Đường Chuyên Chương 056: Tình nghĩa của nông gia (2).




Quyển 7: Sóng gợn ao tù - Chương 056: Tình nghĩa của nông gia (2).

Dịch: lanhdiendiemla
Sưu tầm: tunghoanh.vn

Nguồn: vipvanda



Lão nhân cao tuổi nhất của trang ngồi trên ghế trong phòng khách Vân gia, dưới chân có một giỏ trứng gà nhuộm đỏ rất đều đặn, trước mặt lão nãi nãi có ít vỏ trứng gà, bà đã ăn một quả trong đó.

- Trứng gà trong trang ta đúng là đủ chất béo, cắn một cái ra xem, lòng đỏ như vàng vậy, trứng trong thành Trường An chẳng ăn nổi, lòng đỏ trắng bệch, tôn tử mua về một ít, đều không ăn.
Lão nãi nãi tươi cười nói chuyện thường ngày với ông cụ da nhăn nheo, nông gia thích nhất nghe nói thứ của mình tốt hơn nhà người khác, nghe lão nãi nãi khen, cười toét miệng.

- Lão phu nhân quá khen rồi, gà trong trang chúng ta đều ăn sâu và đồ mặn lớn lên, không như đám gà trong thành Trường An phải kiếm ăn trong đất, bữa đói bữa no làm sao bằng được. Thiếu phu nhân chuyến này thêm nhân đinh cho phủ, đây là đại hỉ sự, nông gia không có cái gì hay, chỉ có một giỏ trứng gà cho thiếu phu nhân bồi bổ, để nuôi tiểu công tử thật tráng kiện, trang tử chúng ta đều mong Vân gia công hầu lưu truyền vạn đời, như thế trang hộ cũng có được cuộc sống tốt đẹp theo.



Hiện giờ khen lão nãi nãi không bằng khen tiểu trọng tôn mới ra đời của bà, chỉ cần nói tới tiểu trọng tôn, bà cười như phật Di Lặc vậy, lễ vật nông gia tuy nhỏ, nhưng tình cảm lại lớn.

Vào phòng khách, thi lễ với ông cụ, người ta là trưởng bối, không thể thất lễ.

- Hách gia, số trứng gà này to như nhau, thật hiếm có, không phải lão nhân gia chọn từng quả một đấy chứ.

Vân Diệp lấy từ trong giỏ ra một quả, đập vào bàn, bóc vỏ cắn một miếng, gật gù.

Hách lão đầu cười càng vui vẻ:
- Hầu gia, ngài cả ngày sơn hào hải vị mà cũng thích ăn trứng gà nhà lão à? Trong trang giờ cuộc sống khá rồi, trước kia tay hứng đít gà đợi trứng rơi ra, khi không còn gạo hận không thể cho tay vào móc. Hiện giờ tốt rồi, trẻ con trong nhà khi thèm cũng được ăn vài quả, trong nhà nuôi nhiều gà, hai ngày là có một giỏi, cái Tiện Nghi phường trong thành còn chuyên môn hai ngày tới nhà thu mua một chuyến, chỉ là cuối tháng mới trả tiền, làm trong lòng người ta không thoải mái.

- Hác gia, suốt ngày cá thịt cũng dễ làm hại dạ dày, ta chỉ mong về nhà uống một bát cháo nhỏ, cháo gạo vào bụng, thư thái khỏi phải nói. Giờ thấy rượu thịt là buốn nôn, nhưng tửu yến không ngừng, bệ hạ ban yến, ai dám không đi chứ.

Vân Diệp đang khoác lác, nhưng các hương thân lại thích khoác lác như vậy, nói ra là vinh quang, hầu gia nhà mình thường xuyên được hoàng thượng ban yến, đó là vinh quang của cả trang, nếu như theo hầu gia mà chẳng ai mời tiệc thì mình cũng mất mặt. Trong mắt bọn họ, hầu gia phải nên rượu chè chơi bời, thê thiếp thành bầy, được người ta hầu hạ. Hoàng đế dùng toàn đồ bằng vàng, hoàng hậu ngày ngày ăn bánh hành, đó là cuộc sống xa xỉ nhất trong mắt bọn họ.

Lão Tiền xách giỏ trứng gà đi, sau đó cho vào giỏ đủ các loại bánh ngọt, nói là để trẻ con trong nhà nếm thử.

Vân Diệp đoán đợi bọn nhỏ ăn được ăn thì lúc đó hoặc là bánh đã cứng như đá, hoặc là thiu rồi, nếu không đừng hòng được ăn. Bánh của trang chủ cho mà, đặt đó là vinh dự.

Các hương thân nối nhau tới Vân gia chúc mừng không ngớt, vừa rồi thấy trong phủ toàn là quý nhân cho nên không dám tới, giờ không sao, đều là người trong trang. Có thương cổ định trà trộn vào, đều bị bọn họ đuổi đi, tiểu công tử ra đời, thương cổ mò tới làm gì, lời vừa ra khỏi miệng mặt Hà Thiệu tối lại, hắn là một trong số thương cổ nổi danh nhất Trường An.

Lễ vật đều là bánh bao, thịt khô, trứng sống, nhà nào giàu có một chút thì một con dê là đủ ngạo nghễ nhìn mọi người rồi.

Lễ vật tuy không quý trọng, nhưng nụ cười thì chân thành, lễ vật như thế này Vân Diệp chưa bao giờ chê nhiều, thấy ngon miệng là ăn ngay, khen mấy câu làm các trang hộ sướng mãi.

Khi tới tay không, khi về đầy ắp, Lão Tiền đã chuẩn bị vô vàn đồ ăn, kẹo đường, ai tới cũng có, còn dặn đi dặn lại các hương thân khi tiểu thiếu gia một trăm ngày thì tới phủ uống rượu, cả nhà phải tới, không ai được thiếu.

Địa chủ và điền hộ lại sống với nhau có tình có nghĩa như thế, ai nói ai bóc lột ai chứ?

Vân Diệp hiện giờ sớm đã thành một thành viên của đại gia đình xã hội phong kiến ấm áp này rồi, đắc ý ngồi trên cao, bóc lột bọn họ cũng chưa bao giờ mềm lòng, nhìn trang hộ đẩy từng xe lương thực vào kho nhà mình, lòng hạnh phúc khiến toàn thân lâng lâng.

Tân Nguyệt dậy rồi, bế con cho bú, Na Mộ Nhật ở bên chảy nước miếng, bộ dạng như thèm bú lắm, thấy Vân Diệp cười với mình, lập tức thẹn đỏ mặt chui đầu vào không thò ra nữa.

Tân Nguyệt sinh con song trở nên hào phóng hơn nhiều, trước kia muốn nhìn ngực nàng tốn bao nhiêu công sức, lúc phu thê ân ái dù rất lớn mật cũng không cho y nhìn, giờ cho con bú trước mặt hai người mà chẳng có cảm giác ngượng ngùng gì.

Phụ nhân nhà người ta thường sinh con xong hai ba ngày mới có sữa, Tân Nguyệt rất kiêu ngạo, nàng sinh con xong là có sữa, hơn nữa cố chấp từ chối trong nhà mời nhũ nương, nàng nói còn nàng bú sữa của nàng, tìm người không liên quan làm gì.

Cả phòng đầy mùi sữa chua chua, nàng như không ngửi thấy, trong mắt chỉ có đứa con bé bỏng của mình.

Vân Diệp lòng tràn ngập hạnh phúc nhìn hai mẹ con, cầu trời thời gian tới đừng xảy ra chuyện gì để hưởng thụ hạnh phúc này.

Nhưng ông trời không nghe lời khẩn cầu của y, hoặc ông ta nghe thấy nhưng cố ý làm ngược lại cho bõ ghét.

Bất kể Vân Diệp dự phòng thế nào, thư viện rốt cuộc vẫn xảy ra chuyện, từ xưa tới này dân không đấu với quan, nghèo không đầu với giàu, mấy tên điên trong thư viện vẫn cứ đi lên con đường đó, Mã Chu chấp bút, mấy người dưới tình huống không được thư viện ủng hộ, dâng vạn ngôn thư.

Trong văn chương kể ra nguyên nhân sụp đổ của các triều đại, cuối cùng bỏ đi các nguyên nhân khác, tìm ra nguyên nhân căn bản thất, đó chính là phân phối đất đai không đều, hoàng gia cùng với hào môn, phú hộ, địa chủ với một thành nhân khẩu lại chiếm chín thành đất đai. Bọn họ cho rằng hào mộn thôn tính đất đai vô tội vạ là nguyên nhân căn bản khiến vương triều sụp đổ.

Đại Đường hiện giờ đất đai nhiều, nhân khẩu ít còn cứu vãn được, nếu như đợi năm mươi năm sau thì muộn rồi, nhân khẩu sinh sôi nảy nở, đất đai không đủ phân phối, khi đó ra tay đã muộn, kiến nghị hoàng gia không thể phân phong đất đai cho hoàng tộc, phân đất cho huân quý cũng phải hạn chế. Quan trọng nhất là tất cả đất đai đều phải nộp thuế, không thể càng nghèo khó thì càng nộp thuế nhiều, đó là điều không công bằng, nhà giàu có thì phải gánh trách nhiệm nên có.

Trong bài văn còn cường liệt chỉ trích lao dịch bất công, phê phán nát bét chế độ tô dung mà Lý Nhị lấy làm kiêu ngạo.

Nói Lý Nhị cũng đành đi, ông ta tự xưng minh quân, xưa nay rất thoải mái với dư luận dân gian, nhưng ngàn vạn lần không nên thêm vào cuối bài một câu " đầy kho chuột bọ mừng".

Thế này thì chọc vào tổ ong vò vẽ rồi, thế này chẳng khác nào nói trên đời chẳng có ai tốt đẹp, chỉ cần làm quan đều là chuột bọ, đều đỏ mắt đợi thịnh thế tới chuẩn bị kiếm một mẻ lớn.

Mấy chục người ngồi trước cửa hoàng thành, toàn bộ y bào thiên thanh, trang phục sĩ tử, luôn miệng đọc đi đọc lại ( điền phú luận), vẻ mặt trang trọng.

Bao nhiêu triều đại chưa bao giờ xảy ra loại chuyện này, sĩ tử là trụ cột của triều đình lại nói cho thỏa những lời kịch liệt như vậy.


__________________

Nguồn: tunghoanh.com/duong-chuyen/quyen-7-chuong-56-2-u7hbaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận