Bất Diệt Truyền Thuyết Chương 256 : Tức cảnh sinh tình.

Bất Diệt Truyền Thuyết
Tác giả: Hắc Vũ Tán
Chương 256: Tức cảnh sinh tình.

Nhóm dịch: Ngạo Thiên Môn
Nguồn: Vip.vandan



Lúc này sắc trời đã tối, Thạch Thiên hiện tại cơm nước đã no nê, nhớ tới mình cùng hẹn Maicy tại \"tiết mục\" buổi tối, trong lòng không khỏi dâng lên dục vọng, liền mở cửa tiến vào phòng ngủ, vui vẻ đi phó ước. Đã thấy Maicy trên giường dùng một tấm chăn mỏng đắp một nửa lên người, tựa hồ giống như đã ngủ. Thạch Thiên ho khan vài tiếng, Maicy chẳng những không có tỉnh lại, ngược lại trong mũi lại truyền ra tiếng ngáy rất nhỏ, hiển nhiên do mệt nhọc quá độ, sớm đã tiến vào mộng đẹp, hơn nữa ngủ rât say.

Thể chất của Thạch Thiên cực khác người thường, đặc biệt là về phương diện nguyên thủy nhất, dục vọng, tuyệt đối có thể dùng từ nửa dưới là động vật để hình dung. Bình thường dục hỏa công tâm mới nghĩ tới dùng tâm pháp để khống chế, hiện tại hắn tiến vào phòng ngủ cũng đã buông lỏng tâm tình, dục niệm đã động, nếu lại dùng tâm pháp để áp chế mà nói, sẽ dị thường khó chịu. Vả lại tính cách của hắn vốn tùy tâm sở dục. Không phải vạn bất đắc dĩ căn bản sẽ không đi khắc chế chính mình.



Nhưng mà hắn còn không đến mức tự sướng [Thẩm du], lại cũng không muốn đánh thức Maicy bời vì mệt nhọc mà ngủ say. Nhưng với trạng thái của hắn hiện tại, mà ở bên cạnh còn có một mỹ nữ đang nằm, quả thực là so với lần lại trọng sinh thứ nhất còn khó chịu hơn. Thế cho nên hắn cũng chỉ đành kéo tấm chăn đắp kín cho Maicy, để tránh nàng bị cảm lạnh, sau đó xoay người đi ra khỏi phòng ngủ, đi đến hoa viên phòng khách, tay vị lan can hít sâu một luông không khí trong làng ban đêm của Paris, nhằm làm giảm lửa dục đang thiêu đốt thân thể.

Đây chính là hoa viên trên tầng cao nhất của khách sạn tư nhân, có thể rõ cảnh quan phồn hoa nhất một khu Paris. Lúc này đèn màu rực rỡ được thắp lên, hướng tới phía nam nhìn lại, ngàn vạn ánh đèn màu tại quảng trường Vendome, cùng với ánh sáng của ngọn đèn hai bên đường phố, cảnh vật rất hoa mĩ, cùng lãng mạn.

Quảng trường Vendome được xây dựng vào thế kỷ mười tám, lúc đầu gọi là quảng trường Chinh Phục, về sau mới đổi tên thành quảng trường Louis Đại Đế. Do vị kiến trúc sư nổi tiếng Man Saer thiết kế. Và được đám người giàu có góp tiền khởi công xây dựng. Nhưng quảng trường cũng không lớn, chung quanh cơ hồ xếp đặt giống nhau đều có hai mươi tám tòa công quán xa hoa tạo thành.

Từ đầu thế kỷ mười chín, các căn phòng ở nơi đây đã bị tiệm châu báu cùng cửa hàng trang phục mốt cao cấp chiếm cứ, trở thành một trong những trung tâm mới của Paris, là nơi chính khách cao quý cùng danh viện phu nhân thường hay lui tới. Ngay cả Napoléon lúc lên ngôi, bội kiếm cũng được một cửa hàng châu báu tên là Zhuomei xếp đặt, trong cửa tiệm này vẫn còn đang bảo lưu lấy một bộ vương miện lúc xưa.

Thạch Thiên đã từng sống một thế ở Châu Âu, bên người tự nhiên không thể thiếu đủ loại kiểu dáng nữ nhân xinh đẹp, cho nên hắn đối với nữ tử đẹp ở quảng trường Vendome cũng không có gì lạ lẫm, đã từng nhiều lần tới nơi này. Năm đó Thạch Thiên dẫn đầu đám người hầu cuồng quét Châu Âu tam đại gia của Pháp là Polk gia tộc, thậm chí tại quảng trường Vendome đánh chết vài tên hắc bang có ý đồ chạy trốn.

Đảo mắt đã qua hơn một trăm, không quản nơi đây có hiện đại, nhiều đèn màu sặc sỡ hơn, thế nhưng không cách nào che dấu được dấu vết của mấy tòa nhà cổ xưa quanh quảng trường. Thạch Thiên không khỏi sinh lòng cảm khái, than nhẹ một tiếng, sau đó bạt thân mà dậy, nhanh như tia chớp lướt qua vài mái nhà. Rơi vào một tòa lâu vũ trong quảng trường, mặt sau chỗ này cũng là một nơi tối tăm không có bóng người.

