Truyện: Thi Nhân Việt Nam

Tác giả: Hoài Thanh - Hoài Chân

Thể loại: Thơ

Giai đoạn 1930 – 1945 là một trong số những giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học nước ta. Cuốn “Thi Nhân Việt Nam” của hai anh em Hoài Thanh, Hoài Chân là bằng chứng sống động cho một giai thoại đáng tự hào của văn học nước nhà.

Cuốn phê bình văn học Thi nhân Việt Nam hay nhất

Thi Nhân Việt Nam

Sau khi hiện đại hóa và đổi mới theo thi pháp của văn học phương Tây, văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 với tốc độ phát triển đặc biệt mau lẹ của nó ( mà theo như cụ Vũ Ngọc Phan đã nói thì “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người” ) đã có một sự phân hóa qua từng giai đoạn vô cùng phức tạp.

20 năm đầu thế kỷ văn học Việt Nam vẫn tồn tại dưới dạng “rượu mới bình cũ”, các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,…. Tuy đã có những sự thay đổi mới tích cực trong tư tưởng song họ vẫn thể hiện qua một loại văn chương của giai đoạn cũ. Nội dung thì mới mẻ tuy nhiên nghệ thuật còn chưa thật sự thay đổi. Vẫn phải kể tới những thể Đường thi quen thuộc như thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,… hay những thi pháp văn chương Trung Đại như tả cảnh ngụ tình, bút pháp hội họa cổ điển phương Đông: lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh, vẽ mây nảy trằng,…

Mười năm sau, giai đoạn 1920 – 1930, đây là giai đoạn quá độ, giao thời. Quá trình hiện đại hóa đạt nhiều thành tựu lớn. Văn xuôi ghi được thành tựu ban đầu của các tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách… ở ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình… ở trong Nam. Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết và văn chương lãng mạn Việt Nam. Về thơ ca thì có thi sĩ Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ “của hai thế kỷ”. Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà hồn dân tộc.  Kịch nói với Vũ Đình Long, Nam Xương… Thơ văn yêu nước và cách mạng có thêm những cây bút mới như Trần Huy Liệu, Phạm Tất Đắc, đặc biệt là truyện kí rất hiện đại của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp. Tóm lại, cả thơ và văn xuôi đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theo kiểu lãng mạn và hiện thực.

Và cuối cùng là giai đoạn 1930 -1945, văn học được hiện đại hóa và cách tân trên mọi lĩnh vực. các thể loại phát triển mạnh mẽ. Hàng ngàn những tác phẩm mới thuộc mọi thể loại đã ra đời, gắn với tên tuổi hàng ngàn nhà thơ, nhà văn. Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố Hữu và “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Văn học hiện thực xuất hiện nhiều cây bút thực sự tài năng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… “Số đỏ” và “Chí Phèo” là hai kiệt tác.  Văn học lãng mạn - Thơ mới (1932-1941) được đánh giá là “một thời đại thi ca” với một lớp thi sĩ tài hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, v.v… Tiểu thuyết lãng mạn với tên tuổi các nhà văn xuất sắc: Khái Hưng với Nửa chừng Xuân, Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời”v.v… Có thể nói đây là một thời đại chưa từng thấy trong lịch sử văn học Việt Nam, một thời đại văn học phát triển đỉnh cao và rực rỡ.

Mời bạn đọc thưởng thức!


Nguồn: truyen8.mobi/thi-nhan-viet-nam-c20a6145.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận