Đại Đường Song Long Truyện Chương 371

Đại Đường Song Long Truyện
Hồi 371 Đường Hoàng Lý Uyên
    
      

 
Bên ngoài Quý Tân Đường ở Đông Đại tự đầy ngự tiền thị vệ, ai nấy đều là tinh tuyển, lưng hổ eo gấu, cao lớn hùng dũng. Viên chỉ huy cai quản canh gác ở đây là Vương Mục. Quản Hiếu Nhiên tỏ ra rất thân thiết với y. Báo tên tuổi xong, Từ Tử lăng theo quy củ giải hạ bội kiếm, dưới sự giám sát của Vương Mục bước qua rào chắn đăng đường!

 

 
Bên ngoài cửa sổ hướng Bắc thấy rõ mưa tuyết lất phất bay trong viên lâm. Gần đó là là một hàng khoảng mười chiếc Thái sư ỷ lớn, được ngăn cách bằng những chiếc kỷ tre dùng để uống trà. Giữa sảnh là một nam tử tuấn tú vận hồng y, da trắng như tuyết, nhìn bề ngoài xem ra niên kỷ chỉ khoảng hơn ba mươi



 

 
Nhưng Từ Tử Lăng nhận ra ngay đó chính là Đại Đường cửu ngũ chí tôn, lãnh tụ của Lý Phiệt, Lý Uyên! Y phục của ông ta giản đơn, trái hẳn với các quan phục hoa lệ xung quanh. Chưa tính đến vị trí trung tâm như quần tinh ủng nguyệt của Lý Uyên, chỉ riêng sự tương phản trong phục sức giữa y với đám cận thần đã thể hiện thân phận cao quý của bậc quần long chi chủ..

 

 
Thần sắc Lý Uyên lộ chút mệt mỏi. Nhưng dưới đôi mày rậm là một đôi mắt rất sáng và tinh nhanh, hơn nữa lại lấp lánh chiếu ra khí sắc khó mà hình dung, khiến người ta có cảm nhận được y thuộc mẫu người theo đuổi những ý tưởng tốt đẹp, cao quý.

 

 
Tuy đang ngồi trên ghế nhưng lưng eo trầm ổn, hiện rõ uy lực khí thế bức nhân. Hoàng đế đang dùng đôi bàn tay thon dài đỡ lấy chung trà, toàn thân hiện rõ sức lực tiềm ẩn phi phàm! Quả là khí khái bất phàm của nhất phiệt chi chủ!

 

 
Từ Tử Lăng bất giác cảm nhận được tâm trạng không vui của Hoàng Đế, nhưng y vẫn theo lễ quỳ xuống khấu đầu:

 
-Tiểu dân Mạc Vi bái kiến hoàng thượng!

 

 
Hầu cận hai bên tả hữu là bốn viên đại thần. Ngoại trừ Phong Đức Di, Từ Tử Lăng nhận ra Bùi Tịch, năm đó lúc bọn gã trộm được quyển sổ trương mục của Đông Khê Hiệu cho Lý Thế Dân đã từng có duyên dùng bữa với y. Cũng trong sáng hôm ấy Khấu Trọng đã khước từ sự chiêu lãm của Lý Thế Dân, quyết tranh thiên hạ.

 

 
Lý Uyên thần thái ung dung, hạ chung trà xuống,

 
-Bình thân! Vương tướng quân có thể lui ra được rồi!

 

 
Vương Mục liền cùng với hai ngự vệ tuân lệnh lui ra ngoài. Từ Tử Lăng thong thả đứng lại, hai tay buông lỏng tự nhiên, có vẻ cung kính!

 

 
Thần sắc bức người, Lý Uyên hạ mục quang quan sát y, bắt đầu nói :

 
-Đây không phải là Hoàng cung, có thể tùy tiện. Ta có thể nhìn ra ngươi thân hoài tuyệt học, hẳn không phải là kẻ phóng túng vũ phu. Mạc khanh đến Quan Trung của trẫm chắc có tâm nguyện không nhỏ??

