Đóng góp: Anh thương nhân và người nông dân trong câu chuyện là biểu tượng của hai thứ rất quan trọng trong cuộc đời của con người: Vật chất, vị trí trong xã hội và sự tự do, thoải mái. Thứ mà ai cũng có nhu cầu. Ngẫm và khi đặt cả hai lên cán cân, ta không thể khẳng định được món nào nặng và quan trọng hơn nên cái kết của câu chuyện vẫn là 1 dòng chảy ko ngừng nghỉ.
Câu chuyện cũng có thể được xem như dạng ẩn dụ: việc trước khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, ta có những nỗi lo và sự ham muôn được thành thơi tự do vào ngày mai. Bão và mưa gió được ví như là những nỗi lo của con người mỗi đêm. Người thương nhân ghét mưa bão nhưng phải sống cùng với nó, người nông dân, biểu tượng cho sự tự do, yêu thích mưa bão vì họ như hai đường thẳng song song, chưa bao giờ được chạm nhau.
Đó là lí do tại sao bài nhạc được đặt tên là „Độc thoại của đêm“
Lyric:
Gió vi vút thều thào
Mưa hắt gắt thêm vào
Khói gỗ tắt giữa đêm nào
đem theo hương thơm rất say
Ai đốt lửa bên bờ ?
Hơi ấm của 2 gã khờ
Đêm nay phải ngủ bờ
Lạc giữa lòng rừng
Xa quê ra đi vì
Tương lai mà chắc khi
Thương nhân cất bước đi
Nhưng lòng còn nơi đây
Bão lên?
Gió cuốn mưa tuôn trút nước khiến ai chùng bước
chênh vênh, mưa xuống thương nhân núp vội bên hang dằng trước
Xa xôi, quay về miêng cười hoan hỉ chưa tròn câu
Cha ôi, ai dè .. Nếu ở chắc hứng anh cũng không còn đâu
Anh ghét cơn mưa khốn nạn đem đến gió lạnh rát cùng mình
ghét luôn vét dơ đốn mạt nó đem lại cho áo gấm mặc cùng mình
Hoàng hôn đã tắt bóng tối càng lúc càng lên ngôi
Tiếng bước chân ai thấp thoáng càng lúc càng đến gần thêm thôi
Đóm lửa chi đủ rõ để anh nhìn được bóng chàng trai trẻ
Hắn cười thật tươi chào anh còn anh chỉ ngồi nhết môi khẽ
Quần áo xốc xơ dáng người thô kệch miệng nói cười không ngưng
Bản chất quê mùa anh nghĩ có lẽ hắn là người nông dân
Gió vi vút thều thào
Mưa hắt gắt thêm vào
Khói gỗ tắt giữa đêm nào
đem theo hương thơm rất say
Ai đốt lửa bên bờ ?
Hơi ấm của 2 gã khờ
Đêm nay phải ngủ bờ
Lạc giữa lòng rừng
Xa quê ra đi vì
Tương lai mà chắc khi
Thương nhân cất bước đi
Nhưng lòng còn nơi đây
Hắn nhìn rất khác anh như mái ngói và mái tranh
ánh mắt ngay ngô đôi môi vì lạnh mà như bị tái xanh
Hắn kể về làng hắn, về những người anh em
Kể về mọi chuyện như hai người đã từ lâu từng thân quen
Hắn nói về cơn mưa như thác đổ lâu ngày ko đến
Nói về niềm vui cả làng như qua mùa hạn ko tên
Nói về công việc tư do chỉ đủ để hắn 3 bữa ko đói
Ko quên người con gái đó vẫn đợi đến ngày lên kiệu ko thôi
Những gì hắn nói có lẽ anh nghe vỏn vẹn được hai câu
Vẩn vơ trăm mối âu lo công việc đó biết nhờ ai đâu?
3 ngày về quê hôm nay ở đây coi như mất đêm một
Trở về thành thị có lẽ đêm trắng cũng có thêm một
Gió vi vút thều thào
Mưa hắt gắt thêm vào
Khói gỗ tắt giữa đêm nào
đem theo hương thơm rất say
Ai đốt lửa bên bờ ?
Hơi ấm của 2 gã khờ
Đêm nay phải ngủ bờ
Lạc giữa lòng rừng
Xa quê ra đi vì
Tương lai mà chắc khi
Thương nhân cất bước đi
Nhưng lòng còn nơi đây
Mưa vẫn cứ đổ mưa ơi mưa ôm chầm đất mẹ
Gió thổi cứ thổi nhưng có lẽ hôm nay mưa sẽ tạnh rất lẹ
Ngả người nằm xuống bây giờ mặc kệ chiếc áo gấm mới toanh
Có lẽ trong những lúc này nó chẳng còn quan trọng mấy đối với anh
Người ta bỏ thời gian ra kiếm tiền để khác trước mọi người
Liệu tiền có kiếm được sự thanh thản trả lại tự do trong cõi đời
Gã khờ suy nghĩ đơn giản hạnh phúc với những gì mình đang có
Chiếc áo đang mặc, danh vọng, có làm anh quên chuyện đang lo?
Ngày mai mưa tạnh có lẽ cả làng quây quần sẽ vui lắm
Ngày mai mưa tạnh trong lòng của anh nỗi lo vẫn cả trăm
Ngày mai ai về nhà nấy, và anh nông dân vẫn chỉ là nông dân
Còn anh thương nhân ngày đây mai đó, chú chim ko chân.
GVR Production