|
|
|
|
(1253 - Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định - 1330) Danh tướng thời Trần, con thứ 6 của vua Trần Thái Tông. Trần Nhật Duật học rộng biết nhiều, am hiểu phong tục tập quán và biết nhiều thứ tiếng của các dân tộc trong và ngoài nước. ông soạn thảo văn thư triều đình ở các thời: Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông. Được nhà Trần phong Thái uý quốc công và Tá thánh thái sư, đến 1329 được phong Đại vương. Trần Nhật Duật còn là nhà văn, nhà soạn nhạc. Tác giả sách Lĩnh Nam dật sử... |
(Trần Khâm; 1258-1308) Con trai Trần Thánh Tông, lên ngôi năm 1279, nhường ngôi năm 1293. Dưới triều đại ông, quân ta hai lần chiến thắng quân Nguyên. Trần Nhân Tông là người trực tiếp chủ trì hội nghị Diên Hồng. Bên cạnh thành tựu về võ công, dưới triều Trần Nhân Tông còn nhiều thành tựu văn hoá, ngoại giao. Chế độ thi cử được cải tiến, thơ văn chữ Nôm được sáng tác nhiều. Trần Nhân Tông còn nghiên cứu sâu về Phật giáo, ông là người khai sáng ra phái Trúc Lâm trong Phật giáo Việt nam, được tôn... |
|
(Lê Hãn; ? - Lập Thạch, Vĩnh Phúc - 1429) Danh tướng nghĩa quân Lam Sơn. Là người có học thức, giỏi binh pháp, vốn dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán, tham gia kháng chiến chống Minh, được Lê Lợi tin dùng, phong tư đồ, cho dự bàn mưu kín. Năm 1428 sau thắng lợi được thăng tả tướng quốc, được ban quốc tính. Năm 1429 bị nghi oan và bị bắt; chết trên đường giải về kinh. Năm 1455 được Lê Nhân Tông minh oan(phường) tên gọi các phường thuộc tx. Bắc Giang (Bắc Giang), q. Lê Chân (Hải Phòng)... |
|
(1325 - Tức Mặc, Thiên Trường - nay thuộc Nam Hà - 1390) Hiệu Băng Hồ, là chắt Trần Quang Khải và là ông ngoại văn hào Nguyễn Trãi. Làm Đại phu ở đài ngự sử dưới triều Trần Dụ Tông. Năm 1370, ông cùng nhiều tướng lĩnh khác đánh dẹp Dương Nhật Lễ, lập vua Trần Nghệ Tông lên ngôi. Trần Nguyên Đán được giao trông coi việc quân ở trấn Quảng Oai và ban tước Chương túc quốc thượng hầu. Sau này, khi quyền hành tập trung vào tay Hồ Quí Ly, để bảo vệ dòng họ mình, Trần Nguyên Đán đã kết thông gia với Hồ... |
(Trần Phủ; 1321 - Tức Mặc, Thiên Trường - nay thuộc Nam Hà - 1395) Vua thứ 7 đời Trần, con Trần Minh Tông. Trần Nghệ Tông được phong tước Cung định vương, dưới thời Trần Dụ Tông giữ chức Hữu tướng quốc. 1370 hợp quân với hai em Cung Tuyên Vương Kính và công chúa Thiên Minh Ngọc Tha đánh dẹp Dương Nhật Lễ, khôi phục nhà Trần, lên ngôi vua. Tác phẩm của ông có Hoàng Huấn, Đế Châm, Bảo Hoà điện dư bút, và một số bài thơ chép trong Việt âm thi tập... |
(Giản Định Đế, Trần Quĩ; ? - ?) Lãnh tụ khởi nghĩa chống Minh (1407-1409), con thứ vua Trần Nghệ Tông. Năm 1407 Trần Ngỗi dựng cờ khởi nghĩa để chống quân Minh, giành độc lập và khôi phục triều Trần, lên ngôi ở châu Trường Yên, xưng là Giản Định Đế. Sau nghe lời dèm pha của nịnh thần, giết hại tướng tài, làm nội bộ tan rã. Năm 1400 cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Trần Ngỗi bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng (Trung Quốc)... |
|
|
|
|
|
|
|
(Canh tuất 1370 - Kỉ mão 1399)Danh tướng đời Trần Nghệ tông, dòng dõi Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, quê làng Hà Lăng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)Ông có tài quân sự. Năm 1389 Chiêm Thành vào đánh cướp ở Thanh Hóa, Hồ Quí Li đi đánh dẹp không xong, ông được Thượng hoàng Nghệ Tông cử làm tướng đi đuổi giặc. Ông ra quân dũng mãnh, giết vua Chiêm là Chế Bồng Nga, đẩy lui quân Chiêm Thành, được phong làm Nội vệ Thượng tướng quân, tức Võ Tiết Quan Nội Hầu, và được ban... |
(Mậu ngọ 1258 - Mậu thân 1308)Còn gọi là Trần Sâm, Vua thứ ba nhà Trần, miếu hiệu Nhân tông, cũng là nhà Phật học đứng đầu trúc lâm tam tổ, phái Thiền tông Yên Tử. Sinh ngày 11-10 Mậu ngọ (7-2-1258), con trưởng Thánh tôngNăm Mậu Dần 1278 ông lên ngôi, cùng với cha và các đại thần Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải chấn chỉnh việc nước, vượt khó khăn, hai lần đánh tan quân Nguyên - Mông xâm lược (1285-1287)Triều đại ông nổi bật tinh thần quân dân đại đoàn kết, nổi tiếng qua hai cuộc Hội nghị Diên H... |
|
(Bính thân 1896 - Đinh hợi 1947)Nhà văn, bút danh Khái Hưng (nguyên tên ông chính là Dư, do đấy lấy bút danh Khái Hưng là hai chữ Khánh Giư xáo trộn lại). Quê làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng)Ông có chân trong nhóm Tự Lực văn đoàn và là cây bút nòng cốt của nhóm. Ông viết nhiều trên hai tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay do nhóm chủ trương biên tập. Ông chuyên viết truyện ngắn, truyện dài. Các tác phẩm chính của ông đã xuất bản:Truyện dài: Hồn bướm mơ tiên, Trống mái... |
|