1. Quản lý, chỉ đạo và tổ chức công việc của bộ phận đào tạo
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo năm/ quý/ tháng cho:
- Cán bộ nhân viên văn phòng: hiểu về bếp xã hội hóa (bếp ăn quân đội, mô hình như bếp ăn công nghiệp)
- Quản lý, kế toán bếp: các quy trình, quy định, tiêu chuẩn để vận hành 1 bếp ăn xã hội hoá.
- Toàn bộ nhân viên bếp: các nghiệp vụ, các tiêu chuẩn từng công đoạn khi làm việc tại bếp.
3. Tổ chức xây dựng giáo trình đào tạo, các tiêu chuẩn, các quy trình cho toàn hệ thống bếp ăn xã hội hóa (nội dung, hình ảnh, video…) để đảm bảo toàn hệ thống làm theo tiêu chuẩn chung, đồng bộ, chuẩn mực.
4. Xây dựng các bài test chuyên môn cho các vị trí: Quản lý bếp, bếp trưởng, bếp chính, bếp phụ, nhân viên phục vụ (hậu cần viên).
5. Tổ chức các chương trình, các khóa đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên bếp.
6. Tổ chức các phong trào thi đua giữa các bếp, thi tay nghề…
7. Nghiên cứu, cải tiến các công đoạn sản xuất tại nhà ăn, nhà bếp để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng năng suất lao động.
8. Chủ trì setup nhà ăn, nhà bếp mới, vận hành thử đạt yêu cầu tiêu chuẩn sau đó bàn giao lại cho Quản lý bếp.
9. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy trình đã đào tạo để kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập trong quá trình tổ chức bếp ăn, từ đó đưa ra hoặc đề xuất các biện pháp xử lý (hoặc chế tài).
10. Chịu trách nhiệm duy trì toàn bộ mọi hoạt động của bộ phận đào tạo và setup
11. Phối hợp với phòng Hành chính nhân sự phỏng vấn, lựa chọn ứng viên; đánh giá chất lượng nhân sự trong toàn hệ thống bếp.
12. Tư vấn cho ban giám đốc các giải pháp để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí của từng bếp.