 

 
Từ Tử Lăng lập tức cảm nhận được mục quang sắc bén của y, đúng là thiên sinh nhất phiệt chi chủ. Có thể nhận ra võ công của Lý Uyên thâm bất khả trắc, chẳng trách y có thể đào tạo được những người như Lý Thế Dân, Lý Nguyên Cát.

 

 
Từ Từ Lăng cung kính trả lời:

 
-Mạc Vi chỉ nguyện làm theo những gì chủ nhân Bốc Đình phân phó để báo ơn tri ngộ, tuyệt không cầu vinh hoa phú quý!

 

 
Từ Tử Lăng nhất cử nhất động đều lưu tâm phản ứng của Bùi Tịch, chỉ cần ông ta không khám phá ra thân phận chân chính của có thể lưu lại Trường An đệ nhất quan này.

 

 

 
Lý Uyên với khí thế nhất phiệt chi chủ, ngửa cổ cười lớn:

 
-Tốt! Ta thật vui mừng có thêm một người trung nghĩa. Nghe nói khanh tận mắt quan lãm trận long tranh hổ đấu giữạc Sơn và Tịch Ứng, vậy hãy kể tường tận cho Trẫm nghe, đừng bỏ qua chi tiết nhỏ nhặt nào cả!”

 

 
Từ Tử Lăng ngầm thở nhẹ, hiểu được Lý Uyên không nghi ngờ gì, có thể y kế hành sự.

 

 
o0o

 

 
Hoàng cung Đại Đường gồm hai phần là Hoàng Thành và Cung Thành. Phía trước là Đại Đường Trung Ương chánh phủ dùng để bàn việc công, phía sau là khu vực dành cho Hoàng thất. Chính giữa là Hoành Quán Quảng Trường rộng cả nghìn bộ trải dài từ Đông sang Tây, là nơi để đổi niên hiệu của vua, đại xá, nguyên đán, đông chí đại triều hội, thao trận; tất cả đều cử hành tại đây. Vậy nên người ta còn gọi là “Triều Ngoại”.

 

 
Các cổng chính của Hoàng Thành và Hoàng Cung nằm trên hướng Bắc Nam, gọi là Tam Đạo Môn. Cổng chính Nam của Hoàng Thành là Chu Tước Môn. Cách không xa theo hướng chính Nam là Minh Đức Môn, con đường từ Chu Tước Môn tới Minh Đức Môn là cũng là con đường lớn nhất Trường An.

 

 
Cổng chính Nam của Cung Thành gọi là Thừa Thiên Môn, đoạn đường ngắn nối Thừa thiên Môn và Chu Tước môn được gọi là Vi Thiên Nhai.

 

 
Huyền Vũ Môn là Đại Môn ở phía BẮc Cung Thành, bên ngoài là hậu viện của Cung Thành được gọi là Tây Nội Uyển.

 

 
Chu Tước, Thừa Thiên, Huyền Vũ tam môn hình thành trục chính của Hoàng Thành và Cung Thành, luônược canh giữ nghiêm ngặt. Huyền Vũ Môn là trung tâm chỉ huy của Cung đình cấm vệ quân, binh lực hùng hậu. Ai khống chế được Huyền Vũ Môn cũng coi như khống chế được Hoàng Cung, thậm chí cả kinh sư.

 

 
Cung Thành do ba phần hợp thành, Tây là Dịch Đình Cung, giữa là Thái Cực Cung và Đông là Đông Cung.

 

 
Thái Cực Cung là chỗ ở của Đường Hoàng Lý Uyên, Đông Cung dành cho Thái tử Lý Kiến Thành và Dịch Đình Cung do Lý Thế Dân quản lý. Lý Nguyên Cát ở trong Vũ Đức Điện, tựa vào Đông Cung, phía bắc Tây Nội Uyển.