Lúc này trên quảng trường Vendome du khách đã đông nghịt, có thể thấy đủ mọi màu da, hơn nữa đa số là nữ sĩ ăn mặc diễm lệ. Làm cho người ta có cảm giác mỹ nư ở đây đông như mây. Có người từng nói qua, trang phục mốt ở Paris sở dĩ có thể trở nhãn hiệu nổi danh thế giới, tất cả đều nhờ các con đường ở đây đã làm quảng cáo hộ.

Thạch Thiên đối với mấy tiệm châu báu, trang phục ở đây đương nhiên không có hứng thú, đối với mỹ nữ mặc dù có hứng thú rất sâu, thế nhưng không có đến mức tùy ý lại gần. Vừa rồi chỉ là một thời hứng khởi mà thôi. Vì tìm kiếm một chút cảm giác năm đó, cho nên hắn mới nhảy xuống lầu.

Sau khi tiến vào quảng trường, ánh mắt của Thạch Thiên không tự chủ được bị bức tượng dựng đứng trên quảng trường Vendome hấp dẫn đi tới, không phải vì trước kia chưa thấy qua bức tượng điêu khắc lớn như vậy. Mà là vì ở đó có một loại cảm giác quen thuộc. Hiện tại quảng trường Vendome trong ấn tượng trăm năm trước của hắn thì rộng hơn nhiều, biến hóa ít nhất cũng chính là bức điêu khắc kia.

Thật ra trong quảng trường Vendome đã sớm có một tòa điều khắc Louis mười bốn cưỡi kỵ mã cao tới bảy thước, nghe nói để đúc ra bức tượng này phải mất tới hơn hai năm, sau khi hoàn thành lại dùng vài năm để tiến hàng điêu khắc hoa văn, lúc ấy đó là tác phẩm điêu khắc lớn nhất thế giới. Nhưng mà trong đại cách mạng Pháp, pho tượng Louis mười bốn này cũng không thể may mắn thoát khỏi, bị đám dân thường tức giận đập thành từng mảnh nhỏ.

Về sau Napoléon đệ nhất dùng một tòa cùng loại với Roma Traian, đại viên trụ thay thế bức tượng Louis mười bốn. Theo như ý tưởng ban đầu, trên đỉnh trụ an trí một bức tượng Charles Coleman Đại Đế. Thế nhưng ngay lúc đó viện nghiên cứu France vì chiếm được cảm tình của Napoléon, theo đề xuất của mình thay thế bức tượng Charles Coleman Đại Đế bằng Napoléon Hoàng Đế. Hơn nữa quyết định đem một ngàn hai trăm khẩu đại pháo lấy trên chiến trường Austerlitz, Nga cùng nước Áo đem về đúc tượng.

Hình trụ do chín mươi cái trống tròn tạo thành. Trong đó có một tòa mang hơn một trăm bảy mươi bậc thang lầu xoắn ốc. Trụ cao gần năm mươi mét, đường kính gần bốn thước, tượng Napoléon trên nóc tính từ bệ cao chừng bốn thước. Trên hình trụ là đồng đen có khắc phù điêu chủ đề tràng cảnh chiến dịch Austerlitz, cái này phải dùng đến 30 danh điêu khắc gia tham gia sáng tác, hình ảnh phù điêu chính xác rất ngắn gọn, nhân vật trông rất sống động. nguồn truyện t u n g h o a n h . c o m

Nhưng mà hình trụ Vendome này cũng không phải thuận buồm xuôi gió, sau trước vài tháng với ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc 1-7-1921, ngày mười hai tháng tư, chủ tịch uỷ ban nghệ thuật công xã Paris là hoạ sĩ Courbet chỉ trích hình trụ này chính là \"Tồn lại của một thời kì chiến tranh cùng chinh phục của đế quốc\" dưới đề nghị của hắn, bị những người xã viên của công xã Paris căm hận Napoléon phá hủy pho tượng.

Nhưng mà sau mười ngày kể từ khi hất đổ hình trụ, quân đội Versailles đột phá Paris, Courbet lúc đầu bởi vì phá hủy hình trụ Vendome mà bị giam cầm sáu tháng, sau hai năm, lại bị phán tội, phải bồi thường toàn bộ phí tổn sửa chữa hình trụ. Courbet nghe theo lời bạn bè khuyên bảo, trốn tới Thụy Sĩ. Tại phòng vẽ tranh ở Paris của hắn toàn bộ họa tác bị thu, ngoài ra cũng không còn đồ vật gì đáng giá. Trải qua đợt truy đuổi, Courbet lâm vào tuyệt vọng, không lâu liền cáo biệt nhân thế, hưởng thọ năm mươi tám tuổi.

Mà bức tượng Napoléon lại được dựng lại trên đỉnh trụ Vendome...

Ngay lúc đó Thạch Thiên đang ở trong một thế cũng chưa tới già, cũng chưa mua Thiên Thạch Thành Bảo, vừa vặn tại Paris tận mắt nhìn thấy hình trụ Vendome được tôn sùng sau cả quá trình phục chế. Tuy những giá trị lịch sử này không có trực tiếp quan hệ với hắn, thế nhưng, hơn một trăm năm sau, lại đứng ở dưới hình trụ Vendome, tính cách của hắn cũng có nhiều biến đổi, cũng không nhịn được mà sinh lòng cảm khái, tâm tình phức tạp này thường nhân chỉ sợ vĩnh viễn cũng vô pháp cảm nhận.

Nguồn: tunghoanh.com/bat-diet-truyen-thuyet/chuong-256-Go4aaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận