Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 26 0 : Pháo hoa chí mạng. (1+2)

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 260 : Pháo hoa chí mạng. (1+2)


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Buổi tối hôm đó Thân Nghĩa Bân lại vội vàng làm một chuyện, anh ta đem ba ngàn tù binh tới một hoa viên, đuổi hết người trong nhà đó ra ngoài rồi phái binh lính canh gác bốn phía.

Thân Nghĩa Bân đem mấy bao tải tiền đồng vứt xuống đất nói với ba ngàn tù binh này:
- Đây là tiền của các ngươi.

Các tù binh này ngơ ngác nhìn nhau, còn có chuyện tốt như vậy sao? Quân Tống chẳng những không giết lại còn cho bọn họ tiền.

Thân Nghĩa Bân nói:
- Nhưng ta muốn các ngươi làm một việc.

Anh ta muốn các tù binh này làm một việc đó là đào một đường hầm xuyên ra ngoài thành, hơn nữa lại là một đường hầm rất dài, từ trong thành kéo ra ngoài mười dặm. Đây có thể nói là một công trình không hề nhỏ, xung quanh Hưng Khánh phủ lại có nhiều hồ nước phải tránh đi, Thân Nghĩa Bân muốn thực hiện công trình này trong khi binh Tống không có nhiều thì không thể không thuê hơn ba ngàn tù binh này. Nhưng Thân Nghĩa Bân cũng cho bọn họ điều kiện hậu đãi rất tốt là mỗi ngày được ba trăm văn tiền.



Tuy rằng biết người Tống đang có âm mưu gì đó nhưng ba ngàn tù binh này đều bị tiền làm cho mờ mắt. Một ngày ba trăm văn tiền, ba ngày đã được gần một quan tiền. Đây là tiền lương kiểu gì chứ? Mặc cho bọn họ có quỷ kế gì, dù sao những binh lính này cũng chỉ là tiểu binh tốt, kẻ nào có tiền kẻ đó là vua.

Vì vậy mà trời bắt đầu tối công trình đã bắt đầu được khởi công. Bởi vì có nhiều hồ nên tất cả bùn đất đều đổ xuống hồ, hết thảy mọi người không ai hay biết. Mọi việc được tiến hành mà thần không biết quỷ không hay, không một người dân Tây Hạ nào có thể phát hiện ra.

Ngày hôm sau quân Tống ở thành Linh Châu thấy đại quân Tây Hạ bắt đầu di chuyển, gần một nửa hướng về phía Hưng Khánh phủ. Về chuyện binh lính trong thành Linh Châu có thể nhân cơ hội này phá vây hay không thì Nguyên Hạo cũng không quan tâm nữa. Bọn họ có muốn phá vây, dựa vào khí thế bây giờ, lại thêm đói khát thì không thể nào địch lại được bốn vạn binh Tây Hạ tinh nhuệ. Hơn nữa không biết Thạch Kiên dùng cách nào mà đến được Hưng Khánh phủ, đại quân bố trí ở Thiên Đô Sơn và Hắc Sơn vẫn chưa dùng đến. Nguyên Hạo lệnh cho bọn chúng rút một nửa quân trở về cản. Như vậy cho dù quân Tống có chạy được thì cũng như cá nằm trong lưới của quân Tây Hạ.

Nhưng Hưng Khánh là vương đô, phải lập tức đoạt lại, hơn nữa còn có một người y muốn giết.

Tới buổi chiều Nguyên Hạo mang theo đại quân chậm rãi đi tới bờ sông Hoàng Hà, y thấy Thạch Kiên chỉ mang theo khoảng sáu ngàn binh đứng ở bờ bên kia tuy nhiên hai cây cầu phao vẫn chưa bị hủy đi.

Nguyên Hạo mỉm cười, chẳng lẽ hắn lại định bán mạng mà đánh như lần trước? Nhưng khi đó tình hình không giống như bây giờ, lúc ấy hắn điều động ba bốn đại quân, còn hiện giờ chỉ có sáu bảy ngàn binh mà muốn đạt được thắng lợi như ngày đó sao?

Tuy nhiên y vẫn cẩn thận phái người đến thượng du thám thính, quả nhiên ở đó binh Tống đặt một đống cây cỏ khô dưới lòng sông. Vốn Nguyên Hạo có thể bỏ qua nhưng vì an toàn y vẫn phải phái mấy binh lính không sợ lạnh bơi xuống sông kéo một sợi dây dài ngăn đám cây cỏ đó lại.

Lúc này y mới lệnh cho đại quân qua cầu phao.

Thạch Kiên lạnh lùng nhìn đại quân Tây Hạ nhanh chóng vượt qua cầu phao. Mười ngàn, hai vạn, tám vạn. Lúc này hắn mới dùng tay ra hiệu, binh Tống bên cạnh hắn lập tức đẩy mấy cái máy bắn đá ra, đây mới chính là chiêu của Thạch Kiên. Hiện giờ không phải hắn bán mạng mà đánh nhưng vì Nguyên Hạo có sự phòng bị nên trên thượng du hắn mới cố ý phải người để cây cỏ khô ở đó.

Có lẽ Nguyên Hạo cho rằng máy bắn đá này cồng kềnh không tiện mang theo, nhưng đừng quên loại máy này do Thạch Kiên thiết kế, có thể tháo lắp dễ dàng. Bọn họ đi theo từng nhóm, giả làm thương đội mang theo một ít hàng hóa cũng không ai nghi ngờ. Đêm qua họ đã vận chuyển từ thung lũng Cáp Lạp Ô Câu tới đây để lắp ráp. Thực ra cũng không có nhiều, chỉ có bốn cái thôi nhưng bốn máy bắn đá này không thể xem thường.

Thuốc nổ được buộc trên tảng đá lớn, chỉ một lần bắn đã nổ mất một đoạn cầu phao. Nhưng Thạch Kiên không dừng lại, hắn muốn phá hủy hoàn toàn hai cây cầu phao này.

Tảng đá tiếp theo hướng tới đầu cầu phao.

Nguyên Hạo vẫn cười. Dù có bắn nổ thế nào thì hiện tại đã có ba vạn đại quân qua sông, ở nơi đồng bằng này Thạch Kiên có bản lĩnh lớn thế nào cũng không thể dùng sáu ngàn người đánh bại ba vạn đại quân được.

Nhưng nhìn Nguyên Hạo cười như vậy Trương Nguyên lại cảm thấy dường như sắp có chuyện không lành. Bởi vì lần trước ở Thiểm Tây, cũng giống như thế này, mỗi khi Nguyên Hạo cười thì lập tức sẽ có tai họa ập đến.

Mắt thấy ba vạn đại quân kỵ binh Tây Hạ sắp tới gần mình nhưng binh Tống vẫn cười mỉm không buồn quan tâm. Lúc này Thạch Kiên mới đột nhiên lấy diêm trong thắt lưng ra châm lửa vào mấy chục cái ống dẫn đặt ngầm dưới lòng đất.
Mặc dù quân Tống đứng ở bờ bên kia nhưng kỵ binh Tây Hạ cũng đã qua được quá nhiều. Điều này khiến cho binh lính Tây Hạ không ngừng vui mừng. Điều bọn chúng sợ nhất là quân đội của Thạch Kiên ở phía trước cầu phao lợi dụng tầm bắn của thủ nỗ và uy lực của lựu đạn bắn về phía chúng. Như vậy bọn chúng không thể không trả cái giá rất lớn mới có thể phá được phòng tuyến của quân Tống.

Có lẽ trong suy nghĩ của bọn chúng chỉ có tính toán cái giá phải trả là bao nhiêu để tiêu diệt nhánh quân Tống này nhưng bọn chúng chưa từng nghĩ đến chuyện thất bại sẽ thế nào. Thất bại? Bọn chúng có năm vạn kỵ binh thì thất bại thế nào được?

Đến gần quân Tống, kỵ binh Tây Hạ cũng bắt đầu tản ra thành hình quạt. Đó là do bọn chúng sợ dính phải lựu đạn và thủ nỗ của quân Tống.

Quân đội Tây Hạ hùng mạnh nhất vùng Tây Vực cũng có nguyên nhân. Bọn chúng thậm chí không cần sự chỉ đạo của Nguyên Hạo cũng đã tự động di chuyển mở rộng khu vực chiến đấu ra càng lúc càng lớn ngoài tầm bắn của quân Tống. Bọn chúng muốn đồng thời tấn công quân Tống từ trước mặt và hai bên.

Từ xa nhìn lại chỉ thấy quân Tây Hạ tản ra giống như pháo hoa bắn lên bầu trời, còn quân Tống đứng im một chỗ giống như một chú chim nhỏ sợ bị pháo hoa khổng lồ này chạm vào sẽ nổ tung.