 

 
Bên trong Thái Cực Cung có ba mươi sáu tòa đại điện, trong đó quan trọng nhất là Thái Cực Điện, Lưỡng Nghi Điện, Cam Lộ Điện và Diên Gia Điện. Bốn tòa đại điện này đều tọa lạc trên trục Thừa Thiên Môn- Huyền vũ Môn.

 

 
Thái Cực Điện còn được gọi là “Triều Trung”, là Tòa lầu chính trong cung của Đại Đường. Mỗi tháng ngày rằm mồng một hai lần, Lý Uyên tiếp kiến quần thần ở đây, xử lý chính sự!

 

 
Bắc Thái Cực Điện là Lưỡng Nghi điện, được xem như “Triều nội”. Ở đó chỉ có những đại thần thân tín tài năng tham dự, thường là nơi xem xét thảo luận và đưa ra các quyết định những quyết sách đã được đề xuất thảo luận tại “Triều trung”.

 

 
”Thần y” Khấu Trọng được Thường Hà và Phùng Lập Bản đón rước từ mặt Nam, tiến nhập Hoàng Thành Đông môn. Dọc đường thấy hai bên quan phủ san sát. Bên trái gồm có Thái Thường Tự, Đại Phủ Tự, Thượng Thư tỉnh; bên phải thì thấy có Thái Miếu, Thiểu Phủ giám, Đô Thủy Đông Cung Phó Tự, v.v.

 

 
Khấu Trọng đặc biệt lưu ý Đô Thủy Giám. Nhân vì đây là đây là bộ phận chưởng quản tất cả mọi thủy đạo giao thông của Trường An, đối với việc tầm bảo Dược Mã Kiều của gã có quan hệ rất lớn. Tuy gã chưa bao giờ nhìn thấy Dược Mã Kiều, nhưng gã sớm đã nhận định bảo tàng rất có khả năng nằm dưới đáy nước ở đó. Nếu không e rằng sau bao lần tìm kiếm đã có kẻ tìm ra.

 

 
Đang đi vào Hoành Quán quảng trường phân cách Hoàng thành và Cung Thành, Khấu Trọng như đang nhìn thấy cục diện phân chia Nam Bắc ở trước mắt. Khung cảnh hùng vĩ thực sự có khí thế chấn nhiếp người ta, thật đúng là hòan mỹ đến kinh ngạc. Lại thấy trên Thừa Thiên Môn có một tòa lầu uy nghi! Chỉ cần tưởng tượng mỗi khi Đường thất cử hành khánh điển tại Ngoại triều, Hoàng Đế sẽ đứng trên tòa lầu đó chủ trì, bất giác Khấu Trọng thấy nhiệt huyết tuôn trào!

 

 
Gã thầm nhủ:” Sẽ có một ngày đăng lâu chủ trì khánh điển là Khấu Trọng ta chứ không phải Lý Uyên hay là một người nào của Lý gia”.

 

 
Ba người xuống ngựa ở ngoài Trọng Minh Môn của Đông Cung rồi đi bộ vào. Chỉ thấy Đông Cung vệ “Hiệp Môn Đội” chia thành hai hàng, khung cảnh nghiêm mật.

 

 
Qua khỏi Trọng Minh Môn sẽ đến Hiển Đức Môn. Tiếp theo là chính điện của Đông Cung, Hiển Đức Điện. Rồi đến các cung Sùng Giáo, Lệ Chánh, Quang Thiên và Thừa Ân. Hai bên còn có Nghi Xuân Viện, Sùng Văn Quán, Tập Hiền Quán cùng với nhiều điện, đường, lâu, các kế tiếp nhau.

 

 
Hiển Đức Điện là nơi Thái tử Lý Kiến Thành tiếp kiến bá quan văn võ và bàn việc chính sự cũng như tình hình của các địa phương. Nhưng hôm nay Lý Kiến Thành tiếp đãi phụ tử Sa Thiên Nam tại Nghi Xuân Viện. Sa Thiên Nam tuy giàu có nổi tiếng một phương nhưng cũng không phải là nhân vật quá quan trọng. Vậy nên việc tiếp đãi tại Nghi Xuân viện bên trong viên lâm của Đông Cung cũng là hợp lẽ.

 

 
Khấu Trọng vừa đi vừa ngầm quan sát sự sắp xếp ẩn hiện của Trường Lâm quân ở Trường Lâm Môn, gã ước chừng binh lực ở cổng lớn phía Bắc của Đông Cung này có thể so với Huyền Vũ Môn của Thái Cực Cung.

 

 
Ngoài mưa tuyết đang bay nhè nhẹ, khi Khấu Trọng đến quan môn nghe được một tiếng hô lớn: ”Mạc Nhất Tâm tiên sinh đến”, sau đó đi đến Nghi Xuân Viện.

 

 
o0o

 

 
Lý Uyên lắng nghe một cách rất chăm chú, thỉnh thoảng lại ngắt lời tường thuật của Từ Tử Lăng để hỏi mấy điểm mấu chốt quan trọng. Khi nghe Từ Tử Lăng kể xong, Lý Uyên lấy làm lạ nói:

 
-Phong cách xuất thủ của mỗi cá nhân tùy thuộc vào tính tình của người đó. Tính cách nhỏ mọn của Nhạc Sơn lại có thể trở nên lãnh đạm thờ ơ như vậy, thật khiến người ta khó mà tin được.

 

 
Từ Tử Lăng cảm nhận được Lý Uyên chỉ nói điều đó với tả hữu, không nhất thiết phải trả lời. Y bèn lẳng lặng không nói gì thêm. Huống hồ việc miêu tả lại quá trình đó y đã chuẩn bị công phu từ trước, hoàn toàn ở góc độ bàng quan kể lại trận quyết chiến của chính y với Thiên Quân Tịch Ứng. Hơn nữa những đoạn mấu chốt vi diệu trong đó y lại luôn biểu đạt ra vẻ huyền h, do đó không bị Lý Uyên nhìn ra chỗ cao minh của y!

 

 
Bùi Tịch nói tiếp theo lời của Lý Uyên:

 
-Điều này chứng minh rằng Nhạc Sơn thực sự đã luyện thành “Hoán Nhật Đại PháP”, thoát thai hoán cốt thành một người khác. Nếu không hà cớ gì có đao không dùng?

 

 
Lý Uyên thở dài:

 
-Bây giờ Trẫm thấy vô cùng buồn bã. Nhớ năm nào cùng Nhạc Đại ca kề vai tác chiến, trải qua bao phen hiểm nguy sinh tử, cùng nhau truy diệt thủ lĩnh của mã tặc là Tiểu Toàn Phong Mã Tuấn. Hồi đó Bá Đao Nhạc huynh uy phong lệ hại khó ai sánh bằng! Trẫm chỉ tiếc là cảnh xưa khó mà lặp lại!

 

 
Từ Tử Lăng trong lòng chấn động, trong quyển di chúc Nhạc Sơn cũng đã miêu tả chi tiết võ công cũng như trận chiến tiêu diệt Mã Tuấn nhưng lại không có chữ nào đề cập đến Lý Uyên. Trong chuyện đó hẳn có lý do gì đó mà Từ Tử Lăng vẫn chưa biết. Nếu mà không tìm hiểu rõ ràng được thì sau này gặp lại có thể lộ sơ hở trước mặt Lý Uyên!

 

 
Phong Đức Di cười nói:

 
-Thần nghĩ Hoàng thượng cũng không nên lo nghĩ trong lòng. Nhạc công bỏ đao không dùng chứng tỏ võ công tu vi của ông ta đã đột phá kinh nhân, không thì làm sao có thể dồn Tịch Ứng vào tử địa.

