Quyển 16: Hương liệu truyền kỳ -Chương 026: Lấy ân đòi báo đáp (1).
Người dịch: lanhdiendiemla
Sưu tầm: tunghoanh.vn
http://vipvanda
<< Tiếp tục boom cảm ơn bạn "combat1993" đã ủng hộ truyện. Thân >>
Còn chưa đợi Vân Diệp đi gặp hoàng đế, Lão Trình đã chạy ra, thấy Vân Diệp là mắng xối xả, đại ý nói Cao Ly hiện là vùng bùn, rảnh rỗi thì ở Lĩnh Nam câu cá, chạy tới đây góp vui làm gì?
Vân Diệp cười hì hì, Lão Trình lại nổi nóng định mắng tiếp thì thấy Đoàn Hồng từ doanh trại đi ra, tuyên lệnh hoàng đế, bảo Vân Diệp vào lều soái cận kiến.
Vào quân trại là phải báo danh, Vân Diệp xả giọng báo danh với Trường Tôn Vô Kỵ chống kiếm đứng trên tường, trong mưa tuyết không nhìn rõ mặt ông ta, chỉ nghe thấy ông ta hô cho vào.
Trong quân doanh thầy ao bùn rồi, vố số bước chân dẫm trên bùn phát ra tiếng động không muốn nghe, thường xuyên có binh sĩ giày bị dính vào bùn chửi rủa thời tiết, Vân Diệp thấy tay mặt bọn họ đều bị tổn thương do lạnh ở mức độ khác nhau, không hiểu sao họ qua được mùa đông.
Cái lạnh ở thảo nguyên không so được với ở Liêu Đông mà Vân Diệp đã lạnh tới dở sống dở chết rồi, chuyện xấu hổ cho tay vào quân giữ ấm không chỉ làm một lần, nhưng ở Liêu Đông làm thế cũng vô dụng, mùa đông ở nơi này là địa ngục trần gian thực sự.
Đoàn Hồng ta cũng bị thương, võ công cao tới mấy cũng không luyện được tới tai, Vân Diệp lấy trong lòng ra mũ che tai của mình ném ra, Đoàn Hồng học xong cách dùng, không chút do dự buộc vào.
- Đừng buộc thế, tai ngươi sẽ rỉ nước vàng, dính vào mũ, lấy ra sẽ rách da, trước tiên băng tai lại hẵng đội.
Toàn thân bọc trong áo lông lại đội mũ vào, Đoàn Hồng không khác gì con chồn, nghe Vân Diệp nói thế, vãn lắc đầu:
- Sắp lạnh chết rồi, ai còn chú ý nhiều thế, chân bệ hạ cũng bị lạnh, ngứa ngáy khó chịu, nếu hầu gia có cách thì mang ra.
- Không có cách nào cả, chỉ có thể dùng nước thuốc rửa chân thôi, trong quân chắc có, ta tới đây hoàn toàn ngoài ý muốn, sao biết bệ hạ bị lạnh, các ngươi không chiếu cố được cả bệ hạ, quân sĩ khác không phải tử thương nặng nề à?
Vân Diệp hỏi điều quan tâm nhất:
- Tướng sĩ thương vong không nghiêm trọng, nhưng bị thương rất nhiều, nhất là trước kia bị lạnh, càng dễ bị thương, biện pháp y quan chỉ có chặt tay chặt chân, Vân hầu có cách khác không? Cứ thế này bệ hạ cũng sắp phải chặt ngón chân, khi đại quân toàn thắng mà tàn tật hết thì khó coi lắm.
Đoàn Hồng không phải người nói nhiều, nhưng với Vân Diệp vẫn không kìm được giới thiệu chút tình hình, nhất là thương tích của hoàng đế thường không nói với người khác.
Thực ra Vân Diệp có hơi sợ gặp hoàng đế, tới lều do dự một lúc, bị Đoàn Hồng giục mấy lần mới vào, đám Trình Giao Kim gác ở cửa, Trương Lượng quỳ trên bùn đợi hoàng đế xử lý, tới thì đầy hào khí chất vấn Lý Nhị đã bay cả, hai chân như đang gảy tỳ bà, kiên trì bảo Vân Diệp trói mình lại, tới ngoài lều không chịu nỏi nữa, chân mềm nhũn quỳ xuống.
Vân Diệp biết Trương Lượng không sợ chết, nhưng bao năm sống dưới cái uy của Lý Nhị, sớm sinh lòng sợ hãi, càng tới gần Lý Nhị thì càng sợ.