Nhưng không ai để ý thiếu niên lạnh lùng đứng giữa quân Tống kia đang cúi xuống châm một mồi lửa.

Ngọn lửa trên tay Thạch Kiên như đang nhảy múa, giờ đang là cuối thu, ngọn lửa giống như một tinh linh đáng yêu, có chút nghịch ngợm, có chút ấm áp. Nó lay động như có hồn ở trên tay Thạch Kiên sau đó vỡ ra thành nhiều đốm lửa nhỏ cùng với hương thơm của vật liệu đang cháy. Cuối cùng biến mất trong ống dẫn cao su màu đen.

Mồi lửa lần này rất dài, nếu không phải làm bằng cao su thì kế hoạch của Thạch Kiên không thể thực hiện được. Để đề phòng bất trắc, ở mỗi điểm đặt thuốc nổ Thạch Kiên lại nối thêm ngòi nổ, như vậy trên lý thuyết chỉ cần một khối thuốc nổ nổ là các khối khác cũng sẽ nổ theo.

Thạch Kiên xoay người lên ngựa. Hắn lấy ra cung tên, giống như hắn, tất cả binh Tống cũng cầm cung tên lên bắn về phía quân Tây Hạ. Quân Tây Hạ cũng đã sớm có sự phòng bị, bọn chúng đồng loạt giơ khiên chắn lên.

Sau đó từng đợt pháo hoa bắn lên trời. Đây mới thực sự là pháo hoa.

Sau một tiếng nổ vang trời, trên bầu trời hiện ra vô số màu sắc. Màu xanh của cây cỏ, màu vàng của bùn đất, màu đỏ của máu chiến sĩ và chiến mã, màu nâu của áo giáp, màu xám của khói bụi mù trời.

Khói bụi mù trời rất nhanh đã không còn, xung quanh không khí như phiêu lãng, mảnh vỡ rơi tung tóe khắp nơi. Nguyên Hạo ở bờ bên kia không nhìn thấy được tình hình đang diễn ra ở bờ bên nà chỉ nghe tiếng ngựa hí và tiếng thét của binh sĩ mà biết được rằng binh sĩ dưới tay y hiện đang gặp tổn thất rất lớn.

Đây mới chính là cách chiến đấu thật sự của Thạch Kiên.

Từ khi ở kinh thành đến khi hành quân vẫn theo sắp xếp của hắn. Thậm chí hắn còn có vài phương án. Phương án thứ nhất là bắt được Nguyên Hạo, đó là cách kết thúc tốt nhất. Dựa theo lời Thạch Kiên thì đó là cách hành động trảm thủ. Nhưng bọn họ lại mang theo quá ít người, muốn thành công theo cách này thì rất khó. Bởi vậy còn có phương án thứ hai đó là lần này bọn họ giả dạng làm thương đội, mà là thương đội thì phải mang theo một ít hàng hóa, bới vậy thương phẩm của họ mang theo có giấu vũ khí ở dưới, trong đó có thuốc nổ. Vì thành công lần này nên bọn họ đem tất cả thuốc nổ chôn xuống dưới đất. Đây cũng là lý do hôm qua Thạch Kiên đã đuổi tất cả người Tây Hạ ở gần đây đi.

Tuy nhiên cũng không phải tất cả binh Tây Hạ đều bị dính phải thuốc nổ mà chết bởi vì bọn chúng đã tản ra từ trước. Tuy nhiên quân Tống sớm đã nhìn ra những kẻ còn sống sót vì vậy mà trong khói bụi mờ mịt vẫn bắn tên về phía bọn chúng. Chỉ vài lượt bắn đã khiến những kẻ may mắn thoát được thuốc nổ khi nãy gặp phải đòn trí mạng, nhưng vẫn còn không ít kẻ không bị bắn trúng. Bọn chúng đã phá tan được khói bụi nhưng vừa nãy bụi mù trời khiến cho mắt chúng cũng toàn bụi. Hiện tại không thể mở mắt ra thì làm thế nào mà thấy được kẻ thù, làm thế nào mà giương vũ khí đánh lại được.

Tuy rằng pháo hoa rất đẹp nhưng lại ngắn ngủi, tiếng nổ không còn, từng đợt gió tây bắc thổi tới xua tan hết sương khói. Nguyên Hạo lấy tay che làn tro bụi đang bay tới, nhìn về phía bên kia sông.




Ở bờ bên kia xuất hiện một loạt hố sâu, bên ngoài hố là vô số phần thi thể còn lại của các chiến sĩ và chiến mã. Cũng có không ít kẻ sống sót nhưng chiến mã còn sống thì chạy như điên, chiến sĩ thì kinh hoàng mà gào thét.

Kỳ thật số binh lính còn sống sót cũng không ít. Dù sao Thạch Kiên cũng chỉ mang được một số ít thuốc nổ nhưng hiện giờ bọn chúng chẳng khác nào những con cừu non, gió tây bắc đã lên mà bọn chúng lại ở cuối gió.

Hôm nay bọn chúng đã phải chịu hai đòn chí mạng. Khi vụ nổ đã ngừng thì lại sinh ra khói bụi, bụi bay vào mắt khiến bọn chúng không thể mở nổi mắt ra. Hiện giờ chúng cũng không hơn gì người mù cả.

Có lẽ người mù còn tốt hơn bọn chúng bây giờ, bởi vì sau một thời gian dài họ còn luyện được thính lực rất tốt nhưng thính lực của những binh lính này thì vẫn như vậy thôi.

Thạch Kiên quát lên một tiếng, sáu ngàn binh sĩ liền tản ra.

bắt đầu tàn sát các binh sĩ Tây Hạ còn sống sót. Về phần binh sĩ Tây Hạ số lượng người cũng khá nhiều nhưng ngay cả đối thủ họ cũng không thấy được, có khi dựa vào bản năng, thấy người đến gần mình thì ngay cả chiến hữu cũng giơ đao lên chém. Nhưng như vậy còn tốt, có binh Tây Hạ ngồi trên lưng ngựa, không thể khống chế được khiến cho chiến mã chạy hỗn loạn khắp nơi, cuối cùng lại đụng phải kỵ binh khác, tạo ra va chạm rất lớn đẩy ngã bọn chúng xuống ngựa, sau đó liền bị chiến mã khác giẫm đạp lên. Như vậy vẫn còn tốt, có kẻ khác một chân vẫn còn dính trên yên ngựa, bị chiến mã của mình kéo lê trên mặt đất đang cầu cứu một cách vô cùng đau đớn.

Hai vạn quân Tây Hạ ở bờ bên kia nhìn thấy vậy trong lòng đều run rẩy. Trong lòng bọn chúng đang nghĩ may mắn vừa rồi mình đi đằng sau, may mắn Thạch Kiên đã đánh nổ cây cầu nếu không cứ tiến lên thì bọn chúng cũng sẽ trở thành như vậy. Nhưng bọn chúng không biết Thạch Kiên không mang nhiều thuốc nổ như vậy, ba vạn quân này là giới hạn cực điểm của hắn nếu không vừa không thể khống chế được cục diện mà ngược lại sinh mạng của sáu ngàn binh Tống này cũng sẽ không giữ được.

Loại đấu pháp hai bên cùng thiệt hại này hắn không thích.

Đối diện với đấu pháp đảo ngược hoàn toàn tình thế này binh lính Tây Hạ rốt cuộc cũng thấy tình hình trước mắt không ổn, bọn chúng bắt đầu cưỡi ngựa chạy trốn. Nhưng chạy thoát sao được, cây cầu trở về đã bị Thạch Kiên đánh nổ, bốn phía lại bị quân Tống vây chặt. Vì vậy bọn chúng đành phải nhảy xuống sông Hoàng Hà, như vậy may ra còn có một con đường sống.

Lúc này Nguyên Hạo mới hiểu được mục đích Thạch Kiên làm nổ cây cầu, đó là bởi vì nếu không hủy đi cây cầu thì sẽ rút ngắn khoảng cách mà binh Tây Hạ phải bơi qua. Đúng là một diệu kế!

Còn lại gần vạn binh Tây Hạ đi theo vận mệnh trước đây của quân Tống nhưng lúc này bọn chúng còn tàn tạ hơn bởi vì thời tiết khiến nước sông vô cùng lạnh giá. Bọn chúng chỉ bơi trong dòng nước một lát nước sông lạnh thấu xương đã khiến thân thể bọn chúng đông cứng lại. Sau đó lần lượt chìm xuống, cuối cùng giống như quả bóng cao su bập bềnh trên mặt sông.

Trận chiến đã đến hổi kết, trên bờ sông chỉ còn lại binh lính Tây Hạ thưa thớt, hoặc đang phản kháng hoặc quỳ trên mặt đất cầu xin. Nhìn thấy có kẻ đến hàng, binh Tống nhìn Thạch Kiên, hắn lạnh lùng nói:
- Ở đây ta không cần hàng binh.

Lời nói này đã quyết định vận mệnh của ba vạn binh lính Tây Hạ bên kia sông.

Sau đó Thạch Kiên đi tới bờ sông lớn tiếng nói với đại quân Tây Hạ đang bị dọa đến ngây ngốc ở bờ bên kia:
- Chỉ cần các ngươi và tộc nhân của các ngươi còn đi theo Nguyên Hạo thì ta sẽ khiến các ngươi và tộc nhân các ngươi toàn bộ giống như hôm nay, tiêu diệt không còn một người đến tận nam nhân cuối cùng. Nữ nhân tộc các ngươi sẽ thành thê tử của tộc khác, đến lúc đó cả bộ tộc các ngươi trong nháy mắt …



Nói tới đây hắn chỉ tay xuống hố sâu nói:
- Giống như pháo hoa kia, bùng nổ lên rồi trong nháy mắt đã biến mất hoàn toàn không còn một mảnh!

Sau đó hắn chỉ vào Nguyên Hạo nói:
- Tiểu tử Nguyên Hạo, đây là bữa tiệc lớn thứ hai bản quan chuẩn bị cho ngươi, còn một bữa tiệc nữa chờ ngươi, còn có bữa tiệc thứ tư, thứ năm nữa. Không biết ngươi có thể tập trung được bao nhiêu nam tử chịu bỏ mạng vì lòng lang dạ sói của ngươi nhưng đến cuối cùng Tây Hạ các ngươi một nam nhân cũng không có mà trở thành một nữ quốc thì cũng không hay lắm.

Thạch Kiên còn chưa nói xong, binh Tống phía sau hắn đã cười to. Những người này hầu hết đã xem qua “Tây du hiếu ký” nên đã biết nữ nhân quốc là quốc gia như thế nào.

Thạch Kiên tiếp tục nói:
- Tiểu tử Nguyên Hạo, ngươi đã bị bản quan truy đuổi phải chạy hoảng hai lần nhưng quá tam ba bận, đến lần thứ ba ngươi không còn cơ hội nữa đâu.

- Tốt, chúng ta sẽ chờ xem.
Nguyên Hạo run run giơ roi ngựa lên nói.

- Chờ xem cái gì? Chẳng lẽ chờ ngươi nuôi khỉ đen không được mà lại biến thành một chú thỏ trắng ngoan ngoãn hay sao?

- Ngươi, ngươi.
Sắc mặt Nguyên Hạo càng ngày càng trở nên trắng bệch. Trương Nguyên sợ y lại bị tức giận đến ngất xỉu như trước đây vì thế vội vàng nói:
- Bệ hạ, hiện tại bọn chúng đơn độc tới đây, sẽ sớm bị chúng ta tiêu diệt, bệ hạ không cần tức giận với hắn.

Lúc này thật ra lo lắng cũng vô ích, chuyện gì cũng tự nhiên mà thành. Nguyên Hạo cũng đã quen với việc chịu sự tức giận do Thạch Kiên gây ra. Y cũng không tức đến nỗi ngất đi như trước đây.

Lúc này tư tưởng quân Tống vô cùng thoải mái, khó trách bọn họ lại nguyện ý đi theo Thạch Kiên đánh giặc, vừa dễ dàng không tốn nhiều công sức, công lao lại cứ ào ào mà đến. Hiện giờ nếu không phải cây cầu phao đã bị phá hủy thì bọn họ cũng có thể nghe lệnh Thạch Kiên vượt qua cầu sang chiến đấu với ba vạn đại quân Tây Hạ bên kia.

Theo lệnh của Thạch Kiên binh lính nhanh chóng thu dọn chiến trường rồi trở về Hưng Khánh phủ vì Nguyên Hạo chuẩn bị bữa tiệc lớn thứ ba.

Thời điểm của bữa tiệc lớn thứ ba mà hắn nói cũng là thời điểm hơn mười vạn đại quân Tống triều thoát khỏi thành Linh Châu như một kỳ tích. Đó mới là chủ ý của hắn.

