Về đề nghị góp ý dự thảo “Đề án thí điểm việc thế chấp tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài”, Bộ Xây dựng đã có phúc đáp gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 345,5 triệu USD vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) Việt Nam (chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư). So mức 29,07 triệu USD của cùng kỳ năm 2016, con số này đã tăng gấp gần 12 lần.
FUCVREIT - quỹ đầu tư BĐS đầu tiên của Việt Nam có mức tăng giá khá ấn tượng khi trần 5 phiên liên tiếp trong tuần đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Tuy nhiên, FUCVREIT vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi mức thanh khoản lại khá èo uột, chưa đến 3.000 đơn vị/phiên.
Khi điều kiện cấp tín dụng cho bất động sản (BĐS) không ổn định, các doanh nghiệp BĐS đã phải chủ động lên kế hoạch nguồn vốn, tiềm lực tài chính để sẵn sàng nắm bắt các cơ hội.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt mã cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc tăng trần liên tục đã khiến nhiều nhà đầu tư đặt nghi vấn bị lái. Điều khó hiểu là nhiều công ty không có dự án hoặc làm ăn èo uột nhưng cổ phiếu vẫn tăng giá.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp từng rất có thế lực trong ngành ngày càng khó khăn với kết quả kinh doanh giảm sút.
Đây là một trong những nhận định được CBRE Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo tổng quan về thị trường bất động sản quý I tổ chức vào chiều 27/3 tại Hà Nội.
Tại một số khu vực, giá nhà đất có biểu hiện tăng nóng cục bộ. Những cảnh báo rủi ro lại được phát đi, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bất động sản (BĐS).
Dư luận đang ồn ào về hợp đồng mẫu của Ngân hàng Vietcombank với những quy định 'làm khó' khách hàng. Thực tế, những lĩnh vực khác như bất động sản, bảo hiểm, y tế… cũng thường xuyên đẩy khó hoặc rủi ro về phía 'thượng đế'…
Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc đề xuất thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng nước ngoài có những mặt được và mặt chưa được. Điều quan trọng là nhu cầu thế chấp ở ngân hàng nước ngoài hiện chưa cao và quyền sử dụng đất liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản vẫn liên tục gia tăng, phần lớn trong số này là từ ngân hàng. Điều này cho thấy các nhà băng luôn quan tâm "chiếc bánh” tín dụng bất động sản và khai thác một cách triệt để.
Trung Quốc đang trở thành điểm nóng thị trường mặt bằng bán lẻ thế giới với 26,6 triệu m2 mặt bằng thương mại đang xây dựng, chiếm 79% tổng nguồn cung toàn cầu.
Báo cáo của tờ The Nation trích dẫn kết quả tài chính hàng quý gần đây của Top 10 hãng BĐS Thái Lan cho thấy, sự chậm trễ về doanh thu và các chính sách thế chấp chặt chẽ đã làm giảm doanh thu và lợi nhuận ròng của hầu hết các nhà phát triển BĐS hàng đầu Thái Lan trong Quý I/2017.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hối thúc Chính phủ Canada có thêm các hành động giải quyết tình trạng nợ hộ gia đình tăng cao và nguy cơ xảy ra biến động mạnh trên thị trường bất động sản.
Quy định thắt chặt cho vay mua nhà của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong (HKMA) cũng không thể cản bước người mua và nhà đầu tư đổ tiền vào các dự án nhà ở mới.
Để hạ nhiệt cơn sốt nhà đất, chính quyền New South Wales - bang đông dân nhất Australia quyết định sẽ tăng thuế giao dịch BĐS đối với người mua nước ngoài lên tới 8%, gấp đôi mức thuế đang được áp dụng.