng bung ra, rễ của cây quyền bá lại cắm xuống đất, và nó định cư ở nơi ở mới.
Cuộc sống du mục này thường khiến cho quyền bá dễ mất đi mạng sống. Có một số cây quyền bá bị gió thổi lên cây, rồi dần dần bị chết khô. Có một số bị xe tải cán dẹp, thậm chí còn bị những đứa trẻ nghịch ngợm làm bóng để đá. Phần lớn những cây quyền bá di cư đều khó tránh khỏi cái chết.
Có phải cây quyền bá không di cư thì không thể sinh tồn được? Để trả lời câu hỏi này, một nhà thực vật học đã tiến hành thí nghiệm sau. Ông khoanh lấy một khoảng đất trống, sau đó đặt một cây quyền bá vào nơi có nhiều nước nhất trong khoảng đất trống đó. Không lâu sau, cây quyền bá cắm rễ xuống đất. Vài ngày sau khi lượng nước trong đất trống ấy giảm xuống, câu quyền bá bèn rút rễ lên khỏi mặt đất, cuộn tròn người lại, chuẩn bị di cư đi chỗ khác. Nhưng nhà thực vật học không thèm để tâm đến dự định di cư của cây quyền bá, đồng thời tìm mọi cách ngăn chặn.
Không lâu sau, ông nhìn thấy một sự kiện hết sức buồn cười, cây quyền bá lại cắm rễ ngay trên khoảng đất trống đó. Hơn nữa, sau mấy lần nhổ rễ lên, cắm rễ xuống mà không di chuyển được, cuối cùng cây quyền bá không nhổ rễ lên nữa. Nhà thực vật học còn phát hiện, lúc đó, rễ của nó đã cắm rất sâu vào lòng đất, hơn nữa cành lá của nó tươi tốt hơn trước. Có lẽ nó nhận thấy, càng cắm rễ sâu vào trong đất, nó càng hút được nhiều nước.
Trước thực tế đó, cần phải học cách thích ứng, có lẽ đây chính là khả năng sinh tồn cơ bản nhất và quan trọng nhất. Cây quyền bá trong câu truyện trên chẳng phải là một ví dụ tốt nhất sao?
Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!