Đường Tam Nhi trùng mắt, hừ một tiếng: "Thăng tiến nhờ vào phụ nữ thì có thể qua được mấy ngày? Cho dù chúng ta vẫn còn muội muội thì cũng không thể dùng cách ngu ngốc như thế. Trước mắt, nếu chúng ta muốn đầu quân cho em rể thì thế nào cũng phải có một cái lễ gặp mặt tương xứng, mà cái lễ gặp mặt ấy chúng ta không phải là không có".
Đường Anh, Đường Dũng vội vàng tiến tới gần hỏi: "Lão tam, huynh biết đệ có nhiều sáng kiến, mau nói xem".
Đường Tam Nhi tự tin nói: "Binh mã của Tây Hạ chủ yếu là kỵ binh. Nếu ra khỏi Hoàng Quan chỉ huy quân tiến về phía đông thì chỉ một ngày là tới nơi. Cho nên Quan Trung gần trăm năm nay bách nghiệp điêu linh không phát triển được, khả năng vận chuyển kém xa thời Tùy Đường, nếu như có người có thể cung cấp một số lượng thuyền bè lớn thì sao?".
Đường Anh Đường Dũng mắt lập tức ngời sáng, Đường Tam Nhi lại nói: "Cho dù là ai nắm được thiên hạ thì Giang Nam giàu có vẫn là nơi quan trọng nhất, nói như thế không thể không có thủy quân, mà quân của Tây Hạ chỉ thiếu có thủy quân mà thôi, nếu hắn thật sự trở thành bá chủ thiên hạ, muốn nắm được Giang Nam buộc phải xây dựng thủy quân, vậy thì làm sao có thể thiếu được những người chuyên chế tạo chiến thuyền, thông thuộc thủy vực Giang Nam như chúng ta?".
Đường Anh và Đường Dũng cùng thở ra, sắc mặt kích động, Đường Tam nói tiếp: "Triệu Quang Nghĩa bắc phạt, ba mươi vạn bộ binh hành quân, đoàn chở lương thực theo ngay đằng sau, chuyện lương thảo đương nhiên không phải lo. Nhưng em rể chúng ta lại nắm trong tay một lượng lớn kỵ binh, một khi chiếm được thiên hạ chắc chắn sẽ phải đối đầu với Bắc triều, đến lúc đó thiết kỵ tiến về phía Bắc, một ngày đi được ngàn ngàn dặm, đoàn quân sĩ vận chuyển lương thảo có mệt chết cũng chẳng theo kịp. Mỗi binh sĩ mang theo được chút ít lương thực như thế thì đánh trận thế nào? Hoặc là kỵ binh phải xuống ngựa, hành quân cùng bộ binh, hoặc là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, hoàn toàn phải dựa vào lương thực cướp được của địch quân.
Ba nghìn, năm nghìn, tám vạn, mười vạn người miễn cưỡng còn có thể làm thế được, đằng này mấy chục vạn binh mã, làm gì có tòa thành nào của Liêu Quốc có nhiều lương thực như thế mà cung cấp cho họ? Hơn nữa tinh binh của Đại Tống lúc đó há nào lại không dùng tới, lúc đó em rể chắc chắn là một tay điều khiển bộ binh, một tay điều khiển kỵ binh, như thế số lượng binh mã đúng là không thể đếm xuể. Tuyệt đối không thể chỉ dựa vào lương thực đoạt được của quân địch mà nuôi quân được, nếu như lúc đó có một số lượng lớn thuyền bè chở lương thực vũ khi khí giới công thành thì thế nào?".
Đường Anh Đường Dũng nhìn nhau, sự rầu rĩ nãy giờ đã biến đâu mất hết.
Đường Tam mỉm cười: "Đại ca, cho dù thiên hạ có loạn thế nào chúng ta cũng không cần bối rối, cứ tiếp tục đóng thuyền, chiến thuyền đã đủ rồi, bắt đầu từ bây giờ dốc toàn lực đóng thuyền vận chuyển, tiền công cho thợ nhất định phải phát đủ để họ chuyên tâm mà làm việc".
Hắn trầm ngâm một lát, lại nói: "Thuyền vận chuyển đừng đóng quá lớn, đường thủy từ Quan Trung đến Biện Lương có nhiều chỗ nông, nước cạn bãi nhiều, nếu như muốn Bắc phạt, sông phương Bắc cũng hẹp mà nông cho nên cần đóng thuyền nhỏ, những thuyền này có thể dễ dàng đi trong dải nước nông, nhất định lúc đó sẽ rất hữu dụng".
"Hay hay hay, ta hiểu rồi". Đường Anh gật đầu lia lịa.
Đường Tam Nhi lại quay sang nói với Đường Dũng: "Nhị ca, huynh đích thân chủ trì, lập tức phái người tới các nơi, thông báo với tất cả các phân hiệu của chúng ta, dốc toàn lực thu mua lương thực".
Đường Dũng ngẩn người: "Lương thực? Lúc này đã qua vụ thu hoạch mùa thu nếu giờ thu mua lương thực nhất định sẽ phải chịu giá cao, chúng ta...".
Đường Anh ngược lại đã hiểu được ý của Đường Uy, lập tức ngắt lời hắn, cười, nói: "Lão nhị, đừng hỏi nhiều nữa, lão tam bảo thu mua lương thực tất có ý của đệ ấy. Đệ cứ làm theo, có bao nhiêu thì mua bấy nhiêu, đừng lo đến chuyện tiền bạc, cho dù khuynh gia bại sản cũng phải toàn lực thu mua. Dân dĩ thực vi thiên, lương thực chính là gốc rễ để an định thiên hạ, cũng chính là hy vọng đứng lên của Đường gia chúng ta. Hơn nữa, hoàng đế không thể dùng binh đói, cho dù em rể trở thành hoàng đế, thì cũng không thể để binh sĩ uống gió Tây Bắc mà đi đánh trận được".
Đường Tam Nhi luôn miệng gọi "em rể", giờ đến Đường lão đại cũng thuận miệng mà gọi theo.
Đường Dũng vẫn có vẻ chưa hiểu lắm nhưng vẫn gật đầu: "Được, đệ lập tức đi làm. Vậy... Lão tam, đệ cử đại ca và ta đi làm việc, vậy đệ làm gì?".
"Giúp!".
Đường Tam Nhi hất tóc ra sau, trầm giọng nói: "Đệ đương nhiên cũng phải đi Trường An một chuyến, bây giờ trên đường tới Trường An nhất định có rất nhiều người, nếu đi muộn, sợ là cho dù người ta là em rể thì chúng ta cũng chẳng có phân...".
*
* *
Trước ngự án tấu sớ chất cao như núi, cái nào cũng khẩn cấp, cái nào cũng cần phê chuẩn ngay. Tam quan khẩn tấu xin binh xin lương, Giang Nam khẩn tấu lòng dân xao động, Tứ Xuyên bẩm báo địa phương bất ổn, Mân Nam dâng tấu mùa màng thất bát, Khai Phong phủ dâng tấu vật giá kinh thành tăng cao, dân chúng bàn nhảm khắp nơi, hoàng thanh ti bẩm báo có kẻ lòng dạ bất chính lợi dụng nơi quyền thần hào môn thường lui tới là Thiên Kim Nhất Tiếu lâu để ngôn luận những lời đại nghịch bất đạo, quân tuần viện bẩm báo bắt được mấy tên say rượu xàm ngôn, vọng nghị triều chính, làm nhục tiên đế, thỉnh hạ chỉ nghiêm trị... Đều dâng tấu cấp báo.
Chuyện nào chuyện nấy đều khiển hắn tâm lực tiều tụy, từ trước đến nay hắn chưa từng nghĩ rằng ngai vàng mà mọi người thì nhau tranh đoạt này hóa ra lại nhiều phiền phức như thế, tại sao vẫn có nhiều người không từ thủ đoạn bất chấp tất cả để có được nó?
Triệu Nguyên Tá đầu đau như búa bổ, hắn bóp trán nhè nhẹ, cảm giác buồn nôn trào lên trong dạ, lúc này Tiểu Hoàng Môn nhẹ chân bước vào, nhỏ giọng bẩm báo: "Quan gia, Hoàng Thành Ti Chân Sở Qua có việc quan trọng hồi tấu".
Nếu đã là hồi tấu, có nghĩa là hắn đã đích thân ra chiếu dụ gì đấy, Triệu Nguyên Tá ngơ ngác ngẩng đầu, nghĩ cả nửa ngày cũng không nhớ ra đã ra mệnh lệnh gì cho Chân Sở Qua liền vẫy tay nói: "Cho hắn vào".
Chân Sở Qua nhanh chân bước vào điện, chắp tay hành lễ với Triệu Nguyên Tá miệng nói lớn: "Thần Hoàng Thành Ti Chân Sở Qua bái kiến...".
Triệu Nguyên Tá không còn kiên nhẫn liền ngắt lời hắn: "Được rồi, được rồi, ngươi... Đến gặp trẫm, muốn hồi tấu chuyện gì?".
Chân Sở Qua cung kính đáp: "Thánh thượng sai thần điều tra vụ án tiên đế bị hành thích, nếu có bất cứ tiến triển gì lập tức hồi báo,hiện giờ thần đã nắm được một số manh mối".
Triệu Nguyên Tá giật mình, lập tức đứng lên: "Nói đi, ngươi đã điều tra ra được gì rồi?".
Chân Sở Qua nói: "Dạ, thần đã tra hỏi từng thân binh thị vệ hộ giá xung quanh ngự trướng của tiên đế lúc bấy giờ, chỉ tìm được một điểm khả nghi, có một binh sĩ bị tàn phế một tay lúc bình thường hay đi qua đi lại quanh ngự trướng của tiên đế, khá thân quen với bọn thị vệ canh gác, nhưng sau khi tiên đế bị hành thích người này không còn xuất hiện nữa, lúc đầu các thị vệ trong cơn hoảng loạn không ai chú ý tới chuyện này, nhưng sau này nghĩ lại cảm thấy có rất nhiều điểm nghi hoặc".
Triệu Nguyên Tá nghe như sét đánh bên tai, thất kinh hỏi dồn: "Ngươi nói gì? Tên thương binh đó... Mất một tay?".
Triệu Nguyên Tá biết lúc trước thiên lao bị cướp là do mình, Bích Túc thoát nạn, Chân Sở Qua chính là người trong cuộc, cộng thêm những lời kể của ngự tiền thân binh, thực ra trong lòng sớm đã có tính toán, lúc này nhìn thấy biểu cảm trên mặt Triệu Nguyên Tá không khỏi thầm thở dài. Nhẹ nhàng gật đầu, từ trong tay áo từ từ lấy ra một bức tranh cung kính dâng lên nói: "Thần đã dựa theo lời miêu tả của thị vệ vẽ lại hình dáng hắn, xin mời quan gia xem".
Tiểu Hoàng Môn đi tới đón lấy bức tranh đưa lại cho Triệu Nguyên Tá. Triệu Nguyên Tá vừa mở ra xem chỉ nhìn thấy đôi mắt sắc lạnh như đao của người đó thì hình ảnh tên khâm phạm thích khách trước đây đã hiện ra ngay trước mắt, không khỏi kêu lên một tiếng, hai tay run run, bức tranh nhẹ nhàng rơi xuống đất. nguồn t r u y ệ n y_y
"Tra, điều tra ngay cho trẫm, đem bức hình này chiếu cáo thiên hạ, nhất định phải tìm ra hắn cho trẫm!".
Triệu Nguyên Tá nghiến răng, mắt lộ ra tia hung hãn, khiến cho Chân Sở Qua trong lòng phát lạnh, vội vàng đáp: "Vâng, thần đã dặn dò thuộc hạ, ngày mai sẽ đem chiếu cáo truyền tới tất cả các châu phủ trấn, chỉ cần tên thích khách đó vẫn còn ở trong lãnh thổ Đại Tống thì khó mà trốn được".
"Lãnh thổ Đại Tống... Hắn đã hành thích vua của một nước, bây giờ còn xuất hiện trong lãnh thổ Đại Tống hay sao?". Ánh mắt hung hãn của Triệu Nguyên Tá chuyển thành một mảng mờ mịt, một hồi lâu hắn mới khoát tay, Chân Sở Qua vội khom người lui ra.
Người Triệu Nguyên Tá bắt đầu run rẩy, kẻ giết phụ hoàng là Bích Túc, nhưng trong lòng hắn hiểu rõ, Bích Túc vốn dĩ là tử phạm của thiên lao, nếu như không phải hắn xông vào thiên lao, cho dù Bích Túc có bản lãnh lớn đến đâu cũng không thể thoát nổi. Phụ thân tại sao mà chết? Suy đến cùng, cái chết của phụ hoàng, hắn cũng không thoát khỏi trách nhiệm.
Hắn đang trong cơn hối hận thì có một người nhẹ nhàng bước vào điện, không thông qua Tiểu Hoàng Môn bẩm báo trước mà có thể trực tiếp bước vào đây trừ Nội Thị Đô Tri Cố Nhược Lý thì không có người thứ hai. Cố Nhược Lý tiến đến bên Triệu Nguyên Tá thấp giọng bẩm: "Quan gia, lưỡng cung thái hậu cho mời".
Mẹ đẻ của Triệu Nguyên Tá là Lý Hiền phi, giờ hắn đã làm hoàng đế, mẫu thân đương nhiên trở thành thái hậu, cùng với chính cung hoàng hậu gọi là lưỡng cung thái hậu.
Vừa nghe mẫu hậu tương triệu, thần sắc của Triệu Nguyên Tá tỉnh táo lên một chút, kinh ngạc nói: "Trẫm đang xứ lý công việc, thái hậu triệu kiến không biết có chuyện gì?".
Cố Nhược Lý đáp: "Lưỡng cung thái hậu nghe tin ngoài biên ải liên tiếp thua mấy trận, hình như cũng đã biết chuyện Kỳ Vương khởi binh, nghe nói lòng người trong thiên hạ dao động, bốn bề không yên cảm thấy vô cùng lo lắng, muốn triệu, kiến hoàng thượng để hỏi cho rõ".
Triệu Nguyên Tá nghe thể thì đột nhiên nổi giận: "Khốn kiếp, là ai đã đem chuyện bên ngoài kể cho hai vị thái hậu biết? Không phải ta đã dặn dò các ngươi, trước mặt thái hậu phải ngậm chặt miệng vào rồi hay sao?".
Cố Nhược Ly lùi ra sau một bước, lúng túng thưa: "Dạ, nhưng... Trong cung thái hậu nhiều người phức tạp, nô tì thực sự không biết là kẻ nào đã nhiều lời...".
Triệu Nguyên Tá tức giận phẩy tay một cái nói: "Tới Từ Thọ cung".
Triệu Nguyên Tá bản tính hiếu thuận, mẫu thân đã triệu kiến không thể không tới. Lập tức xuất cung, vội vàng đi tới hành cung của thái hậu.
Triệu Nguyên Tá vừa đi, Địch Mộc Ti đã thân mang khôi giáp xuất hiện trước điện, hôm nay là phiên trực của hắn, ăn mặc như vậy xuất hiện ở đây cũng không có gì lạ. Chỉ là tinh thần hắn hôm nay có chút khác thường, bộ hạ gặp hắn lần lượt hành lễ. Bình thường hắn sẽ vui vẻ cười ha ha đáp lại vô cũng thân thiện, hôm nay ngược lại chi vội vã vẫy tay, đôi mắt hắn, chốc chốc lại nhìn về hướng đại nội như đang chờ đợi điều gi.
Triệu Nguyên Tá tiến vào hậu cung, đột nhiên phát hiện thị vệ không phải đang khiêng hắn về hướng Từ Thọ cung, liền vội vã vỗ vỗ vào kiệu nói lớn: "Dừng lại dừng lại, đây là hướng đi đâu?".
Cố Nhược Ly vẫn đang đi bên cạnh đáp: "Thánh thượng, trong cung có kẻ muốn làm điều bất lợi với người, vì an toàn của hoàng thượng, xin hãy theo nô tì ra khỏi cung tạm lánh!".
Triệu Nguyên Tá vừa sợ vừa giận nói: "Cố Nhược Ly. Tên cẩu nô tài nhà ngươi muốn tạo phản sao?".
Cố Nhược Lý thưa: "Nô tỳ không dám, nô tỳ làm như thế này đều là vì hoàng thượng".
Hắn vừa nói vừa vội vàng xua tay, kiệu đi nhanh như gió chỉ một lát đã đi qua Các Kinh Điện Vũ, mỗi khi qua một cửa đều có thị vệ canh giữ. Nhìn tình hình có vẻ như đều đã nhận sự dặn dò của Cố Nhược Ly từ trước, vừa nhìn thấy bọn họ thì lập tức vội vàng mở cửa, căn bản là không để ý đến tiếng kêu của Triệu Nguyên Tá.
Đi tới Đông môn, đến gần hướng hậu điện của cung Thái tử, chỗ này vắng vẻ bình thường ít có người qua lại, mặt đất tuy vẫn sạch sẽ, hàng ngày đều có người trong cung đến quét dọn nhưng trên tường đã mọc đầy cỏ mọc ra từ những khe tường. Giờ đã sắp tới mùa đông, cỏ trở nên héo úa, lay động leo lắt trong gió.
Trước cửa đã đỗ sẵn mấy cỗ xe ngựa, từ xa đã ngửi thấy một mùi kỳ lạ theo gió đưa tới, may mà trời đã lạnh nên ngửi mùi cũng không quá nồng.
"Quan gia, vì sự an toàn của người, nô tì đành để người chịu thiệt thòi một chút vậy".
Cố Nhược Lý khoát tay liền có mấy tên thị vệ thân tín cao to lực lưỡng cũng nhau bước tới, tóm chặt lấy Triệu Nguyên Tá, bịt chặt lấy miệng hắn sau đó kéo lên xe, xe trước xe sau đều xếp mấy chiếc bồn cầu, hóa ra đây là xe chuyên chờ đồ thải trong cung ra ngoài.
Tiếp sau đó thì nghe tiếng cửa cung mở, bên ngoài lại có tiếng binh sĩ quát hỏi đòi kiểm tra thẻ bài, ngay sau đó thì liền mở cửa cho đi.
Cố Nhược Lý ngồi bên cạnh Triệu Nguyên Tá lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, lấy tay áo lau mồ hôi trán, lại mở rèm che nhìn ra bên ngoài. Triệu Nguyên Tá nộ trừng hai mắt nhìn thấy trong tay áo của Cố Nhược Ly có vật kim loại gì đó lấp lánh, cũng không biết là hắn giấu vũ khí để ứng biến chống địch hay là để tự sát nếu sự việc thất bại. Lúc này rèm cửa lại được nâng lên, bên ngoài có hơn mười người đàn ông cao lớn cưỡi ngựa đi theo bên hông xe, nhìn dáng vẻ thì không phải là cấm quân trong cung, người nào người nấy lưng đều đeo vũ khí hóa ra là người từ ngoài cung tới tiếp ứng.
Thấy trong xe có người nhìn ra ngoài, một người trong số đám người đó trông có vẻ là thủ lĩnh liền hướng vế phía xe gật đầu mỉm cười, Cố Nhược Lý lúc này mới yên tâm hạ rèm xuống, đích thân tháo bịt miệng ra cho Triệu Nguyên Tá, cười nói: "Quan gia, nô tì đã đắc tội rồi".
Triệu Nguyên Tá bình thường hỉ nộ vô thường, tâm trạng dễ thay đổi, lúc này thân rơi vào tay địch, ngược lại cảm thấy rất bình tĩnh, hắn nhìn thẳng vào Cố Nhược Lý mà hỏi: "Đây là lệnh của hoàng đệ Đức Phương phải không?".
Cố Nhược Ly cười nói: "Kỳ Vương ở tận Quan Trung, nô tì làm sao mà gặp ngài ấy được, đây là kế sách của văn võ đại thần trong triều, nước nhà lâm nguy bất đắc dĩ phải làm vậy".
Triệu Nguyên Tá tức giận hỏi: "Có những ai?".
Cố Nhược Lý đáp: "Tào Bân, Phan Mỹ, La Khắc Địch... Ha ha, chúng ta đang đi tới phủ của Phan tướng quân, tới đó thánh thượng tự khắc sẽ hiểu".
Triệu Nguyên Tá thở ra một hơi, từ từ nhắm mắt lại.
Chuyện này nếu đã có Phan Mỹ tham gia thì hắn không lo bản thân sẽ bị giết, Phan Mỹ con người này trên chiến trường chiến công hiển hách, là một võ tướng có tài, là một đại trượng phu chân chính, có những chuyện làm cũng có những chuyện không bao giờ làm. Nhớ trước kia hoàng bá phụ của hắn trong trận Trần Kiều binh biến, chỉ huy quân quay lại kinh thành bắt được hai con trai của Chu Thế Tổ Sài Vinh, chúng tướng đều khuyên nên nhổ cỏ tận gốc giết đi để phòng hậu họa, chỉ duy có Phan Mỹ im lặng, sắc mặt không vui. Triệu Quang Dận thấy vậy, cũng cảm thấy lấy giang sơn của người ta đã là quá đáng, giờ lại giết con nhỏ của người ta thì không hợp với đạo trời nên đã từ chối yêu cầu của chúng tướng. Đứa con trai thứ hai của Sài Vinh tuổi còn nhỏ lại được Phan Mỹ đem về nhà nuôi dưỡng, đối xử như con đẻ, đổi tên thành Phan Duy Chính, nay đã trở thành một võ tướng trẻ trong triều.
Là một khai quốc công thần mà không sợ hoàng đế nghi kỵ, đích thân đem hoàng tử của triều trước về nuôi, một nhân vật như thế, từ cổ kim đến nay có được mấy người? Cho nên vừa nghe thấy Phan Mỹ cũng tham dự vào chuyện này, Triệu Nguyên Tá biết bản thân tất sẽ không bị cái họa sát thân, chỉ là... Đến Phan Mỹ cũng tham gia, lẽ nào hắn là một hoàng đế thất bại đến thế?
"Được, được lắm, quốc triều vốn lấy được từ tay Thái Tổ, nay trả lại tay con trai của Thái Tổ, âu cũng là lẽ công bằng". Triệu Nguyên Tá cười sầu thảm, sau đó thì liền nhắm mắt không nói gì nữa.
Cửa cung vừa đóng, tên tiểu thị vệ Cố Nhược Ly để lại trong cung lập tức chạy đi báo cho Địch Mộc Ti hay biết tình hình.
Theo như kế hoạch của các võ tướng, thượng sách là âm thầm khống chế hoàng thượng, sau đó khống chế cả triều đình, bước tiếp theo là liên hệ với Quan Trung, nếu như có biến thì sẽ thực hiện kế hoạch thứ hai. Địch Mộc Ti lợi dụng cơ hội đang phiên trực nhanh chóng diệt trừ người của Chỉ Sử, Đô Ngu Hầu, dùng vũ lực để khống chế triều đình. Nếu như như vậy mà cũng thất bại thì sẽ dùng đến kế sách cuối cùng, dùng binh quyền của Tào Bân, Phan Mỹ, La Khắc Địch điều động cấm quân tiến hành binh biến.
Nhưng không có chiếu lệnh của hoàng thượng thì không thể điều động cấm quân được, ba vị tướng quân chỉ có thể dựa vào sức ảnh hưởng của mình đối với một số tướng lĩnh trong cấm quân. Trong tình hình lòng quân dao động, vương quyền sa sút, đại đa số tướng sĩ sẽ nghe theo lệnh điều động. Tuy nhiên đây chỉ là hạ sách, vì như thế sẽ có một trận huyết chiến với những tướng lãnh trung thành với hoàng thượng, cả thành ắt sẽ chìm trong khói lửa, như vậy không có lợi cho việc Kỳ Vương lên ngôi, càng không có lợi trong việc trấn an chúng tướng ngoài biên ải, đặc biệt là quốc cữu Lý Kế Long.
Hiện giờ đã thành công khống chế Triệu Nguyên Tá, những việc còn lại cũng dễ sắp xếp hơn. Trong cung đã có Địch Mộc Ti ra mặt khống chế những quân sĩ không thuộc quyền điều khiển của ông ta, La Khắc Địch thì lập tức điểm tướng, những người do Triệu Quang Nghĩa cất nhắc không phải tâm phúc của hắn đều bị khống chế trong Xu Mật Viện. Tào Bân ra mặt trấn an cấm quân kinh thành. Phan Mỹ dẫn người đi bắt Trương Bạc, Trình Vũ, Tống Kỳ... Những văn thần như La Công Minh thì lựa lời thuyết phục Triệu Nguyên Tá thoái vị.
Cách đây mười năm, Đông Kinh Biện Lương đã từng diễn ra màn kịch truyền nhượng như thế này rồi, đại khái là năm đời trở lại đây người Hán tự chém giết lẫn nhau, máu chảy thành sông, giết người quả thật quá tàn độc. Mười năm trước Triệu Khuông Dân binh biến đương quốc, căn bản không hề xảy ra cục diện chém giết, mọi cử động đều không có gì khác lạ, bình an, thuận lợi đã mưu đoạt được đại vị. Hôm nay, mười năm sau, một màn kịch giống hệt như thế lại được diễn ra một lần nữa.
Thành Biện Lương, lại một lần nữa yên bình, không một tiếng động đổi chủ.
Đông Kinh có biến, tin tức truyền tới Quan Trung, lập tức tạo nên một trận sóng gió lớn, đi theo sau tin mừng là một trận tranh chấp kịch liệt.
Lúc này, Tiêu Nghiễm, Từ Huyễn cũng đã tới thành Trường An, hai người này là trọng thần trụ cột của triều đình, kiến thức rộng rãi, kinh nghiệm phong phú. Hai vị Sử Bộ Thượng Thư và Xu Mật Quân Cơ của nước Đường cùng với hai đời Tể tướng của nước Tống đã có một trận tranh cãi kịch liệt. Trong mấy người này Tiêu Nghiễm,Từ Tiền, Lô Đa Tốn học vấn đều là tiến sĩ, Triệu Phổ tuy đọc sách ít, được xưng chỉ biết nửa bộ Luận ngữ, nhưng là người tự học thành tài, khả năng luận biện không hề thua kém ba người kia, kiến thức thậm chí còn vượt trội hơn. Bốn người này tranh cãi, đương nhiên là sẽ dẫn ra kinh cư điển tích, thiên mã hành không, người bên ngoài căn bản là không thể chen vào được. Dương Hạo thấy thế, liền quyết định giả câm giả điếc, ngồi đợi bốn người tranh cãi ra kết quả.
Từ Huyền bị bệnh, tuổi tác đã lớn lại phải lặn lội đường xa, thời tiết lạnh giá, đến được Trường An thì đổ bệnh sốt âm ỷ, ho không dứt, thế mà vẫn trừng mắt vuốt râu, tình thế cấp bách thì đập bàn hét lớn, không thua kém bất cứ ai.
Trọng điểm tranh luận của bốn người thực ra chỉ có: một là giờ để Tây Hạ vương Dương Hạo từ hậu đài bước ra sân khấu, trực tiếp tiếp nhận vương vị từ tay Triệu Nguyên Tá, hay là để cho Vĩnh Khánh công chúa tiếp tục đóng giả làm Kỳ Vương, đợi khi quyền lực trao qua thuận lợi thì mới do công chúa Vĩnh Khánh trao lại cho Dương Hạo.
Ban đầu, họ chỉ tận đụng hết khả năng để giành được sự ủng hộ của các lão thần tiền triều của nước Tống, sau khi đánh bại được Triệu Quang Nghĩa thì lại đến Triệu Nguyên Tá, sau khi thuận lợi trao nhượng vương quyền thì chẳng ai có thể lật lại được nữa.
Nhưng Tào Bân, Phan Mỹ là người thế nào? Không hành động thì thôi, một khi đã quyết tâm tới đầu quân dưới trướng thì không bao giờ chịu làm một thần tử tầm thường, bọn họ đều là anh hùng đương thời, không làm thì thôi mà đã làm ắt sẽ nên chuyện.
Như vậy kế hoạch ban đầu của Dương Hạo đã bị đảo lộn, đầu tiên đo Kỳ Vương tiếp nhận vương quyền, sau đó lại truyền lại cho Dương Hạo, trong một khoảng thời gian ngắn như thế, giang sơn hai lần đổi chủ, Triệu Phổ và Lô Đa Tốn cho rằng làm như thế chẳng khác nào trò đùa trẻ con.
Hiện giờ bọn họ đã không còn đường thoái lui, đã toàn tâm toàn ý mà phục vụ Dương Hạo. Đương nhiên, tiền đề là lời thề của Dương Hạo trước thiên địa quỷ thần, đồng ý ba điều kiện của họ, cũng là ba điều kiện mà Dương Hạo đã đồng ý với công chúa Vĩnh Khánh.
Triệu Phổ nói: "Nếu như truyền qua truyền lại như thế, lòng người trong thiên hạ tất loạn, khó tránh có người sinh lòng dạ khác, nếu do công chúa tiếp nhận vương vị trước thì tất phải tới thành Biện Lương, ở đây người biết công chúa không nhiều, nhưng một khi chúng ta tới Biện Lương, thân phận của công chúa rất dễ bị bại lộ, danh tiếng đại nghĩa đang ở trong tay chúng ta, đến lúc đó ngược lại sẽ bị người khác nắm lấy điểm yếu...".
"Khụ khụ khụ... Khụ khụ khụ...". Từ Huyễn ho đến nỗi mặt đỏ bừng, thở không ra hơi mà nói: "Triệu tướng nói vậy là sai rồi, theo như tôi thấy, nếu như trực tiếp tiếp nhận vương quyền mới là thất sách. Kỳ Vương kế vị, thiên hạ quy tâm, những tướng lĩnh ngoài biên thùy cũng sẽ không phản kháng, đợi cho thiên hạ nằm gọn trong lòng bàn tay, mới thong thả mà truyền vị thì có thể an định bốn bề. Hơn nữa binh mã của chúng ta hiện nay chưa ra khỏi Quan Trung một bước, lòng dân trong thiên hạ đều hướng về Kỳ Vương, chứ không phải hướng về hoàng đế của chúng ta, nếu lúc này hoàng đế mà ra mặt mới là vô cùng bất ổn".
Tiêu Nghiễm cũng nói: "Phải, Kỳ Vương đã ra công cáo từ trước, nói nếu một ngày Bắc triều không lui binh thì sẽ không ra khỏi Quan Trung một bước, chúng ta đúng lúc có thể lợi dụng điểm này, để Kỳ Vương nhận vương vị nhưng không tới Biện Lương đăng cơ, như vậy sẽ không lo thân phận bị bại lộ. Còn về phần Tào Bân, Phan Mỹ làm ra việc lớn như thế này thì đã không con đường lui nữa, cho dù bọn họ biết được sự thật đi nữa thì cũng chỉ đành giúp chúng ta giấu giếm mà thôi.
Hoàng đế chúng ta vốn là thần tử của Tống Quốc, như vậy thì có thể để công chúa ban chiếu để hoàng đế chúng ta làm giám quốc, lãnh binh xuất quan, một khi nắm được hết binh quyền trong tay thì không còn gì phải lo nữa".
Lô Đa Tốn nói: "Hàm hồ, công chúa lấy thân phận Kỳ Vương để mượn quân của Tây Hạ, như vậy còn được. Nhưng bây giờ Triệu Nguyên Tá truyền ngôi, Kỳ Vương tại vị nhưng lại trốn ở Trường An, đến bá quan văn võ cũng không gặp. Ngược lại để cho hoàng đế chúng ta làm giám quốc, thống lãnh toàn bộ binh mã của Tống và Tây Hạ, bá quan văn võ sẽ nghĩ như thế nào? Binh sĩ sẽ nghĩ như thế nào? Cách giải thích duy nhất là Kỳ Vương chẳng qua chỉ là một con rối do hoàng đế chúng ta giật dây. Bắt đầu từ khi quân Tây Hạ ra khỏi Tiêu Quan thì tất cả đều đã vượt ra ngoài kế hoạch".
Từ Huyễn phản bác nói: "Lẽ nào trực tiếp để hoàng đế chúng ta tiếp nhận vương quyền thì không có người nghĩ như thế hay sao?".
Triệu Phổ khẽ cười đáp: "Thế thì đã sao? Đại cục đã định, một vài tin đồn phong thanh thì có thể làm được gì, lâu ngày tự khắc sẽ biến mất. Trong khi đó nếu chậm trễ việc đăng cơ, trong quá trình truyền ngôi qua lại, những tin đồn nghi ngờ sẽ ngày càng nhiều, triều thần nước Tống sẽ không chấp nhận việc hoàng đế chúng ta nhận vương quyền, ai mà biết sau lưng họ sẽ làm ra chuyện gì?".
Lúc này Đại Tống đang loạn, cho dù là ai đứng lên làm chủ thì việc đầu tiên cần làm cũng là kết hợp binh lực của hai nước Tống, Hạ, đẩy lùi sự xâm phạm của Bắc triều. Hoàng đế chúng ta nếu lấy thân phận Tây Hạ vương làm giám quốc, các tướng lĩnh Đại Tống có thể cúi đầu nghe lệnh sao? Trên dưới không đồng lòng, cờ hiệu vẫn phân Tống Hạ thì làm sao ngăn cản được binh mã của Bắc quốc? Thắng thì không sao, một khi thất bại, lúc đó còn mặt mũi nào mà tiếp nhận vương quyền.
Thực ra tình hình hiện nay, cho dù là công chúa Vĩnh Khánh nhận ngôi trước, hay là Dương Hạo trực tiếp nhận vương vị đều có cái lợi cái hại. Trên danh nghĩa mà nói cho dù là dùng biện pháp mềm mỏng hay vũ lực để đoạt quốc thì cũng không thể thống nhất được cách nghĩ của tất cả mọi người trong thiên hạ. Làm được đến mức được người người ủng hộ, cũng không thể khiến tất cả mọi người thừa nhận mình là chính xác, cho dù thực sự là thánh hiền thì cũng không tránh khỏi có người nói này nói nọ.
Từ hình tế trước mắt cho thấy, dùng thủ đoạn mềm mỏng để tránh được sự bật lại kịch liệt của nội bộ cũng sẽ để lại nhiều mầm hậu họa, khi chống lại ngoại địch sẽ gặp phải trùng trùng nguy hiểm. Nhưng nếu không trực tiếp nhận giang sơn từ trong tay Triệu Nguyên Tá, không trải qua chiến trận, thế hệ văn võ thần liêu Tống Quốc không có trải qua một quá trình sắp xếp phân rõ địch ta thì một khi huy động binh mã đến bắc triều, những kẻ có âm mưu đen tối, kẻ muốn rút lui sẽ ùn ùn kéo ra, một khi không cẩn thận phòng tránh thì tình hình sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Cho dù lựa chọn thế nào, cũng đều có cái lợi cái hại. Tiêu Nghiễm, Từ Huyễn, Triệu Phổ, Lô Đa Tốn lập trường khác nhau, tự nhiên sẽ sinh ra tranh cãi.
Tiêu Nghiễm, Từ Huyễn vốn không có tình cảm với nước Tống, hơn nữa vì Tống diệt Đường, hại chết chủ cũ Lý Dục cho nên đối với nước Tống có hận thù rất sâu, họ chỉ hy vọng Dương Hạo có thể dùng cách thuận lợi nhất trở thành chủ của Trung Nguyên. Về chuyện làm như thế có hại gì cho nước Tống, hoặc vì chuyện đó mà chết bao nhiêu người bọn họ không quan tâm.
Triệu Phổ và Lô Đa Tốn hy vọng Dương Hạo có thể một bước bước lên ngai vàng, lập tức tiếp nhận vương vị. Họ cho rằng đau dài không bằng đau ngắn, cho dù sẽ có một số người đứng ra phản kháng cũng có thể nhanh chóng giải quyết lực lượng chống đối, nếu không sự việc kéo dài càng lâu tổn thất sẽ càng lớn, lê dân bá tánh của Tống Quốc sẽ càng phải chịu khổ. Bọn họ dù sao cũng xuất thân là tể tướng của Tống triều, qua nhiều năm làm việc đương nhiên không muốn tâm huyết quả mình bỏ ra toàn bộ đổ sông đổ bể.
Còn một nguyên nhân khó mở lời khác chính là: Dương Hạo một khi lập tức đăng cơ thì sẽ giống như đầu tiên là vào động phòng, sau đó bái đường, nương tử tuy đã vào tay rồi nhưng lại để đó chưa làm gì,c ũng không đến mức làm ra chuyện vừa đưa giai nhân vào động phòng liền ném bà mối qua cửa. Trước mắt vẫn phải quan tâm đến sự an nguy của công chúa Vĩnh Khánh, làm thế này sẽ có thêm nhiều hơn sự đảm bảo với việc hắn sẽ thực hiện ba lời hứa đó. Nếu không, tương lai nhỡ như Dương Hạo muốn bội tín nuốt lời thì bọn họ cũng không có cách nào thay đổi được. Vì họ đã cống hiến nhiều năm cho Triệu Khuông Dận và Tống quốc nên đương nhiên có cảm tình, giờ đây những điều mà họ có thể làm cho Đại Tống, làm vì con cháu Triệu Khuông Dận cũng chỉ có một chút chuyện này mà thôi.
Dương Hạo từ đầu vẫn im lặng lắng nghe cả hai bên, phân tích cái lợi cái hại trong đó. Nghe đến đây, cuối cùng đã hạ quyết tâm, hắn ho nhẹ một tiếng, Triệu Phổ, Lô Đa Tốn, Tiêu Nghiễm, Từ Huyễn lập tức im lặng, cũng quay sang nhìn hắn, đến công chúa Vĩnh Khánh nãy giờ ngồi thờ ơ cũng hướng mắt sang hắn.
Dương Hạo ho nhẹ một tiếng nói: "Ta thấy... Chúng ta hãy làm theo như lời Triệu tướng quốc đi!".