Nhìn hắn đi khỏi hai vạn đại quân Tây Hạ đều ngẩn người ra. Ở bờ bên kia có vô số chiến hữu thân quen của bọn chúng, trên sông cũng có vô số thi thể chiến sĩ và chiến mã Tây Hạ trôi lơ lửng, còn có tiếng một hai người đang kêu cứu.

Một cơn gió thu thổi tới khiến cho bọn chúng có cảm giác lạnh lẽo vô cùng.
Vì sự an nguy tính mạng của hơn mười vạn quân Tống, cộng thêm việc Thạch Kiên lần đầu tiên vào triều đình nên phải vô cùng chú ý, đồng thời đã giao trách nhiệm hàng ngày phải thông báo tình hình và tin chiến sự ở Thiểm Tây cho bọn họ. Lúc đầu có lẽ bọn họ rất thất vọng, có thể trong mắt bọn họ đội quân ở Hồ Lô Xuyên kia mới là kỳ binh của Thạch Kiên. Tuy nhiên khi biết tin này mới hiểu đây thực ra là do Thạch Kiên trước khi đi đặc biệt bố trí. Mục tiêu của bọn họ căn bản không phải là tiến công Tây Hạ mà chỉ là đến nhận người, cũng chính là tiếp nhận quân Tống ở Linh Châu

Lần này bọn Lưu Nga cũng thực khó hiểu, kỳ thật nếu nàng hỏi tổng quản Tống binh phủ Hà Đông thì còn có thể đoán ra một chút thông tin. Nhưng sau khi khoái mã của Thạch Kiên vào thành lại căn bản là không hề dừng lại, hắn xin nàng đưa ra một số quyền lợi, trong đó bao gồm việc có thể điều động đại quân Hà Đông. Việc này nàng có thể lý giải, dù sao hiện nay quân lực Thiểm Tây quá mỏng manh. Không cần Thạch Kiên nói ra, nàng cũng sẽ tiếp viện cho quân Thiểm Tây. Ngoài ra, Thạch Kiên còn xin một chức Xu Mật phó sứ.

Lúc ấy nàng nghĩ Thạch Kiên là đang lợi dụng chức vụ muốn kích thích các tướng sỹ liều mạng lập công nên cũng không nghĩ nhiều bèn đưa cho hắn ấn phù. Về phần hắn cuối cùng muốn cho ai, trời biết. Nếu hắn ngay cả hư hàm của Bình Chương sự lần này cũng không muốn, vậy chức phó sứ xu mật này cũng để hắn dùng đi.

Đồng thời lần này Thạch Kiên điều binh từ Hà Đông, đối với những vị tổng quản lãnh binh Hà Đông mà nói việc lần này liên quan trọng đại, ai làm lộ tin tức về sau đại quân sẽ không cứu ra được, như vậy người đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Vì thế lần này các vị tổng quản không ai dám hé răng nửa lời.

Trời biết hắn có cứu được hay không. Những quân Tống này nếu không cứu ra được về sau sẽ đem mũ chụp lên chính đầu mình, như vậy con đường làm quan cả đời này coi như xong.

Cho nên bọn họ đều không bẩm báo với triều đình. Thứ nhất là Thạch Kiên quả thật lĩnh ý chỉ của thái hậu, thứ hai Thạch Kiên điều động binh lực cũng không nhiều, chỉ mười ngàn binh, tuy rằng đều là dũng sĩ tinh tráng, thứ ba bọn họ cũng mơ hồ đoán được dụng ý của Thạch Kiên. Mặc kệ Thạch Kiên
dùng kế sách gì, chỉ dẫn theo mười ngàn binh tiến vào Tây Hạ, đây khẳng định là có dùng diệu kế gì đó, chỉ cần không để lộ tin tức mười ngàn binh này chắc chắn sẽ làm quân địch khó khăn. Đồng thời bọn họ cũng biết gián điệp Tây Hạ lợi hại, tuy rằng bọn họ đã dâng tấu cấp triều đình, cũng là hợp thủ tục nhưng khó tránh khỏi và cũng không thể cam đoan gián điệp Tây Hạ lại không thâm nhập được vào triều đình. Hơn nữa Thạch Kiên đã từng nhấn mạnh về điểm này, chỉ cần làm hợp thủ tục cũng chính là làm lộ tin ra ngoài.
Kỳ thật hắn lần này đã nguy hiểm tới cực điểm, có một ý tưởng lớn nhưng hậu quả chính là không dám tưởng tượng.

nguồn tunghoanh.com
Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-260-B6oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận