Quản lý 5 mục tiêu của dự án: Chi phí, tiến độ, chất lượng, phạm vi công việc và ATLĐ-VSCT-PCCN. Quản lý nhân sự của dự án.
1. Quản lý phạm vi công việc (hợp đồng):
- Am hiểu các tài liệu hợp đồng (điều khoản chung, điều khoản đặc biệt, phương thức thanh toán, chỉ dẫn kỹ thuật, hệ thống bản vẽ, hồ sơ dự thầu, tiên lượng dự thầu) để nắm rõ yêu cầu về phạm vi công việc, khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động.
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, đọc kỹ hợp đồng A-B.
- Đọc kỹ hợp đồng và thực hiện các thủ tục theo điều kiện khởi công CT (do CĐT, TVQLDA yêu cầu) như : Tiến độ thi công, sơ đồ tổ chức, danh sách công nhân ở lại công trường…
- Quản lý hệ thống thông tin công trình:
+ RFIs - Yêu Cầu Thông Tin
+ CCOs – Thay Đổi Hợp Đồng
+ Submittals – Biện Pháp Thi Công/Đệ Trình Mẫu
+ Shop Drawings - Bản Vẽ Thi Công
+ Payment – Hồ Sơ Thanh Toán với Chủ Đầu Tư
+ Hồ Sơ và Thanh Toán Nhà Cung Cấp, Thầu Phụ, Tổ Đội
+ Công văn đến/đi, biên bản cuộc họp, báo cáo ngày/tuần/tháng, điện thoại, email, fax
+ Hồ sơ hoàn công và quyết toán với Chủ đầu tư
2. Quản lý chi phí trên quyền hạn được phê duyệt:
- Làm việc với giám đốc dự án, kế toán về kế hoạch thu, chi theo dự toán thi công đã được phê duyệt cho từng giai đoạn thi công. Làm thanh quyết toán hàng tuần với kế toán.
- Xác nhận thanh toán khối lượng hàng kỳ với các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, đội thi công, các nhóm công nhật.
- Đánh giá khả năng lời (lỗ) của dự án và bàn kế hoạch triển khai hàng tuần, hàng tháng với giám đốc dự án.
3. Lên kế hoạch, lập và theo dõi tiến độ:
- Lên tiến độ tổng và tiến độ chi tiết cho toàn dự án. Tiến độ phải thể hiện công tác sản xuất, công tác mua (procurement), công tác hành chính. Tiến độ cần phải thể hiện CP (critical path) và ảnh hưởng của các các công tác lên tiến độ dự án.
- Bám sát, cập nhật, và thông báo tiến độ dự án đến các bên có liên quan bao gồm cả Ban Giám Đốc, đảm bảo tiến độ do Chủ Đầu Tư đưa ra.
4. Quản lý công trường và điều hành xây dựng:
- Kết hợp với QLK, PKHKT lựa chọn nhân sự cho dự án. Lên sơ đồ tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia dự án.
- Tuyển dụng, chọn lựa và đào tạo các tổ trưởng, nhóm khoán, thủ kho, phụ kho, bảo vệ, an toàn viên.
- Lập danh sách các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp, các tổ đội thi công, trình GĐDA chọn lựa các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp, các tổ đội thi công để ký hợp đồng.
- Tổ chức khởi công công trường.
-Tổ chức mặt bằng thi công và phổ biến cho các bộ phận liên quan.
- Kiểm tra số lượng máy móc, thiết bị cốp pha phục vụ cho các giai đoạn thi công.
- Kiểm tra số lượng vật tư chính, phụ cho từng giai đoạn thi công.
- Tích cực làm việc với TVGS về thiết kế, tổ chức thi công để đảm bảo công việc được triển khai liên tục.
5. Kiểm soát sự thực hiện dự án về mặt chất lượng, tiến độ và chi phí:
- Thiết lập các cột mốc quan trọng của dự án theo tiêu chí tiến độ và chi phí.
- Theo dõi sự thực hiện thông qua hệ thống dữ liệu công trường và tìm ra sự khác biệt; tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục; theo dõi, tường thuật, và đánh giá toàn bộ quá trình kiểm soát sự thực hiện dự án bao gồm cả đánh giá năng lực kỹ sư và công nhân.
- Kiểm soát chất lượng (với công cụ chính là chỉ dẫn kỹ thuật và bản vẽ) dựa trên: (1) giám sát hiện trường, (2) đệ trình biện pháp thi công/mẫu, (3) bản vẽ thi công, (4) thí nghiệm hiện trường, (5) nghiệm thu.
- Kiểm soát chi phí thông qua: (1) bảng chấm công (kỹ sư lẫn công nhân), (2) Hóa đơn thầu phụ, (3) Hóa đơn và phiếu giao hàng, (4) Thời gian sử dụng thiết bị.
- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: (1) thời tiết xấu, (2) chất lượng của lực lượng lao động (3) chất lượng của giám sát (4) trình tự thực hiện công việc sai (5) thay đổi phạm vi công viêc, (6) công trường chật chội, (7) vật liệu hư hỏng, (8) trang thiết bị không phù hợp, (9) giao hàng trễ.
- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí: (1) tăng giá vật liệu chính, thiết bị chính, (2) Tăng giá thầu phụ do hết thời hạn báo giá, (3) tính toán thiếu khối lượng, (4) tính toán thiếu nhân công (5) trượt tiến độ.
6. Quản lý chất lượng và an toàn lao động
- Đảm bảo (QA) chất lượng công trình thông qua: (1) tuyển dụng/sử dụng đúng người, đúng việc, (2) huấn luyện kỹ sư/công nhân về quy trình kiểm soát (QC) chất lượng, (3) huấn luyện kỹ sư/công nhân về an toàn lao động, (4) quy trình tuyển lựa nhà thầu phụ phù hợp nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ đúng yêu cầu chất lương/an toàn lao động của dự án, (5) quy trình mua vật tư đúng chất lượng dự án đề ra, (6) có chương trình thưởng người lao động đúng mức để tạo động lực công việc nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
- Kiêm soát chất lượng (QC) thông qua: (1) đệ trình (mẫu, biện pháp thi công), (2) mô hình, (3) bản vẽ thi công, (4) thí nghiệm chuẩn, (5) giám định và thí nghiệm độc lập của các cơ quan giám định/thí nghiệm, (6) giám định của các nhà chức trách địa phương (ví dụ như Sở Xây Dựng).
- Huấn luyện về sức khỏe và an toàn lao động.
- Phân tích các nguy cơ tai nạn lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động thông qua: (1) bảo vệ cá nhân (áo, mũ, nịt, giày, kính, mặt nạ, bình thở, chắn tai, bao tay), (2) biện pháp phòng tránh tai nạn, (3) tránh lạm
dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc), (4) thông tin về các chất có nguy cơ độc hại có thể sử dụng tại công trường và biện pháp phòng tránh.
7. Đánh giá rủi ro:
- Phân tích, định lượng, và đưa ra các biện pháp phòng tránh rủi ro. Các nguy cơ rủi ro bao gồm: (1) rủi ro tiền đấu thầu (dựa vào việc đánh giá yêu cầu hợp đồng, vị trí, kích thước, ngân sách, lịch sử trả tiền của CĐT, khả năng tài chính của CĐ, rủi ro về tăng giá, rủi ro về thời gian, rủi ro về lực lương lao đông, rủi ro do vị trí công trình), (2) rủi ro về thiết kế (chỉ áp dụng với dự án Design-Build), (3) rủi ro về thi công (chất lượng và sự sẵn sàng của lực lượng lao động, điều kiện công trường thực tế khác so với bản vẽ, lối vào công trường, giao thông và đậu xe tại công trường, ăn cắp tại công trường, hạ tầng và các công trình lân cận, thời tiết khắc nghiệt), (4) rủi ro về chính trị, pháp lý, và luật lệ địa phương (thay đổi về luật, thuế, kiện tụng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, sinh sống lân cận, vấn đề lạm dụng lao động tình dục, giới tính), (5) rủi ro tài chính (kinh tế suy thoái, dòng tiền, khả năng chi trả, phá sản, của CĐT, gia tăng lãi suất ngân hàng, phá sản của Nhà Thầu