 

 
Lý Uyên trầm ngâm lên tiếng:

 
-Nhưng Trẫm vẫn cảm thấy có một điều kỳ quái. Nhạc huynh xưa nay khinh thường không thèm đi lại với người của Ma Môn. Sao lại tự nhiên cùng với Bàn Cổ An Long và Đảo Hành Nghịch Thi Vu Ô Quyển bắt tay nhau đối phó với hai người TịBiên Bất Phụ?

 

 
Ai là người có thể trả lời vấn đề này? Sảnh đường bỗng nhiên trở nên lặng ngắt nhơ tờ!

 

 
Đột nhiên Lý Uyên quay sang hỏi viên đại thần đứng bên cạnh Phong Đức Di:

 
-Việc cho người dò hỏi tin tức về Nhạc Sơn của thúc đã có chút tiến triển nào chưa?

 

 
Viên đại thần lắc đầu đáp:

 
-Dạ vẫn chưa có tin tức gì! Bậc cao thủ như Nhạc Sơn mà cố ý ẩn giấu hành tung, e rằng khó mà biết được!

 

 
Từ Tử Lăng biết được đã đến lúc thích hợp, bèn cố ý để lộ thần sắc như e ngại muốn nói ra điều gì. Quả nhiên không qua khỏi cặp mắt tinh tường của Lý Uyên, ông ta liền nói:

 
-Không biết Mạc Vi khanh có kiến giải gì không? Không có việc gì phải e ngại cả, khanh cứ thiện tiện nói ra.

 

 
Từ Tử Lăng nhất mực cung kính đáp:

 
-Trên đường tiểu dân lai kinh, đã từng thấy Nhạc lão một lần tại huyện Vũ Hán, lúc đó trông ông ta có vẻ vội vàng. Nhưng rồi trong chớp mắt đã không thấy đâu cả. Tuy vậy trong lòng tiểu dân vẫn có ấn tượng sâu sắc!

 

 
Bên cạnh Bùi Tịch có một người từ đầu đến giờ chưa nói câu nào, dáng lùn mập, trên mặt luôn lộ vẻ tươi cười. Hốt nhiên y xen vào:

 
-Hẳn là Nhạc lão tưởng nhớ năm nàoHoàng Thượng tung hoành ở Bắc Cương nên đến Quan Trung gặp lại Hoàng Thượng để ôn lại chuyện cũ!

 

 
Trên mặt Lý Uyên lại hiện xuất thần sắc luyến tiếc buồn bã, lắc đầu nói:

 
-Huynh ấy sẽ không tha thứ cho Trẫm, vĩnh viễn không tha thứ. Có lẽ cuối cùng cả hai cũng đều là kẻ thất bại! Ài! Quá khứ như mây bay, chớp mắt mà đã mấy chục năm rồi.

 

 
Từ Tử Lăng thầm toát mồ hôi lạnh, thầm nghĩ ví như đi tìm Lý Tịnh như kế hoạch ban đầu, chắc chắn bị Lý Uyên nhận ra chỗ sơ hở . Hắn biết Lý Uyên nói không sai, Nhạc Sơn quả thực không tha thứ cho Lý Uyên. Bằng không Nhạc Sơn đã đề cập đến Lý Uyên trong di quyển. Chính vì vẫn thống hận Lý Uyên nên trong đó không có một chữ nào nhắc đến ông ta.

 

 
Từ Tử Lăng bắt đầu dần dần hiểu thêm về tính cách của Lý Uyên. Ông ta không phải là người thiếu đảm sắc mị lực, cũng không phải không có ý chí kiên định. Chỉ là Lý Uyên rất coi trọng tình cảm, thực sự là một người đã luôn ước vọng và truy cầu cuộc sống hạnh phúc đời thường, bình dị. Từ Tử Lăng tự nhiên bắt đầu thay đổi cách nhìn, dần có hảo cảm đối với Hoàng đế Đại Đường.

 

 
Cảm thông với tình cảm nội tâm đang bộc lộ ra ngoài của Đại Đường Hoàng Đế, Bùi Tịch an ủi:

 
-Con người càng già càng coi nhẹ những chuyện quá khứ, huống gì những việc đã cách hàng chục năm rồi. Hoặc giả Nhạc công cũng không còn chấp nhất chuyện cũ nữa! Giả như hoàng thượng đồng ý, vi thần sẽ cho bố trí nhãn tuyến khắp trong thành. Chỉ cần Nhạc công nhập thành Hoàng thượng sẽ có tin tức của y, khi đó mọi việc như thế nào tùy định liệu.

 

 
Lý Uyên trầm ngâm một lát, đọan đưa mắt nhìn Từ Tử Lăng nói:

 
-Việc này không nên để nhiều người biết. Nếu không ta e rằng đến tai Nhạc Công thì khi gặp lại ông ta sẽ không vui vẻ gì. Mạc Vi khanh đã từng trông thấy Nhạc Sơn, cũng ngầm lưu ý giúp Trẫm. Việc này khanh tiến hành ngay và cũng không được nói cho ai khác. Thưởng cho khanh năm lạng hoàng kim, khanh có thể lui được rồi.

 

 
Từ Tử Lăng thầm nghĩ năm lạng hoàng kim tuy không phải là món tiền to, nhưng từ chính tay triều đình ban cho lại có thể so với năm mươi lạng bình thường, chính thật là ít mà lại là nhiều. Có thể thấy Lý Uyên không phải là một quân chủ tiêu xài hoang phí. Đoạn y khấu tạ rồi lui ra!

 

 
o0o

 

 
Khi Khấu Trọng đến Nghi Xuân viện, Thái tử Lý Kiến Thành đang ngồi tại vị đột nhiên đứng dậy đi thẳng ra nghênh đón. Tả hữu y tất tả theo sau. Khấu Trọng kinh hãi kêu cha gọi mẹ, thật không biết ứng phó làm sao với sự tiếp đãi trọng hậu này của Thái tử. Trong lòng thầm nhắc nhở đề phòng ba vị “cố nhân” Độc Cô Phong, Độc Cô Sách và Độc Cô Phượng. Nếu bọn họ khám phá ra thân phận thật của gã, dù Khấu Trong có tài năng thông thiên triệt địa e rằng cũng nuốt hận táng thân tại Nghi Xuân Viện này!

 

 
Khấu Trọng bèn bắt chước thần thái bộ pháp mà gã đã luyện tập ròng rã suốt ba ngày trước, lại vận công thu liễm thần quang, cải biến âm giọng. Gã giả vờ ra vẻ như một người dân dã thô lậu được diện kiến Thái tử, tay chân có vẻ lúng túng kinh sợ. Thấy Lý Kiến Thành đến gần, gã vội vàng quỳ xuống: “Tiểu nhân khấu kiến Thái tử điện hạ.

 

 
Lý Kiến Thành vội đi nhanh đến đỡ gã đứng dậy, miệng cười lớn:

 
-Trời giúp Lý Kiến Thành ta, Mạc Thần Y đến thật đúng lúc. Khanh bất tất đa lễ. Mạc Thần y khanh là thượng tân của Lý Kiến Thành này, không cần phải tuân theo tục lễ cung đình.

 

 
Khấu Trọng lòng thầm kêu may mắn. Lão tử đây ghét nhất là phải quỳ quỳ bái bái với tên tiểu nhân ngươi. Ngoài mặt giả vờ kinh sợ không dám nhận ân sủng, run rẩy đưa mắt nhìn trộm thanh thế của những người đi theo Lý Kiến Thành, miệng lắp bắp:

 
-Tiểu nhân không dám! Ti…ểu nhâ…ân….

 

 
LKT cầm tay y kéo lại vui vẻ nói:

 
-Ngồi xuống hãy nói! Ngồi xuống hãy nói!

 

 
Lý Kiến Thành kéo Khấu Trọng lại cho ngồi bên cạnh y, sau đó Đại Đường Thái tử tự mình giới thiệu những người xung quanh trong đại sảnh. Ngoại trừ Sa gia tứ phụ tử, gã nhận ra được Độc Cô Phong, Độc Cô Sách và Độc Cô Phượng, Thường Hà, Phùng Lập Bản. Có ba người y gặp lần đầu là Ngụy Trưng, Vương Quế và Tạ Thúc Phương.

 

 
Vương Quế và Tạ Thúc Phương đều là thân tín của Lý Kiến Thành. Ngụy Trưng nguyên là mưu sĩ bậc nhất của Lý Mật. Không biết quan hệ giữa Lý Mật và Lý Kiến Thành mật thiết như thế nào nhưng việc Ngụy Trưng gia nhập phe của Thái tử đủ biết quan hệ đó tất không tầm thường. Trước mắt Khấu Trọng không có thời gian để tìm hiểu chuyện này, chỉ cầu trời khấn phật cho Độc Cô Phong đừng hoài nghi, ngoài ra những việc khác gã chưa

 

 
Lý Kiến Thành đưa mắt nhìn xuống mọi người, thấy Khấu Trọng đang tiếp lấy một chung trà do một cung nữ dâng lên. Chờ gã uống xong, Lý Kiến Thành tỏ vẻ vui mừng nói:

 
-Nghe Sa ông kể Mạc Thần Y châm cứu y thuật là gia truyền tuyệt học. Không biết đã bao giờ biết đến một loại bệnh mà bệnh nhân có các triệu chứng như người nóng, lòng phiền, da không có cảm giác, tai ù, khí lọan, hai chân lạnh lẽo …

 

 
Khấu Trọng biết y rất quan tâm đến quái bệnh của Trương Tiệp Dư. Nếu như có thể trị được dứt bệnh cho Trương Tiệp Dư, không chỉ làm đẹp lòng Lý Uyên, củng cố vị trí của mình; mà còn xây dựng được mối quan hệ mật thiết với sủng phi của Lý Uyên.

 

 
Khấu Trọng giờ đây đã cưỡi trên lưng cọp, không thể không đối diện với tình huống này. Gã thoạt tiên giả vờ kinh ngạc, đoạn thần trí tỏ vẻ trầm tư một lúc rồi nói:

 
-Toàn thân nóng bức mà hai chân lại lạnh, lại có thể khiến cho đại phu bình thường thúc thủ vô sách, nguyên nhân chỉ có thể là bệnh nhân có hai mầm bệnh. Ngoài da không có cảm giác, khí loạn là hiện tượng hai mầm bệnh đó tương hỗ mà ra. Tuy nhiên điện hạ cứ yên tâm, những cái bệnh vặt này vào tay tiểu nhân, bảo đảm châm đến bệnh trừ.

 

 
Khấu Trọng nói không cần nghĩ ngợi, lại như có vẻ cầm chắc trong tay, hoàn toàn là liều mạng khoác lác nói bừa. Gã vốn tính toán là nếu không thành công cũng hy vọng có thể xoay chuyển tình thế. Trong lòng thầm nghĩ bằng vào “Trường sinh quyết” liệu thương thánh khí, không biết gã có thể làm cho Trương Mỹ Nhân khởi sắc chút ít hay không?

 
Lý Kiến Thành đại hỷ nói:

 
-Nếu vậy xin thỉnh Mạc thần y lập tức thi châm trị bệnh cho bệnh nhân. Nhân tiện bây giờ phụ hoàng đang đến Đông Đại Tự, nếu Thần y có thể diệu thủ hồi xuân, chắc rằng có thể làm cho phụ hoàng kinh hỷ tột bậc.

 

 
Khấu Trọng kêu khổ trong lòng, gắng gượng đứng dậy theo Thái tử, thầm nghĩ Trường An này long xà hỗn tạp, lòng thầm kêu cha gọi mẹ.

 

Nguồn: tunghoanh.com/dai-duong-song-long-truyen/chuong-371-fYEaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận