Bình Nguyên biết mỗi sáng Diệp Trúc đều thức dậy sớm để chạy bộ ra công viên gần nhà để tập thể dục. Từ nhà Bình Nguyên đến đó khá xa, anh phải đi bằng hon da. Trang Đài đi theo anh bằng taxi. Đến gần công viên Trang Đài bảo tài xế taxi dừng lại và chờ cô ở đó.
Đi theo anh ở phía xa xa, cô thấy anh gởi xe trong bãi rồi rồi đi vào công viên. Hừng đông sớm công viên đã đông người. Ông già, bà lão, người sồn sồn, thanh niên, thiếu nhi, phụ nữ. ....đủ cả! Mỗi người một kiểu và mang trang phục thể thao khác nhau. Họ tập thể dục dưỡng sinh, nhảy dây, đi bộ, đánh cầu lông, đá cầu ...
Trang Đài đến gần hơn và bây giờ đã có thể xác định đối tượng thu hút Bình Nguyên là ai! Cô ngờ ngợ nhìn cô gái đang nhảy dây với tốc độ thật nhanh Bình Nguyên đang nhìn cô ta! - chắc chắn là vậy! rõ ràng Trang Đài đã gặp cô ta ở đâu đó ...A, nhớ ra rồi! Chính là cô gái thấp thoáng ở nhà Bình Nguyên cái hôm Trang Đài mới đến. Hình như hôm đó cô ta ra về lặng lẽ, không ai hay biết. Vấn đề chắc chắn là ở cô gái này! Cô ta có quan hệ thế nào với Bình Nguyên và gia đình anh ta? ...phải tìm hiểu mới được!
Trang Đài bắt đầu điều tra từ chị giúp việc. Thời may, chị giúp việc đã được ông bà chủ căn dặn trước nên Trang Đài không khai thác được gì. Thế là Trang Đài phải tiếp tục theo dõi Bình Nguyên. Cô không mất thời gian nhiều lắm, một tuần sau Bình Nguyên chạm mặt Diệp Trúc. Mà nếu như Bình Nguyên còn muốn tiếp tục tránh mặt Diệp Trúc thì coi như anh gặp xui xẻo. Diệp Trúc đá cầu và không hiểu cô đá cách gì mà nó rơi xuống ngay chỗ anh ngồi. Tích tắc sau cô nhìn thấy Bình Nguyên. Anh hơi mỉm cười cúi nhặt quả cầu rồi đứng lên đi về phía Diệp Trúc.
– Chào em! - Anh lên tiếng mà tránh nhìn mắt cô. Anh chìa quả cầu ra.
Diệp Trúc đón lấy, tay run run.
– Cảm ơn anh. .... Giọng cô như gió thoảng.
Bình Nguyên khổ sở:
– Diệp Trúc à, chuyện đó ...
– Anh đừng nói gì cả. Bây giờ có giải thích thì ích gì. Tất cả đã kết thúc rồi.
– Không thể kết thúc như vậy được Diệp Trúc à - Bình Nguyên khẩn khoản - xin em hãy cho anh một chút thời gian. Anh biết là thời gian em và anh gần gũi nhau không nhiều, em chưa biết nhiều về anh. Nhưng em phải tin anh, không phải như vậy đâu em à ...
Diệp Trúc nhếch môi cười cay đắng:
– Anh làm em chẳng biết phải có ý kiến thế nào với anh cả. Anh và cô ta đã có con, đứa con có khai sanh hẳn hoi. Vậy mà anh còn bảo không phải! Là sao?
Nhưng bây giờ nó có là gì thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với em cả. Em đang quên anh và coi như những gì vừa trải qua chỉ là giấc mộng! Mộng chỉ là hư không!
Cô nhìn đồng hồ tay:
– Em phải về để kịp chuẩn bị đi làm nữa. Chào anh! à, em mong là ...anh đừng đến gặp em nữa. Nếu để cô ấy biết sẽ không hay đâu.
Diệp Trúc xổm xuống cột lại dây giày rồi chạy chầm chậm ra khỏi công viên.
Trang Đài không để ý tới Bình Nguyên nữa. Cô bám theo Diệp Trúc về tận nhà để ghi nhớ địa chỉ.
Trang Đài kết thúc công việc thám từ bất đắc dĩ ấy và về nhà lúc gần tám giờ rưỡi.
Bình Nguyên cũng đã về ăn sáng và đi làm.
Hôm nay ông Vạn Đại cũng đi. Nhà chỉ còn có bà Vạn Đại và mấy người giúp việc. Bé Bình An lẫm chẫm đi trong phòng khách. Nó đã quen dần với bầu không khí, những đồ vật và con người xa lạ nơi đây.
Trang Đài chạy lên chào mẹ một tiếng rồi sà xuống nựng nịu con trai:
– Bình An ngoan của mẹ. Sáng tới giờ con có quấy phá bà nội. không nào?
Thằng bé có lẽ chưa hiểu hết câu hỏi của mẹ nó nhưng nó vẫn lắc đầu lia lịa.
Con gấu trúc vuột khỏi tay nó, nó choài ra khỏi vòng tay Trang Đài để chợp lấy con gấu trúc nhồi bông.
Bà Vạn Đại nhìn Trang Đài:
– Con ngồi đi.
Nụ cười trên môi Trang Đài. Cô trở nên rụt rè hơn.
– Dạ ....
Tựa vào salon, dáng bà Vạn Đại thêm uy nghi đường bệ khiến người đối diện phải e dè.
– Sáng sớm ra con đi đâu vậy? hình như cả tuần nay con đều đi như vậy thì phải?
Né tránh ánh mắt soi mói của bà, Trang Đài đáp:
Dạ, tại con có vài việc phải giải quyết nên. .... – Việc gì? - bà Vạn Đại gặng hỏi – không phải là ta tò mò. Ta chỉ muốn biết để nếu được thì ta sẽ giúp con.
Trang Đài lúng túng. Phải tìm ra lý do hợp lý để biện minh cho mình mới được.
Trang Đài vụt cười, giả lả:
– Dạ, con cảm ơn mẹ đã lo lắng cho con. Thật ra kỳ này về nước con định mở một shop nho nhỏ bán quà lưu niệm. Mấy hôm nay con đi là để gặp thỏa thuận với chủ nhà về giá cả hợp đồng thuê nhà.
Bà Vạn Đại nhướng mày:
– Phải đi sớm và suốt tuần như vậy sao?
– . .... Dạ! vì chủ nhà đó đi buôn bán ô tỉnh. Phải tranh thủ mới gặp được họ.
Bà Vạn Đại điềm đạm nói:
– Con tính làm ăn như vậy là tốt. Nhưng nếu con không làm cũng chẳng sao.
Bởi vì thấy buồn con có thể đến làm việc ở công ty của nhà ta hoặc chỗ Bình Nguyên đang làm, là công ty Vạn Thái Dương. Gì thì gì, ta thấy cần phải nhắc nhở con rằng con đang là thành viên của gia đình này. Con phải tuân theo một số nguyên tắc tối thiểu của gia đình, Nếu con vắng mặt trong bữa ăn sáng hoài ...ba của con sẽ không bằng lòng đâu.
– Dạ, con xin ghi nhớ lời mẹ dạy ạ.
– Còn chuyện này nữa, ta định bàn với con là từ mai chúng ta sẽ thuê một chị trông coi bé Bình An. Như vậy sẽ tiện hơn. Con thấy sao?
– Dạ,con đồng ý ạ. Nhờ mẹ thu xếp dùm con.
– Được, ta sẽ lo.
Trang Đài thở ra nhè nhẹ. May thật là may! Từ hôm nay sẽ không phải đi theo dõi con nhỏ bằng cách đó nữa!
Trang Đài tiến hành bước tiếp theo bằng cách của mình, nhanh gọn và hiệu quả cao. Cô thuê người theo dõi và tìm hiểu thêm về Diệp Trúc. Chỉ với số tiền bốn triệu đồng cô biết tất cả về Diệp Trúc, về chuyện tình đẹp và ngắn ngủi.
giữa Diệp Trúc với Bình Nguyên.
Người được Trang Đài thuê báo cáo với cô là Bình Nguyên vẫn đến gặp Diệp Trúc. Dĩ nhiên anh chỉ buồn bã ngắm nhìn cô từ xa.
Tin này làm Trang Đài lo âu. Nguyên vẫn đang lạnh lùng hất hủi cô. Trong khi đó anh lại kiên trì đeo bám Diệp Trúc. Xem ra không có gì bảo đảm là Diệp Trúc sẽ mềm lòng. Cô ta và Bình Nguyên có cả một hậu phương vững chắc phía sau lưng. Còn cô, đứa con không thể là phương tiện tốt tiến đánh tất cả các cánh quân của đối phương được. Để ba mẹ Bình Nguyên chấp nhận mình và Nguyên thay đổi thái độ thì ngay từ bây giờ cô phải nổ lực tìm cách loại bỏ những dây nhợ còn đeo bám bên cạnh Bình Nguyên! Cớ lẽ nên bắt đầu từ Diệp Trúc chăng?
Tan sở thấy còn sớm Tuân rủ Diệp Trúc đi mua sắm. Anh than phiền là mình vốn không mấy rành về các loại đồ hộp, đồ khô, thức ăn nước uống. Vì bây giờ ngoài thị trường có quá nhiều loại, loại nào người ta cũng quảng cáo rằng tốt, rằng đa tác dụng, bổ dưỡng, có ích cho sức khỏe ...vân ...vân. cho nên Tuân chẳng biết nên chọn lựa thế nào. Gần hai tuần lễ qua tủ lạnh tủ bếp nhà anh trống trơn!
Diệp Trúc thắc mắc:
– Nói vậy lúc trước đồ đạc trong nhà anh là do ai mua?
Tuân nhún vai:
– Bê bối dài dài. Vừa rồi thì nhờ bà chị của anh về nước tranh thủ một ngày vừa mua thức ăn, vừa lau dọn nhà cửa giúp anh luôn!
Diệp Trúc lắc đầu:
– Không ngờ anh Tuân ...tệ đến mức đó!?
Tuân cười hì hì:
– Đàn ông mà em! nếu ai cũng ý tứ vén khéo và đảm đang như phụ nữ thì phụ nữ để dành làm kiểng hay sao đây?
Hai anh em vào siêu thị ở gần công ty nhất.
Diệp Trúc giúp Tuân chọn mua một số nước uống đóng lon, đồ nguội của hãng visan và nhiều thứ thực phẩm gia dụng khác ...gộp lại thành hài túi lớn.
Diệp Trúc chỉ mua cho mình mấy chai nước uống bổ sung chất xơ. Tuân vui vẻ xách tất cả. Diệp Trúc chỉ đi tay không. Mua đồ xong Tuân và cô ghé quán bình dân làm hai tô phở bò.
– Anh Tuân trả công cho em có bằng này thì yếu quá ! - Diệp Trúc vừa ăn vừa nói.
Tuân thè lưỡi:
– Em so đo tính toán với anh quá vậy?
Cô cười chẳng chút mếch lòng:
– Thời buổi hạch toán kinh doanh mà! Hơn nữa, chúng ta đều làm ở công ty thương mại mà. Ê hế, anh Tuân sợ rồi há?
Tuân xuề xòa:
– Sợ gì đâu chứ? Em là nhà tư vấn tốt, anh đương nhiên phải trả công tương xứng rồi. Bây giờ em thích ăn gì, cứ tự nhiên thoải mái đi!
Vậy há? Vậy thì em sẽ gọi đây. Anh Tuân đừng có hối hận à nha!
Nói thì hùng hổ lắm, nào ngờ Diệp Trúc chỉ gọi có hai ly kem!
Ăn uống và trêu đùa vui quá nên lúc về Diệp Trúc quên khuấy mấy chai nước uống còn gởi Tuân. Kẹp túi xách vào sườn xe, cô thong thả chạy về nhà.
Trước cửa ngõ nhà Diệp Trúc có một phụ nữ ăn mặc sang trọng đang đi tới đi lui, dáng điệu có vẻ bồn chồn.
Dừng xe, Diệp Trúc định thần nhìn kỹ và giật mình! ....Trang Đài!? Cô ta tìm đến đây làm gì chứ?
Trang Đài khoanh tay, nhìn Diệp Trúc bằng đôi mắt giễu cợt và ganh ghét.
– Chào cô? - Trang Đài trịch thượng – cô biết tôi là ai chứ?
Diệp Trúc cau mày khó chịu:
– Trên đường phố Sài Gòn có biết bao nhiêu là người qua lại. Tôi làm sao biết cô là ai?
Trang Dài cười nhạt:
– Mắc mỏ dữ há ! Chúng ta là hai kẻ xa lạ nhưng tôi biết về cô khá rõ đó. Vả lại cô và tôi đã gặp nhau một lần ở nhà ba mẹ chồng tôi. Tôi chắc cô chưa quên đâu.
Bốn từ ba mẹ chồng tôí như lưỡi dao nhọn đâm vào tim Diệp Trúc đau nhói.
Diệp Trúc thở hắt:
– Đúng vậy. Cô muốn nói gì cứ nói thẳng ra! Rào đón làm gì?
– Tôi muốn nói chuyện với cô!
Diệp Trúc nhìn sững Trang Đài. khóe mắt cô ta long lên, hằn học.
Diệp Trúc lạnh lùng đáp:
– Cô và tôi thì có chuyện gì để nói? Mời cô về cho.
Trang Đài bật cười khan, khiêu khích:
– Ô là la! Sao vậy? lẽ nào một nữ võ sĩ đáng gờm như cô lại sợ gặp tôi. Cô à, tôi không biết tí võ nào cả. Cô đừng ngại? Tôi cũng là người hành động thẳng thắng đàng hoàng. Không có chuyện thuê xã hội đen hại cô đâu. Ạ a ...à ? hay là cô vẫn còn tơ tưởng đến chồng tôi nên mới né tránh tôi? Dám vậy lắm nghe!
Diệp Trúc nghe mà tức lên mặt. Giá mà đấm vỡ mặt cô ta được thì hay quá!
Cô cười nhạt:
– Cô Trang Đài nghe đây. Thứ nhất, tôi chả việc gì phải sợ cô, cho dù cô có thuê xã hội đen hay xã hội xám gì cũng vậy. thứ hai, tôi cho chị biết là ba mẹ anh Bình Nguyên đã từng dạm hỏi cưới tôi về làm dâu. Tuy nhiên anh ta giấu kín chuyện có con với chị. Khi chị về nước, tôi biết chuyện thì tự động rút lui, lễ đính hôn đã bị hủy bỏ. Một người dối gian lừa lọc như anh ta không còn xứng đáng để tôi nghĩ đến dù chỉ một giây phút chứ đừng nới là tơ tưởng.
Trang Đài không chịu thua:
– Không xứng đáng để nghĩ đến nhưng gặp nhau trò chuyện thì xứng chứ. Cô đừng nghĩ là tôi không biết gì nhé ! ai biết cô ngoài mặt nói vậy mà trong lòng nghĩ gì?
Diệp Trúc rít lên:
– Tôi nhắc lại một lần nữa là tôi với anh ta đã chấm dứt rồi.
Trang Đài cao giọng trâng tráo:
– Làm sao tôi tin được đây?
– Này cô kia? – Một giọng đàn ông cất lên - lố bịch bao nhiêu đó quá đủ rồi nhé.
– Anh là ...
Tuân đứng phía sau Diệp Trúc. Diệp Trúc xoay lại ngạc nhiên:
– Anh Tuân?
Tuân cười thật ấm:
– Ừ, anh đây. Anh biết em đang bị làm phiền nên anh đã tới - Tuân gởi cô cái nhìn ý nhị rồi nói với Trang Đài - xin tự giới thiệu với cô, tôi là người yêu của Diệp Trúc. Chúng tôi sắp sửa cưới nhau. Có lẽ nội tháng này hoặc là tháng tới Trang Đài săm soi:
– Vô lý! Một người tự dưng xuất hiện rồi giới thiệu một cách dõng dạc như vậy ...chỉ có con nít mới dễ tin thôi.
Tuân cười vui vẻ:
– Chả lẽ cô chưa nghe câu tình yêu sét đánh ? không tin cô có thể hỏi Diệp Trúc.
Tuân khoác vai Diệp Trúc, nghe cô thoáng rùng mình.
Đúng là cô rơi vào tình thế khóc không được cười chẳng xong!? Hít một hơi thật sâu vào lòng ngực cô đáp liền:
– Đúng vậy, anh ấy và tôi sắp tổ chức lễ cưới. Nhất định tôi sẽ gởi thiệp mời đến cô. Hy vọng cô đến chung vui nhé!
– À vâng, tôi rất vinh hạnh!
Tuân day qua Diệp Trúc, ngọt ngào:
– Em à, đây là mấy chai nước dinh dưỡng ...
“Ồ, thì ra mình để quên ở giỏ của anh ấy!” Diệp Trúc cầm túi xốp, hơi ngượng vì tánh bộp chộp bất cẩn của mình.
Cô cười nói nhỏ:
– Em cảm ơn anh.
Trang Đài bỏ đi sau khi nói thêm lời chúc mừng bằng giọng nghi hoặc.
Cô ả đi rồi Diệp Trúc nhìn Tuân, rên lên:
– Anh Tuân làm vậy là chết em rồi?
– Coi! Anh đang giúp em tìm lối thoát đó chứ Diệp Trúc.
– Nhưng mà tuyên bố dõng dạc như vậy, rủi mai mốt cô ta lại tìm tới hỏi đon hỏi ren thì em biết làm sao?
Tuân cầm tay cô, chân thành nói:
– Chúng ta cứ làm như chúng ta nói, miễn là em thoát được khỏi sự phiền toái đó.
– Nhưng làm sao có thể đem hôn nhân ra làm trò đùa được chứ?
Tuân làm bộ nghiêm trang:
Bộ .....em lấy anh làm chồng không được à?
Diệp Trúc trò mắt:
Anh Tuân!?
Tuân vụt cười:
– Đùa với Diệp Trúc chút xíu thôi. Anh thật lòng muốn giúp em sống vui vẻ và yên ổn. Yên tâm anh nhất định am ra cách mà. Đại loại chúng ta. sẽ đặt in vài tấm thiệp báo hỷ rồi gởi đến cô ả. Tiệc tùng thì ké với tiệc của một người nào đó. Phải rồi, trong vòng nữa tháng trở lại đây tụi bạn anh có đến hai ba đứa làm đám cưới. Em cứ để đó anh xoay xở cho!
– Nhưng mà như vậy anh sẽ mang tiếng với bạn bè. Sau này họ nghĩ gì về anh đây? Không, em không thể bắt anh Tuân phải cố gắng một cách vô lý như vậy!
Tuân nhẹ nhàng:
– Được rồi, không phải tiến hành ngay bây giờ, Diệp Trúc đừng có khẩn trương như vậy. Em vô nhà đi, từ từ suy nghĩ rồi trả lời anh sau mà.
Diệp Trúc vào nhà, nghe người mệt mỏi đến rã rời. Bây giờ cô lại bị rơi vào rắc rối mới:
Giải pháp Tuân đề xuất thật táo bạo, quá vô lý và thiệt thòi cho anh. Làm sao cô có thể chấp nhận sự giúp đỡ to lớn đó?
Nhưng nếu im lặng chắc chắn Trang Đài sẽ còn tìm tới nói này nói nọ thật.
Và còn Bình Nguyên nữa. Cô không muốn cứ thế này, anh âm thầm bám theo cô. anh đến là tim cô tan vỡ. Đúng là phải có một giải pháp để Nguyên quên cô, từ bỏ cô mà quay về lo tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha!
Một tay cầm khăn giấy che miệng che mũi, một tay xoa nhè nhẹ lên chỗ bắp vai vừa bị ông bác sĩ “lụi” vào mũi thuốc ngừa bệnh dại, em nhăn nhó đi qua dãy hành lang chật ních con người ta. Có nhiều đôi mắt tò mò và hơi mất thiện cảm dành cho cô nàng. Cô nàng hiểu hết, bụng bảo dạ:
kệ tui, tui hổng phải như mấy người. Nghe mùi oxy già, cồn êtê là tôi muốn ói ra rồi! có nhiều người thì dành cho cô ánh mắt ái ngại lẫn buồn cười. Cái quần Jean bị thủng mấy chỗ ở đầu gối và khuỷu chân. Chiếc quần jean thun ôm sát nên mỗi bước đi là Chi Mai nghe đau thấu trời vì những vết thương cọ vào lớp vải quần.
Phía sau Chi Mai, cách vài bước chân là một tên con trai dáng ốm cao, mái tóc loăn xoăn im lặng nối gót. Ngó bộ dạng của hắn thật buồn cười. Dáng đã cao lại mặc quần ống suông, áo sơ mi vải jean sô dài và rộng thùng thình. Hắn trông giống một tên hầu nam bị cô chủ nhỏ quở trách hơn là một vệ sĩ không hoàn thành nhiệm vụ hay một thằng em tánh hay vòi vĩnh đang lẽo đẽo mè nheo bà chị gái.
Ra khỏi dãy hành lang ngột ngạt Chi Mai bỏ tấm khăn che mũi che miệng xuống, thở phào nhẹ nhõm.
– Ơi hời! Khỏe rồi!
Bầu trời cao trong xanh vời vợi. Có nhiều bức tường ngang dọc nhưng người ta thiết kế nhiều tiểu cảnh, vườn hoa cây kiểng nên không khí dễ chịu hơn nhiều so với bên trong bệnh viện.
Có lẽ Chi Mai cứ đứng ngữa mặt hít khí trời mãi nếu gã con trai nãy giờ đi theo cô không rụt rè gọi:
– Này, chị ấy ơi! ....
Chi Mai quay phắt lại trợn mắt:
– Chị ấy chị ơ cái gì? Ta tên Chi Mai!
– À, chị Chi Mai. Tôi muốn bàn với chị về các khoản do tai nạn rủi ro.
Chi Mai xấn lại gần như ghé vào tận mắt gã:
– Đây không phải là tai nạn rủi ro mà do các người vô ý thức. Chó dữ như vậy thì cẩn thận chứ. Bộ tưởng người ta bị chó cắn thì không bị đau à?này, cho các người biết nghe. Chẳng những tôi bị đau ở chỗ chó cắn mà còn bị xốc kinh khủng nè. Hãy về băm vằm con chó quỉ quái của các người đi đã !
Gã con trai gãi đầu:
– Trời ơi!? Chị Chi Mai à, tôi đã nói với chị rồi. Đâu có ai muốn sự việc ngoài tưởng tượng này xảy ra chứ. Tôi thành thật xin lỗi chị và tôi rất thành tâm muốn được bồi thường cho chị!
Chi Mai độ lượng:
– Thôi được, ngó cậu cũng hơi thật thà, có thiện ý. Tôi sẽ ngồi lại thương lượng với cậu. Nhưng mà tôi khát cháy cổ rồi nè.
Gã con trai lẹ miệng:
– Vậy mời chị Chi Mai vào căn tin bệnh viện ...
Chi Mai la lên:
– Cái gì? Căn tin bệnh viện à?! Không đời nào!!
– Phải vào bệnh viện đã là cực hình với tôi rồi.
– Vậỵ ....chị thích đi quán nào?
Chi Mai rảo bước, tay chỉ quán giải khát bên kia đường. Cô nàng đi nhanh đến nỗi gã con trai chân dài là thế mà phải vất vả lắm mới theo kịp.
Vừa ngồi xuống ghế Chi Mai vẫy ngay người phục vụ và gọi một ly cam vắt.
Tên con trai kéo ghế ngồi xuống bên kia chiếc bàn vuông.
Chi Mai hất hàm:
– Uống gì tự gọi đi.
Y cười hiền:
– Tôi không khát. À, tôi tên Hoàng Hạc.
Chi Mai phì cười suýt bị sặc. Cha mẹ hắn quả khéo sinh con và cũng khéo đặt tên luôn. Hắn cao lêu nghêu, y chang con hạc!
Cô gật gù:
– Hoàng Hạc? Một cái tên rất ...ấn tượng!
Hoàng Hạc vui mừng, bà nạn nhân này đã bớt dữ dằn một chút rồi!
– Cảm ơn chị. Chị Chi Mai à, vậy theo ý chị thì nên nhận bồi thường như thế nào ạ?
Chi Mai đáp tỉnh bơ:
– Còn thế nào nữa. Tôi giữ các biên lai tiêm thuốc. Sau khi tiêm xong sẽ tới gõ cửa yêu cầu cậu thanh toán.
– Chỉ vậy thôi sao? - Hoàng Hạc khấp khởi.
Chi Mai giơ tay chận lại:
– Hê ! Đừng vội vàng hoan hỉ! Tôi chưa nói hết mà. Chuyện tiền nong thì phải chờ khi tôi chích xong các mũi thuốc ngừa, khoảng tháng rưỡi. Còn ngay bây giờ cậu hãy viết biên nhận có mượn của tôi số tiền một trăm ngàn đồng.
Ngày mai phải trả !
Hoàng Hạc ngớ ra:
– Ủa! Tôi mượn tiền của chị ....?
– Ừ! Phải như vậy tôi mới có thể nhận được tiền bồi thường ảnh hưởng tinh thần chứ?
Hoàng Hạc hiểu ra:
– À, chị sợ tôi bỏ trốn hả? Trời, làm sao tôi dám làm vậy? Nhưng chị đã yêu cầu thì tôi thực hiện. Không chỉ một trăm mà hai trăm luôn nè.
– Hai trăm! Đó là cậu tự nguyện. Đừng hối hận đó nghe.
– Ơ mà. .... – Gì đây? - Chi Mai hơi run – rút lại ý kiến rồi à?
– Không. Tôi ...không có đem theo giấy bút – Tưởng gì!
Chi Mai mở xách tay lấy giấy bút ...
Hoàng Hạc hí hoáy ghi rồi đưa trả cho cô. Trên tờ giấy ghi mấy dòng như sau:
“Tôi tên Hoàng Hạc, sinh viên năm thứ hai đại học sư phạm thành phố, có mượn của bạn Chi Mai:
sinh viên năm hai - đại học kinh tế số tiền mua sách là hai trăm ngàn đồng. Hẹn ngày ...sẽ trả!”.
Chi Mai tròn mắt. Cái gì? Hắn cũng là sinh viên năm hai ư?
Cô đọc tiếp và hỏi trỏng:
– Sao biết tôi là sinh viên kinh tế?
– Thì ...lúc nãy chị nói với bác sĩ đó !
– Ờ, quên chớ? :
gấp tư tờ giấy cho vào túi xách cẩn thận Chi Mai uống nốt phần nước cam còn lại trong ly rồi đứng lên - xong rồi, mai nhớ đem tiền tới cho tôi nghen. Tôi đi đây!