Vào lều Van Diệp thấy Lý Nhị ngồi vắt chân hơ bên bếp lò, một cung nữ dùng gãi ngứa khẽ gãi cho ông ta, mé ngoài bàn chân có mảng hồng sậm, chắc bị cung nữ gãi trúng chỗ ngứa, mồm méo sang bên.
Lý Nhị thấy Vân Diệp vác cái bao lớn đi vào, chưa đợi y bái kiến đã nổi giận mắng:
- Toàn thứ khốn kiếp, trẫm tác chiến trong băng tuyết, các ngươi chạy đi hưởng phúc, thôi bỏ, biết tới đây là lương tâm chưa bị chó ăn mất, thằng súc sinh Thanh Tước đâu? Sao không thấy nó.
Vân Diệp đứng dậy đuổi cung nữ đi, cầm chân Lý Nhị xem kỹ:
- Còn may, chưa nghiêm trọng, chú ý giữ ấm là được.
Nói xong lấy ra một đôi tất lông cừu dày, một đôi giày mới, ngồi xuống giúp Lý Nhị đi vào, thấy một đôi không đủ, lại lấy đôi nữa cho ông ta.
Lý Nhị để mặc Vân Diệp làm, đi giày xong mới liếc Vân Diệp, lãnh đạm nói:
- Thanh Tước không muốn gặp trẫm à?
- Không phải, Thanh Tước mắc bệnh tâm lý, không thể ngồi thuyền nữa , nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng, nên khi hắn lên thuyền bị thần ném xuống. Nhưng thứ này đều do Thanh Tước đích thân chuẩn bị, vừa rồi thần thay hắn thể hiện lòng hiếu thảo.
Vân Diệp còn kể tỉ tỉ áp lực tâm lý hình thành do đi biển lâu ngày gây ra, còn nói cả tình hình lần trước Lý Thái phát bệnh.
Nghe tới bệnh của Lý Thái, Lý Nhị trở nên khẩn trương, về sau nghe nói không ngồi thuyền lâu ngày sẽ không sao, mới thở phào:
- Không ngồi được thuyền cũng không sao, người sinh ra ở đất vàng, chẳng mấy ai xuống nước, bắt nó đi biển là làm khó nó rồi.
- Từ xưa nam thuyền bắc mã, trẫm khi ngồi thuyền còn cần tướng sẽ che kín khoang thuyền, không nhìn thấy nước mới thoải mái. Thanh Tước theo ngươi bôn ba vạn dặm đã giỏi lắm rồi, tính nó đôn hậu, nếu ngươi không ném nó xuống, không chừng cắn răng tới Liêu Đông, hiếu thảo tuy quan trọng, nhưng không cần lấy mạng con ta chứng minh, ngươi tới cũng giống nó.
- Thanh Tước tìm được phượng hoàng, liền một lúc bắt bảy tám con, nay đang nuôi ở Lĩnh Nam, đợi đại thọ của nương nương, sẽ làm thiên hạ bất ngờ.
Thấy tâm tình Lý Nhị không tốt, Vân Diệp lấy chuyện vui ra kể:
Quả nhiên đề tài này khơi lên hứng thú của Lý Nhị, nhìn Vân Diệp chằm chằm rất lâu:
- Trẫm biết đám thần tử các ngươi đều coi trẫm và hoàng hậu là đồ nhà quê, dán vảy vàng lên người lợn dám gọi là kỳ lân hiến lên, các ngươi không làm thế chứ? Nếu thế trẫm và hoàng hậu sẽ thương tâm lắm, cả nhi tử, nữ tế cũng lừa mình rồi.
Tuy Lý Nhị nói rất chuẩn xác, chim thiên đường không phải là phượng hoàng thật, nhưng nó là thứ giống phượng hoàng nhất, hàng giả cao cấp như thế bị đem ra so với lợn dán vàng mới làm Vân Diệp thương tâm.
Thấy Vân Diệp sắc mặt khó coi, Lý Nhị thò đầu tới hỏi:
- Chẳng lẽ trẫm nói không đúng? Trên đời có phượng hoàng thật? Truyền thuyết nói cứ mỗi năm trăm năm phượng hoàng bốc cháy, sau đó trùng sinh diễm lệ vô cùng, phượng hoàng của các ngươi có bản lĩnh này không?
Vân Diệp ngồi xuống lục bao:
- Cháy thành tro còn trùng sinh được mà bệ cũng tin à, phượng hoàng Thanh Tước tìm được đúng là thích tắm trong lửa, cực kỳ giống phượng hoàng, ngoài trừ gọi là phượng hoàng ra thì không biết gọi nó là cái gì.
Lý Nhị kinh ngạc vô cùng, bề ngoài giống cũng đành đi, thế giới bao la không gì không có, nhưng thích tắm trong lửa thì kỳ rồi, bách thú cầm điểu sợ lửa là bản tính, nếu đúng là thích lửa như Vân Diệp nói thì trừ phượng hoàng không biết gọi nó là gì.
- Bệ hạ có thiên hạ, nhưng thấy loại trân châu nặng hai cân này chưa?
Vân Diệp lấy một hạt châu sáng long lanh đặt bên giường Lý Nhị rồi lại lục lọi:
Lý Nhị không kiên nhẫn xem Vân Diệp khoe từng món một, xách bao đổ hết ra giường, mấy thứ phỉ thúy bảo thạch không thèm nhìn lấy một cái, cầm hộp bạc, mở ra thấy chia làm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn là một loại hương liệu, bỏ xuống nói:
- Trừ phượng hoàng làm trẫm suy tưởng ra còn lại toàn thứ tầm thường, đừng lấy ra làm bẩn mắt trẫm nữa, hương liệu mà cũng coi là bảo bối, mất mặt.
- Một ít thì tất nhiên bệ hạ không coi vào đâu, nhưng mỗi năm mấy chục vạn cân bệ hạ có xem thường nữa không?
Vân Diệp nhướng mày lên:
- Ồ, phải thế chứ, đó là thứ Thanh Tước dựa vào để nuôi trẫm và ca ca nó à? Nói đi tiểu tử, người khác nói chuyện hoàng gia sẽ bị chặt đầu, ngươi thì thôi, cũng là một phần tử của hoàng gia, thấy chuyện trẫm và Thừa Càn phân tranh ra sao?
Lý Nhị lại cầm hộp bạc lên, xem kỹ, còn cho nhục khấu lên mũi ngửi, tâm tình khoan khoái:
__________________
Quyển 16: Hương liệu truyền kỳ -Chương 026: Lấy ân đòi báo đáp (2).
Người dịch: lanhdiendiemla
Sưu tầm: tunghoanh.vn
http://vipvanda
<< Tiếp tục boom cảm ơn bạn "combat1993" đã ủng hộ truyện. Thân >>
- Rất tốt, Thừa Càn đang nỗ lực chứng minh mình đã chuẩn bị sẵn sàng để kế thừa, còn lại xem bệ hạ dạy dỗ hắn ra sao, con người không va vấp không trưởng thành, chỉ mong bệ hạ không đả kích hắn thái quá, đánh tan hùng tâm của hắn, thứ này cần bồi dưỡng cẩn thận, Thừa Càn khó khăn lắm mới có, bệ hạ phải bồi dưỡng tốt mầm non này mới được.
Loại chuyện này dùng cách nói tán gẫu trong nhà nó là tốt nhất, không thể quá sắc bén, tình cảm trong nhà ra sao, người ngoài đều thể tùy tiện xông vào, nếu khó khó rút lui toàn thần, kể cả kẻ làm cữu cữu như Trường Tôn Vô Kỵ cũng không được, nên Vân Diệp tránh xa.
Đoàn Hồng mang ấm trà vào, Lý Nhị nhấp một ngụm, mân mê trân châu nói:
- Bất kể là hiện thực hay lịch sử đều chứng minh loại tranh chấp này không thể hóa giải, ngươi dựa vào cái gì cho rằng trẫm tới chết cũng khống chế được Thừa Càn? Liên quan trong này quá lớn, dù Thừa Càn làm chuyện đại nghịch bất đạo cũng là do bộ hạ của hắn ép, nhân tố không xác định quá nhiều, suy nghĩ của ngươi quá mới mẻ, tạm thời nghe vậy thôi.
- Sao ngươi bắt được Trương Lượng? Trên biển mà chỉ dùng ba chiếc chiến hạm đã bắt sống được ông ta, chẳng lẽ ngươi thành đệ nhất mãnh tướng trên biển của Đại Đường rồi.
Lý Nhị thấy nói chuyện Lý Thừa Càn với Vân Diệp rất vô vị nên đổi đề tài.
- Bệ hạ, thực ra đánh có một hiệp Trương Lượng đã đầu hàng rồi, nghe nói ông ta tới là có lời muốn hỏi bệ hạ, khảng khái lắm, nhưng tới ngoài lều thầy con sâu dập đầu rồi.
Lý Nhị bật cười:
- Uy của trẫm thì Trương Lượng còn chưa kháng cự lại được, ngươi nhìn xem trên triều có mấy kẻ dám phóng túng trước mặt trẫm? Ngụy Trưng cũng không dám, ngươi gập ngón tay đêm xem, tội đại bất kinh ngươi chiếm mấy điều rồi, hoàng hậu cho ngươi chút ban thưởng, ngươi co cẳng chạy mất, còn thằng nhi tử vô pháp vô thiên kia của ngươi nữa, thái tử phi đại yến, vì nó nhỏ nhất, không tiếp đãi chu đáo, nó đốt chuồng ngựa, Trương Hành Thành thiếu chút nữa bị ngựa dẫm chết.
- Có điều thằng tiểu tử đó được hoàng hậu che chở, không ai làm gì được, kể cả trẫm, cho ngươi biết hoàng hậu mà thực sự nổi giận mới là thiên địa biến sắc, Trương Hành Thành rõ ràng bị ngựa dẫm mất nửa cái mạng, lại nói ông ta không may bị trật lưng, không nói nhi tử bảo bối của ngươi gây họa. Thái tử phi còn phải giao tên quản sự kia cho hoàng hậu, sau đó không ai thấy người đó nữa, tiểu tử, ngươi nói xem trẫm và hoàng hậu đối đãi với Vân gia ra sao?
- Ân tình này thần ghi nhớ trong lòng mãi không dám quên, bệ hạ có cần gì cứ sai bảo, Vân Diệp là thần tử, cần gì phải lấy ân đòi báo đáp.
Vân Diệp lấy làm lạ vì hành động của Lý Nhị:
- Không, không, đây là hai chuyện khác nhau, trẫm phát hiện khi ngươi báo ân luôn làm việc rất tuyệt, nhưng bản lĩnh ứng phó với việc công của ngươi là hàng đầu, trẫm xưa nay dùng n gười không dựa vào khuôn mẫu nào cả, lấy ân đòi báo đáp là một loại trong đó, thấy rồi chứ? Thành An Thị là sỉ nhục của trẫm, trẫm bị người ta chửi thê thảm, ngươi đi hạ nó cho trẫm.
Đoàn Hồng kéo cờ của Vân Diệp lên, nói với Dương Vạn Xuân, Vân Diệp tới rồi.
Từ xưa tới nay chú trọng chủ nhục thần chết, hoàng đế bị người ta chửi, mọi người chẳng thể làm gì Dương Vạn Xuân, đó là sỉ nhục của Lý Nhị, vây công hơn sáu mươi ngày, thành An Thị tuy nguy ngập, nhưng quân Đường chẳng làm gì được nó, trước kia mọi người cho rằng An Thị tối đa cầm cực được ba ngày, vậy mà bốn tháng trôi qua, binh mã Đại Đường vẫn bị kiềm chế ở đây.
Lý Nhị không phải là Tùy Dương Đế thích công to, biết không làm được mà vẫn làm không phải trí giá, rút lui đã thành công thức chung rồi, vốn định lui khi băng chưa tan, nhưng người Mạt Hạt đột nhiên chia làm hai phái, trong đó Ô Duyên Hồ phản bội minh ước, không ngừng quấy nhiễu đường vận lương, nếu rút lui lúc này, Cao Ly sẽ trừng phạt nữ vương Kim Thiện Đức, tên ba phải Phù Dư Nghĩa của Bách Tề cũng sẽ phản theo, chỉ có công chiếm An Thị, xử lý Ô Duyên Hồ mới có thể thể diện về nước, nếu không chiến thắng huy hoàng ở Bạch Nham, Trú Tất Sơn sẽ bị che mờ.
Vì suy nghĩ cái này, Lý Nhị do dự chưa hạ quyết tâm rút lui, hiện Vân Diệp tới, ông ta muốn xem trí tuệ của Vân Diệp có phải hơn người ta không, còn về thành An Thị đã có tính toán.
Dương Vạn Xuân thời gian qua như sống trong địa ngục, một mùa đông khiến ông ta cảm giác sống cả đời.
Thành An Thị sắp bị vắt kiệt, y phục trên người binh sĩ đa phần lấy từ trên người chết, lương thực vẫn còn, nhưng hết củi rồi, sau khi phá hết nhà dân, trong đoạn thời gian bị vây khốn này phải ăn lương thực sống.
Dương Vạn Xuân cười sảng khoái, thi thoảng chỉ doanh trướng Đại Đường chê cười vài câu, trên người vác một cái bao lương thực, nhìn thấy quân sĩ ăn cao lương sống, lấy trong túi ra một nắm mạch chín cho binh sĩ, thề đợi quân Đường rút lui, ông ta sẽ giết hết bò dê trong vòng trăm dặm, cho mọi người ăn thoải mái, sĩ tốt reo hò.
Quân tâm ít nhất đủ chống cự một tháng, hiện giờ xem nghị lực của ai cao hơn, nụ cười của Dương Vạn Xuân tới thành lâu còn lại thì biến mất, nơi này chỉ có mỗi ông ta, thân vệ cũng bị ngăn bên ngoài. Chỉ có tới đây Dương Vạn Xuân mới thể hiện tâm tình xấu mệt mỏi, chán chường, thương tâm, mình đâm điếc hai đứa nhi tử, thảm kịch đó như đao cứa tim, hai đứa nhi tử chết, lão thê cũng đập đầu tự tận, thi thể vẫn đặt ở hậu trạch, nhưng thi thể của nhi tử không tìm về được nữa.
Hoàng đế Đại Đường lo thương vong, không tấn công toàn diện, ông ta biết chỉ cần Lý Nhị bất chấp hi sinh, hạ thành An Thị không thành vấn đề.
Nghĩ tới đó Dương Vạn Xuân cười thảm, người Đường thà dùng vũ khí mạnh nhất tàn phá An Thị chứ không muốn lấy mạng người lấp vào, còn ở nước mình, thứ ít đáng tiền nhất là mạng người, khi mình hạ lệnh vườn không nhà trống đã vét sạch lương thực bốn phương tám hướng, e rằng ngoài thành An Thị đã thành địa ngục nhân gian rồi, lấy đâu ra dê bò sau cuộc chiến cho binh sĩ nữa, nhưng hiện giờ bất kể cách gì, cứ cổ vũ được sĩ khí là tốt rồi, lừa người cũng là một cách.
Hôm nay Đường doanh hình như có chút biến hóa, chủ doanh có thêm một lá cờ, khi gió lạnh làm lá cờ trải ra, ngực Dương Vạn Xuân lấp đầy lửa giận vì lá cờ đó mang chữ Vân, tên đồ tể vô sỉ đó tới rồi, ông ta vịn tường thành, xác định mình không nhầm.
Đây là tên đầu sỏ gây ra nội chiến Cao Ly.
- Lời của Vân Diệp không được tin một câu, cho dù trước mặt ông có xuất hiện chuyện kỳ quái nhất cũng đừng lấy làm lạ, mắt ông nhìn thấy là giả, lòng ông nghĩ cũng là giả, trừ khi ông chặt được đầu, băm xác y ra mới có thể nói là kẻ đó chết rồi.
Đó là nguyên văn thư Uyên Cái Tô Văn gửi cho, còn dùng bút đỏ đánh dấu, tuy ông ta trung với Cao Kiến Vũ, nhưng tin những lời này xuất phát từ lòng thành, dù phe phái ra sao, đối diện với người Đường xâm nhập, lập trường của họ là nhất trí.
Thần kinh Dương Vạn Xuân căng lên, con sói đói đã xuất hiện rồi.
Thực ra làm đầu bếp mới là sở thích lớn nhất của Vân Diệp, mỳ trứng tuyệt đối ngon hơn là cá thịt, nhất là trong canh còn có rau xanh xanh, làm người ta vui sướng.
Trình Giảo Kim mắng Vân Diệp luôn mồm, vẫn chuẩn bị múc bát canh thứ tư, Lão Ngưu thoáng hơn, bảo Lão Trình:
- Ông thôi đi, cơm nước còn chưa bịt được mồm ông à, thằng bé này là đứa trong tình nghĩa, thấy bệ hạ và chúng ta ở đây tất nhiên sẽ chạy tới, nếu nó là đưa tuyệt tình tuyệt nghĩa thì đã chẳng thèm nhìn một cái, chuyện trong dự liệu còn cằn nhằn cái gì, bệ hạ còn không nói, ông bớt nói đi.
Trình Giảo Kim lo lắng nói:
- Chuyện đánh trận thì lão phu không lo, Tiểu Diệp giờ cũng có thể coi là mãnh tướng sa trường rồi, không thiếu cách giữ mạng, lão phu lo là nó lún vào tranh chấp giữa bệ hạ và thái tử, lúc này nó nên chạy càng xa càng tốt, đợi chuyện Trường An kết thúc rồi mới về, ai thắng ai bại đều không tổn hại tình cảm.
***