Điều hành quản lý kiểm soát các bộ phận bếp, thực hiện việc chế biến thực phẩm,
kiểm tra chất lượng hàng hóa thực phẩm trước và sau khi chế biến trong bộ phận do
mình quản lý. Bố trí, sắp xếp nhân sự bếp thực hiện công việc cung cấp thức ăn một
cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi cung cấp cho khách
Thường xuyên kiểm tra về chất lượng hàng hóa thực phẩm trước khi chế biến trong
bộ phận mình quản lý. Theo dõi kiểm tra hàng hóa tồn kho cuối ngày của các bộ phận
trong tổ để kịp thời lên danh mục hàng hóa cần mua chuyển bộ phận đặt hàng.
Thường xuyên thay đổi, nghiên cứu chế biến các món ăn mới lạ (ăn sáng trưa, chiều),
nước chấm phải phù hợp, đổi mới cách chế biến thức ăn trang trí đẹp mắt, chất lượng
món ăn phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Lên thực đơn món ăn hàng tuần. tính định mức món ăn hàng ngày, dự trù định mức
nguyên vật liệu dùng hàng ngày phối hợp với kế toán kho yêu cầu mua hàng.
- Lập phiếu yêu cầu mua hàng rau, thực phẩm
- Trực tiếp kiểm tra NVL mua vào về chất lượng, số
- Tổ chức các khu vực sắp xếp nguyên vật liệu, thực phẩm và hướng dẫn cho NV.
- Kiểm tra hàng ngày việc bảo quản, khu vực để NVL – gia vị
- Ghi các biên bản huỷ món hay huỷ NVL đối với bếp và thực hiện theo quy trình liên
quan.
Kiểm tra và báo cáo số lượng tài sản, công cụ hàng tháng.
- Xử lý các trường hợp hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ và báo cáo quản lý
- Đề xuất cung cấp tài sản, công cụ bổ sung.
- Ngày ngày kiểm tra việc sử dụng tài sản công cụ của các NV.
- Đào tạo, kèm cặp nhân viên theo các quy trình nghiệp vụ bếp.
- Đánh giá hiệu quả và năng lực của nhân viên.
- Đánh giá kết quả công việc và năng lực của NV định kỳ.
Báo cáo các vấn đề liên quan đến hoạt động của Bộ phận Bếp khi có yêu cầu của cấp trên
trực tiếp hoặc Giám đốc. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Bộ phận Bếp.